Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

Ankh wedja seneb

ꜥnḫ wḏꜢ snb'
bằng chữ tượng hình
S34
 
U28
 
S29

Ankh wedja seneb (𓋹𓍑𓋴, ꜥnḫ wḏꜢ snb) là một thành ngữ trong tiếng Ai Cập. Thành ngữ này được ghi lại bằng ba chữ tượng hình Ai Cập và thường đứng sau tên của các Pharaon hoặc những thành viên trong vương thất. Dù được ghi lại nhưng sự thiếu minh bạch trong việc biểu thị cách đọc đã gây khó khăn trong việc phục dựng hình thái chính xác của từng từ. Sir Alan Gardiner từng đề xuất rằng từng chữ tượng hình trên đại diện cho một động từ chỉ trạng thái,[cần dẫn nguồn] lần lượt là: "(tiếp tục) sống, hùng cường và (cơ thể) mạnh khỏe".

Ba yếu tố

Do chữ tượng hình Ai Cập không có chức năng ghi lại cách phát âm của nguyên âm nên người ta không thể biết được cách phát âm chính xác của đa số các từ được viết bằng chữ tượng hình Ai Cập. Cách phát âm theo quy tắc Ai Cập học của các từ ꜥnḫ, wḏꜢ, snb lần lượt là ankh, wedjaseneb. Trong đó:

  • Từ ankh mang ý nghĩa "cuộc sống", "trạng thái có sự sống" và "sự sinh sống".[1] Hơn nữa, trong ngữ cảnh hàm chứa các vị thần Ai Cập cổ đại hoặc pharaon thì từ ankh ám chỉ sự trường thọ và tái sinh.
  • Từ wedja mang ý nghĩa "trạng thái nguyên vẹn" hoặc "trạng thái khỏe mạnh",[2] cùng hàm ý "thịnh vượng".[3]
  • Từ seneb mang ý nghĩa "mạnh khỏe"[4]

Phiến đá Rosette

Văn bản được khắc trên phiến đá Rosette có đoạn nói về việc nhà vua Ai Cập triều đại Ptolemaios hiệu là Ptolemaios V Epiphanes được thần linh ban thưởng như sau:[5]

Tiếng Ai Cập:
R9R9R9
 
X7 W24
Z9
D40
N35
M3
Aa1 X1
 
S34U28S29
 
F18
D21
Aa1 X1
V30
nfrD21
F40
O34
N35
Z2
Tiếng Hy Lạp cổ đại: ΔΕΔΩΚΑΣΙΝ ΑΥΤΩΙ ΟΙ ΘΕΟΙ ΥΓΙΕΙΑΝ ΝΙΚΗΝ ΚΡΑΤΟΣ ΚΑΙ ΤΑ ΑΛΛ ΑΓΑΘ[Α…]
Bản dịch tiếng Anh: "...The gods and goddesses have given him victory, and power, and life, and strength, and health [A.U.S.], and every beautiful thing of every kind whatsoever..."[6]
nghĩa là: " ... Các vị thần đã ban cho đức vua sự chiến thắng, quyền lực, sự trường thọ, hùng cường và cơ thể khỏe mạnh [Ankh wedja seneb], cùng với rất nhiều thứ đẹp đẽ khác dưới đủ mọi hình thái..."

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ Erman & al. (1926–1953), Vol. I, 193.8–198.10, 198.11–200.8.
  2. ^ Erman & al. (1926–1953), Vol. I, 399.14–401.2.
  3. ^ Erman & al. (1926–1953), Vol. I, 401.3–8.
  4. ^ Erman & al. (1926–1953), Vol. IV, 158.2–159.5.
  5. ^ Line 35.
  6. ^ Budge (1929), l. 2905.

Sách tham khảo

  • Erman, Johann Peter Adolf; và đồng nghiệp biên tập (1926–1953), Wörterbuch der ägyptischen Sprache im Auftrage der deutschen Akademien, Leipzig: J.C. Hinrichsschen Buchhandlungen, reprinted at Berlin by Akademie-Verlag GmbH in 1971. (tiếng Đức)
  • Budge, E.A. Wallis (1929), The Rosetta Stone.
Kembali kehalaman sebelumnya