Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

Đinh Lan (nhà Lê)

Đinh Lan
丁蘭
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
không rõ
Nơi sinh
Thanh Hóa
Mất
Ngày mất
1450
Nơi mất
Thuận Hóa
Giới tínhnam
Quốc tịchĐại Việt
Thời kỳnhà Lê sơ

Đinh Lan (tiếng Trung: 丁蘭; ? – 1450) hay Lê Lan (tiếng Trung: 黎蘭) là quan viên, khai quốc công thần nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam.

Thân thế

Đinh Lan quê ở làng Thủy Cối, huyện Thọ Xuân, trấn Thanh Hoa (nay là thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa). Đinh Lan cùng họ, cùng quê với anh em Đinh Lễ, Đinh Bồ, Đinh Liệt nhưng chưa rõ quan hệ của ông với ba người. Từ điển Thái Bình lại ghi rằng ông là con trai của Đinh Tông Thỉnh, cha của anh em Đinh Lễ.[1] Ông sau đó đến cậy nhờ Lê Lợi là cậu của anh em Đinh Lễ.[2]

Năm 1416, theo các văn bản được ghi lại, Đinh Lan là một trong những người tham gia hội thề Lũng Nhai.[3][4] Năm 1418, Lê Lợi khởi nghĩa chống quân Minh, nhưng không rõ vai trò của Đinh Lan trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Hoạn lộ

Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi vua, tức Lê Thái Tổ, lập ra nhà Hậu Lê. Đinh Lan là một trong số những công thần được ban quốc tính. Dưới triều Lê Thái Tông, Lê Lan giữ chức Thiếu úy, đóng quân ở địa phương.[5]

Năm 1437, con trai của Lê Lan là Lê Nhân Lập cùng đám người Nguyễn Thọ Vực họp nhau đánh bạc, trộm cướp trong kinh thành. Vì sợ bị lộ, Nhân Lập cho người đến đến nhà dụ ra để diệt khẩu. Sự việc bị phát giác, bọn Nhân Lập đều bị giam rồi xử chém. Lê Lan bị biếm hai tư (hai năm bổng lộc) vì không biết dạy con.[5]

Năm 1449, thời Lê Nhân Tông, Lê Lan được chuyển từ Thiếu úy Hạ Quốc Oai vệ sang Thiếu úy Tân Bình, Thuận Hóa phủ. Năm sau (1450), Lê Lan qua đời.[5]

Gia đình

  • Lê Nhân Lập (黎仁立), quan đến Tùy thần chính giám, bị xử chém năm 1437.

Tham khảo

Chú thích

  1. ^ Từ điển Thái Bình (341-475)
  2. ^ Phạm Minh Trị (8 tháng 10 năm 2017). “Phát huy sức mạnh lòng dân trong khởi nghĩa Lam Sơn”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2021.
  3. ^ Phan Huy Lê, Phan Đại Doãn, Khởi nghĩa Lam Sơn, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1977.
  4. ^ Văn thề Lũng Nhai
  5. ^ a b c Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ, quyển 11, Lê hoàng triều kỷ
Kembali kehalaman sebelumnya