Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

Casey Stoner

Casey Stoner
AM
Stoner ở chặng đua 2011 Australian Grand Prix
Quốc tịchÚc
Sinh16 tháng 10, 1985 (39 tuổi)
Southport, Queensland, Úc
Websitecaseystoner.com.au
Thống kê sự nghiệp
Giải đua xe MotoGP
Mùa giải20062012
XeHonda (2006, 20112012)
Ducati (20072010)
Vô địch2 (2007, 2011)
Mùa giải trước (2012)3rd (254 pts)
Xuất phát Chiến thắng Podium Pole F. lap Điểm
115 38 69 39 29 1815
250cc World Championship
Mùa giải2002, 2005
XưởngAprilia
Vô địch0
Mùa giải cuối cùng (2005)2nd (254 pts)
Xuất phát Chiến thắng Podium Pole F. lap Điểm
31 5 10 2 1 322
125cc World Championship
Mùa giải2001, 20032004
XưởngHonda (2001)
Aprilia (2003)
KTM (2004)
Vô địch0
Mùa giải cuối cùng (2004)5th (145 pts)
Xuất phát Chiến thắng Podium Pole F. lap Điểm
30 2 10 2 3 274

Casey Joel Stoner (sinh ngày 16 tháng 10 năm 1985) là một cựu tay đua mô tô người Úc. Stoner từng 2 lần vô địch giải đua xe MotoGP các năm 2007 và 2011.

Chức vô địch MotoGP 2007 của Casey Stoner là chức vô địch đầu tiên trong lịch sử đội đua Ducati.[1] Năm 2012, Stoner bất ngờ giải nghệ khi chỉ mới 28 tuổi.[2] Sau đó thì anh đã được ban tổ chức giải đua MotoGP tặng danh hiệu 'huyền thoại MotoGP'.[3] Trường đua Phillip Island ở Úc đã tôn vinh Stoner bằng cách lấy tên của anh đặt tên cho góc cua số 3 của trường đua này.[4]

Sự nghiệp

Các giải trẻ

Năm 2001 Casey Stoner được Honda đăng ký đặc cách tham gia 2 chặng đua thể thức 125cc. Stoner đã hoàn thành chặng đua đầu tiên ở Anh và đã ghi được điểm số ở chặng đua trên sân nhà Úc.

Năm 2002, Stoner chuyển sang xưởng đua Aprilia và giành được một suất đua chính thức ở giải đua 250cc năm đó. Mặc dù Stoner đã ghi được điểm số một cách khá đều đặn, nhưng Aprilia vẫn quyết định đưa anh xuống thi đấu giải đua 125cc trong mùa giải năm 2003. Chặng đua 125cc cuối cùng của mùa giải 2003 ở Valencia chứng kiến Casey Stoner giành được chiến thắng đầu tiên trong sự nghiệp đua xe chuyên nghiệp.[5]

Năm 2004, Stoner thi đấu 125cc cho xưởng đua KTM, anh giành được một chiến thắng nữa ở Malaysia.

Năm 2005, Stoner trở lại Aprilia, đồng thời cũng được trở lại thi đấu giải đua 250cc. So với mùa giải năm 2002 thì lần này Stoner thành công hơn hẳn, giành được 5 chiến thắng để xếp thứ 2 chung cuộc.

MotoGP

Năm 2006, Stoner được đội đua LCR Honda tuyển mộ để thi đấu giải đua MotoGP.[6] Ở giai đoạn đầu mùa giải, Stoner đã gây bất ngờ với thành tích giành pole ở Qatar, sau đó là lên podium ở Thổ Nhĩ Kỳ.[7] Anh hoàn thành mùa giải MotoGP đầu tiên của mình ở vị trí thứ 8 chung cuộc, kết quả đủ ấn tượng để thuyết phục đội đua Ducati quyết định ký hợp đồng thi đấu từ năm 2007.[8]

Chuyển sang Ducati, Casey Stoner gần như không mất thời gian để làm quen với chiếc xe Desmosedici GP7. Ngay ở chặng đua đầu tiên của mùa giải MotoGP 2007 ở Qatar, Stoner đã đánh bại Valentino Rossi để giành được chiến thắng thể thức MotoGP đầu tiên trong sự nghiệp.[9] Cho đến cuối mùa giải Stoner có thêm 9 chiến thắng chặng nữa và luôn ghi điểm ở những chặng đua còn lại. Phong độ tuyệt vời đó không chỉ giúp cho anh giành được chức vô địch mùa giải 2007, mà còn trở thành tay đua Ducati đầu tiên vô địch MotoGP, phá vỡ sự thống trị trong suốt nhiều năm của các đội đua Nhật Bản.[10]

