Tiểu hành tinh có khối lượng nhỏ hơn, Pallas, có kích thước hơi lớn hơn, và do vậy Vesta xếp thứ ba về kích cỡ trong số các tiểu hành tinh. Vesta là khối đá tàn dư còn lại của tiền hành tinh (với cấu trúc phân tầng bên trong), những thiên thể nguyên thủy của các hành tinh đất đá.[24][25][26] Nhiều mảnh vỡ đã bị bắn ra từ Vesta trong các vụ va chạm xảy ra khoảng một đến hai tỷ năm trước, để lại trên bề mặt nó hai hố va chạm khổng lồ ở bán cầu nam.[27][28] Các mảnh vỡ từ những sự kiện này đã rơi xuống Trái Đất và được phân loại vào vẫn thạch kiểu HED, đem đến cho các nhà khoa học nhiều thông tin quan trọng từ Vesta.[29][30][31]
Vesta là tiểu hành tinh sáng nhất khi nhìn từ Trái Đất. Khoảng cách lớn nhất của nó tới Mặt Trời hơi lớn hơn khoảng cách nhỏ nhất từ Ceres đến Mặt Trời,[d] tuy thế đa số phần quỹ đạo của nó nằm trong quỹ đạo của Ceres.[32]
Tàu không gian Dawn của NASA đi vào quỹ đạo quanh Vesta tại ngày 16 tháng 7 năm 2011 cho nhiệm vụ một năm quan sát và rời nó vào ngày 5 tháng 9 năm 2012[33] để hành trình tới Ceres. Các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu các dữ liệu quan sát Vesta từ tàu Dawn.[34][35]
Phát hiện và đặt tên
Vesta được nhà thiên văn học người Đức Heinrich Wilhelm Olbers phát hiện vào ngày 29 tháng 3 năm 1807[8], và đặt theo tên của nữ thần bếp trinh nữ La Mã, Vesta[36].
Đặc điểm vật lý
Vesta là tiểu hành tinh sáng nhất. Khoảng cách tối đa của nó đến mặt trời là hơi xa hơn khoảng cách tối thiểu của Ceres đến mặt trời, mặc dù quỹ đạo của nó nằm hoàn toàn bên trong quỹ đạo Ceres[37]. Vesta mất khoảng 1% khối lượng của nó trong thời gian dưới một tỷ năm trước đây, trong một vụ va chạm đã để lại một hố va chạm khổng lồ chiếm phần lớn bán cầu nam của nó. Các mảnh vụn từ sự kiện này đã rơi xuống Trái Đất ở dạng thiên thạch Howardite-Eucrite-Diogenite (HED), một nguồn bằng chứng phong phú về tiểu hành tinh[30].
Địa chất
Thám hiểm
Chú thích
^Marc Rayman of the JPL Dawn team used "Vestian" (analogous to the Greek cognate Hestian) a few times in 2010 and early 2011 in his Dawn Journal, and the Planetary Society continued to use that form for a few more years.[2] The word had been used elsewhere, e.g. in Tsiolkovsky (1960) The call of the cosmos. However, otherwise the shorter form "Vestan" has been used by JPL.[3] Most modern print sources also use "Vestan".[4][5] Note that the related word "Vestalian" refers to people or things associated with Vesta, such as the vestal virgins, not to Vesta herself.
^ abĐược tính toán bằng cách sử dụng các kích thước đã biết với giả sử ellipsoid.
^Calculated using (1) the known rotation period (5.342 h)[8] and (2) the equatorial radius Req (285 km)[10] of the best-fit biaxial ellipsoid to Asteroid 4 Vesta.
^Ngày 2 tháng 10 năm 2009, trong thời gian Ceres ở gần cận điểm quỹ đạo, Ceres nằm gần Mặt Trời hơn Vesta, bởi vì viễn điểm quỹ đạo của Vesta lớn hơn cận điểm quỹ đạo của Ceres. (2009-02-10: Vesta 2,56 AU; Ceres 2,54 AU)
^E. Ammannito & M. C. De Sanctis, E. Palomba, A. Longobardo, D. W. Mittlefehldt, H. Y. McSween, S. Marchi, M. T. Capria, F. Capaccioni, A. Frigeri, C. M. Pieters, O. Ruesch, F. Tosi, F. Zamon, F. Carraro, S. Fonte, H. Hiesinger, G. Magni, L. A. McFadden, C. A. Raymond, C.T. Russell & J. M. Sunshine (ngày 6 tháng 11 năm 2013). “Olivine in an unexpected location on Vesta's surface”. Nature. 504: 122–125. doi:10.1038/nature12665.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
^Vesta, or national variants thereof, is the international name with two exceptions: In Greek the name used is the Hellenic equivalent of Vesta, Hestia (4 Εστία). Trong tiếng Trung, Vesta là "Táo Thần Tinh", 灶神星 zàoshénxīng. Điều này khác với nữ thần Vesta, mà tiếng Trung lấy tên theo tên Latin (維斯塔 wéisītǎ).
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Vesta-POE” được định nghĩa trong <references> có tên “” không có nội dung.
Đọc thêm
Farinella, Paolo (2005). “Houston: Focus ngày Vesta và the HEDs”. Arkansas Center for Space & Planetary Sciences. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2007.
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về 4 Vesta.