Xét điện tích điểm q nằm trong điện trường E. Nếu điện tích điểm này nằm ở trạng thái cân bằng bền thì khi đẩy nó ra khỏi vị trí cân bằng một khoảng nhỏ, nó sẽ được lực điện F đưa trở lại vị trí cân bằng. Điều này nghĩa là lực điện tác động lên điện tích điểm hướng vào vị trí cân bằng, tức là div của trường lực này âm. Tuy nhiên trong tĩnh điện học, các phương trình Maxwell cho thấy:
Tương tự như mọi trạng thái cân bằng bền khác, nếu lưỡng cực từ này ở trạng thái cân bằng bền, thì tại vị trí đó, thế năng của nó đạt cực tiểu. Tại cực tiểu của thế năng, chúng ta có:
Xét trường hợp từ trường và điện trường không đổi, và không có dòng điện đi qua vị trí của lưỡng cực từ, các phương trình Maxwell rút gọn thành:
Suy ra:
Nếu lưỡng cực từ m là không đổi (như trong nam châm), thì
nghĩa là không tồn tại vị trí cho thế năng cực tiểu, tức là không có cân bằng bền.
Nếu lưỡng cực từ luôn có xu hướng cùng chiều (trong chất thuận từ) hoặc ngược chiều (trong chất nghịch từ) với từ trường thì, một cách tổng quát có thể viết:
với k>0 cho chất thuận từ và k<0 cho chất nghịch từ. Khi đó:
Vậy, với chất thuận từ, k>0, thì:
và sẽ không có vị trí cân bằng bền. Ngược lại, với chất nghịch từ thì luôn có vị trí cân bằng bền.
Ý nghĩa
Định lý Earnshaw cho thấy các hệ nam châm hoặc chất thuận từ đứng yên không thể dùng để nâng và giữ vật thể (chống lại lực hấp dẫn của Trái Đất) ở trạng thái cân bằng bền. Tuy nhiên vị trí cân bằng bền có thể tìm thấy khi sử dụng chất nghịch từ hay chất siêu dẫn (nghịch từ hoàn hảo).
Định lý này cũng cho thấy các hệ vật chất tương tác bằng điện trường theo điện động lực học cổ điển sẽ không thể ở trạng thái cân bằng. Tuy nhiên, hầu hết các lực giữ cho vật chất gắn kết với nhau như chúng ta vẫn thấy hằng ngày có nguồn gốc là lực điện. Lý do cho sự cân bằng của vật chất chính là nguyên lý Pauli trong cơ học lượng tử, khi xét tương tác của vật chất ở khoảng cách nhỏ.
Tham khảo
Samuel Earnshaw, "On the Nature of the Molecular Forces which Regulate the Constitution of the Luminiferous Ether," Trans. Camb. Phil. Soc., V7, pp. 97–112 (1842).
W. T. Scott, "Who Was Earnshaw?", American Journal of Physics, V27, p. 418 (1959).