Stoner khởi đầu mùa giải MotoGP 2008 bằng một chiến thắng ở chặng đua mở màn Qatar, đây là chặng đua đêm đầu tiên trong lịch sử MotoGP.[11] Tuy nhiên so với mùa giải năm trước thì Stoner không ổn định bằng. Anh không ghi được điểm số nào ở chặng đua MotoGP Pháp. Giai đoạn giữa mùa giải Stoner có chuỗi 7 pole liên tiếp, song lại phải bỏ cuộc ở 2 chặng đua MotoGP Séc và San Marino. Tổng kết mùa giải 2008, Stoner mặc dù giành được 9 pole và 6 chiến thắng nhưng không đủ để anh bảo vệ được danh hiệu vô địch trước sự ổn định tuyệt đối của Valentino Rossi, người chỉ có 2 lần giành pole nhưng có tới 9 chiến thắng và không bỏ cuộc một lần nào.

Mùa giải MotoGP 2009 Stoner tiếp tục chiến thắng chặng đua mở màn ở Qatar[12], nhưng không còn giữ được tốc độ cao như ở 2 mùa giải trước nên không thể cạnh tranh chức vô địch với các tay đua của đội Yamaha. Ngoài ra thì ở giai đoạn 2 của mùa giải, Stoner còn bị mắc một căn bệnh lạ, phải nghỉ thi đấu 3 chặng đua liên tiếp.[13] Chặng đua cuối cùng của mùa giải ở Valencia thì Stoner giành được pole nhưng lại để ngã xe trong lúc chạy khởi động, không kịp tham gia cuộc đua chính.[14] Tổng kết lại thì Stoner giành được 4 chiến thắng, xếp thứ 4 chung cuộc.

Số lần chiến thắng chặng đua của Stoner tiếp tục giảm trong mùa giải 2010, chỉ còn 3 chiến thắng, đều là các chặng đua ở giai đoạn cuối mùa giải. Đây cũng là mùa giải cuối cùng của Stoner ở Ducati.

Năm 2011 Stoner chuyển sang thi đấu cho đội đua Repsol Honda.[15] Giống như năm 2007, Stoner không mất thời gian làm quen với chiếc xe mới, đã giành chiến thắng chặng đua mở màn ở Qatar, từ đó thẳng tiến đến chức vô địch lần thứ hai trong sự nghiệp. Đặc biệt hơn danh hiệu vô địch được Stoner định đoạt ở chặng đua sân nhà MotoGP Úc vào đúng ngày sinh nhật 16 tháng 10.[16] Tổng cộng Stoner có 12 lần giành pole và 10 lần chiến thắng ở mùa giải MotoGP 2011. Chỉ có khác biệt một chút so với chức vô địch năm 2007 là Stoner có 1 lần bỏ cuộc ở chặng đua MotoGP Tây Ban Nha, sau pha va chạm với Valentino Rossi. Stoner đổ lỗi cho Rossi bằng câu nói nổi tiếng 'tham vọng của anh vượt quá tài năng của anh/your ambition outweighs your talent'.[17]

Ở 3 chặng đua đầu tiên của mùa giải MotoGP 2012 thì Stoner giành được 2 chiến thắng để dẫn đầu bảng xếp hạng tổng. Bất ngờ ở chặng đua thứ 4 của mùa giải ở Pháp thì Stoner tuyên bố giải nghệ sau khi mùa giải kết thúc.[18] Từ thời điểm này thì phong độ của Stoner không còn cao như ở 3 chặng đua đầu tiên nên để mất ngôi đầu bảng vào tay Jorge Lorenzo. Hi vọng bảo vệ danh hiệu vô địch của Stoner hoàn toàn bị dập tắt ở chặng đua Indianapolis nơi anh bị chấn thương mắt cá ở cuộc đua phân hạng. Cho dù vẫn có thể nhịn đau để tham gia cuộc đua chính nhưng Stoner phải nghỉ 3 chặng đua tiếp theo để chữa trị dứt điểm chấn thương.[19]

Sau khi bình phục thì Stoner kịp giành được chiến thắng chặng cuối cùng trong sự nghiệp, một chiến thắng ý nghĩa ở sân nhà Phillip Island.[20]

