Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

Đá Lồi

Thực thể địa lý tranh chấp
Đá Lồi
Ảnh vệ tinh chụp đá Lồi (ESA)
Địa lý
Vị trí của đá Lồi
Vị trí của đá Lồi
đá Lồi
Vị tríBiển Đông
Tọa độ16°13′52″B 111°41′35″Đ / 16,23111°B 111,69306°Đ / 16.23111; 111.69306 (Đá Lồi)
Quốc gia quản lý Trung Quốc
Tranh chấp giữa
Quốc gia Đài Loan
Thành phốCao Hùng

Quốc gia

 Trung Quốc
TỉnhHải Nam

Quốc gia

 Việt Nam
Thành phốĐà Nẵng

Đá Lồi (tiếng Anh: Discovery Reef; tiếng Trung: 华光礁; bính âm: Huáguāng jiāo, Hán-Việt: Hoa Quang tiêu) là một rạn san hô vòng thuộc nhóm đảo Lưỡi Liềm, quần đảo Hoàng Sa. Đá này nằm cách đảo Quang Hoà thuộc khu trung tâm nhóm Lưỡi Liềm khoảng 14 hải lý (26 km) về phía nam. Đây được xem là rạn san hô lớn nhất quần đảo Hoàng Sa.

Đá Lồi là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài LoanTrung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc đang kiểm soát đá này.

Đặc điểm

Quần đảo Hoàng Sa

Rạn san hô đá Lồi thon dài, khá dốc và có nhiều vùng nước xoáy xung quanh. Chiều dài tính từ đông sang tây khoảng 15,5 hải lý (28,7 km), tính từ bắc xuống nam khoảng 3,8 hải lý (7 km). Hầu hết đá Lồi chìm dưới 3,7 m nước biển và chỉ có vài hòn đá nổi lên. Tàu thuyền có thể theo các lạch nước ở mặt bắc và nam để vào vụng biển ở giữa.[1] Giáo sư Sơn Hồng Đức miêu tả "đầm nước lặng" (vụng biển) của đá Lồi như sau:

(...) nước màu xanh lá cây nhạt, khác hẳn với màu xanh cobalt bên ngoài. Tất cả những thủy tộc đã chọn nơi đây làm nơi sinh sống.(...) Cá ở đây, phần lớn sống lâu năm nên to lớn dị thường. Có những con cá đuối bằng hai chiếc chiếu, lấp lơ dưới nước. Có những ốc tai tượng to bằng cái bàn nặng cả 700 ký, nằm dưới đáy san hô, hai mảnh vỏ màu vàng san hô bám víu.

— Sơn Hồng Đức, Thử khảo sát về quần đảo Hoàng Sa[2]

Ở phía nam của đá Lồi, người ta đã tìm thấy một xác tàu đổ bộ tầm trung bị đắm của Pháp.[2]

Ngày 24 tháng 6 năm 2012, tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) quyết định thành lập bốn khu bảo tồn "di sản văn vật dưới nước" tại quần đảo Hoàng Sa, trong đó có đá Lồi.[3]

Chú thích

  1. ^ Sailing Directions 161 (Enroute) - South China Sea and the Gulf of Thailand (ấn bản thứ 13). Bethesda, Maryland: National Geospatial-Intelligence Agency. 2011. tr. 7.
  2. ^ a b Sơn Hồng Đức (1975). “Thử khảo sát về quần đảo Hoàng Sa”. Tập san Sử Địa. Sài Gòn: Nhà in Văn Hữu. 29.
  3. ^ 杨隽莹; 李晓梅; 谭邦会 (24 tháng 6 năm 2012). “海南将在西沙群岛划定四大水下文物遗产保护区 [Hải Nam hoạch định bốn khu bảo hộ di sản văn vật dưới nước lớn tại quần đảo Tây Sa]” (bằng tiếng tiếng Hoa). 海南日报(南海网) [Nhật báo Hải Nam (mạng Hải Nam)]. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2012.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)


Kembali kehalaman sebelumnya