Thống kê thành tích

Ở giải đua MotoGP

Theo năm

Năm Giải đua Xe Đội đua Số chặng Chiến thắng Podium Pole FLap Điểm Xếp hạng Vô địch
2001 125cc Honda RS125R Telefónica MoviStar Junior Team 2 0 0 0 0 4 29th
2002 250cc Aprilia RSV 250 Safilo Oxydo Race LCR 15 0 0 0 0 68 12th
2003 125cc Aprilia RS125R Safilo Oxydo - LCR 14 1 4 1 2 125 8th
2004 125cc KTM 125 FRR Red Bull KTM 14 1 6 1 1 145 5th
2005 250cc Aprilia RSV 250 Carrera Sunglasses - LCR 16 5 10 2 1 254 2nd
2006 MotoGP Honda RC211V Honda LCR 16 0 1 1 0 119 8th
2007 MotoGP Ducati Desmosedici GP7 Ducati Marlboro Team 18 10 14 5 6 367 1st 1
2008 MotoGP Ducati Desmosedici GP8 Ducati Marlboro Team 18 6 11 9 9 280 2nd
2009 MotoGP Ducati Desmosedici GP9 Ducati Marlboro Team 13 4 8 3 2 220 4th
2010 MotoGP Ducati Desmosedici GP10 Ducati Team 18 3 9 4 3 225 4th
2011 MotoGP Honda RC212V Repsol Honda Team 17 10 16 12 7 350 1st 1
2012 MotoGP Honda RC213V Repsol Honda Team 15 5 10 5 2 254 3rd
Tổng cộng 176 45 89 43 33 2411 2

Theo giải đua

Giải đua Năm Chặng đua đầu tiên Podium đầu tiên Chiến thắng đầu tiên Số chặng Chiến thắng Podium Pole FLap Điểm Vô địch
125cc 2001, 2003–2004 2001 Great Britain 2003 Germany 2003 Valencia 30 2 10 2 3 274 0
250cc 2002, 2005 2002 Japan 2005 Portugal 2005 Portugal 31 5 10 2 1 322 0
MotoGP 2006–2012 2006 Spain 2006 Turkey 2007 Qatar 115 38 69 39 29 1815 2
Tổng cộng 2001–2012 176 45 89 43 33 2411 2

Kết quả chi tiết

(key) (Races in bold indicate pole position, races in italics indicate fastest lap)

Năm Giải đua Xe 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 Xếp hạng Điểm
2001 125cc Honda JPN RSA SPA FRA ITA CAT NED GBR
17
GER CZE POR VAL PAC AUS
12
MAL RIO 29th 4
2002 250cc Aprilia JPN
Ret
RSA
Ret
SPA
6
FRA
Ret
ITA
DNS
CAT
6
NED
8
GBR
11
GER
Ret
CZE
5
POR
Ret
RIO
6
PAC
17
MAL
11
AUS
10
VAL
13
12th 68
2003 125cc Aprilia JPN
Ret
RSA
10
SPA
6
FRA
4
ITA
18
CAT
Ret
NED
Ret
GBR
5
GER
2
CZE
DNS
POR
DNS
RIO
2
PAC
2
MAL
Ret
AUS
Ret
VAL
1
8th 125
2004 125cc KTM RSA
3
SPA
5
FRA
8
ITA
2
CAT
4
NED
3
RIO
2
GER GBR CZE
Ret
POR
Ret
JPN
Ret
QAT
Ret
MAL
1
AUS
3
VAL
Ret
5th 145
2005 250cc Aprilia SPA
Ret
POR
1
CHN
1
FRA
4
ITA
4
CAT
2
NED
6
GBR
3
GER
7
CZE
3
JPN
3
MAL
1
QAT
1
AUS
Ret
TUR
1
VAL
3
2nd 254
2006 MotoGP Honda SPA
6
QAT
5
TUR
2
CHN
5
FRA
4
ITA
Ret
CAT
Ret
NED
4
GBR
4
GER
DNS
USA
Ret
CZE
6
MAL
8
AUS
6
JPN
Ret
POR
Ret
VAL
Ret
8th 119
2007 MotoGP Ducati QAT
1
SPA
5
TUR
1
CHN
1
FRA
3
ITA
4
CAT
1
GBR
1
NED
2
GER
5
USA
1
CZE
1
RSM
1
POR
3
JPN
6
AUS
1
MAL
1
VAL
2
1st 367
2008 MotoGP Ducati QAT
1
SPA
11
POR
6
CHN
3
FRA
16
ITA
2
CAT
3
GBR
1
NED
1
GER
1
USA
2
CZE
Ret
RSM
Ret
INP
4
JPN
2
AUS
1
MAL
6
VAL
1
2nd 280
2009 MotoGP Ducati QAT
1
JPN
4
SPA
3
FRA
5
ITA
1
CAT
3
NED
3
USA
4
GER
4
GBR
14
CZE INP RSM POR
2
AUS
1
MAL
1
VAL
DNS
4th 220
2010 MotoGP Ducati QAT
Ret
SPA
5
FRA
Ret
ITA
4
GBR
5
NED
3
CAT
3
GER
3
USA
2
CZE
3
INP
Ret
RSM
5
ARA
1
JPN
1
MAL
Ret
AUS
1
POR
Ret
VAL
2
4th 225
2011 MotoGP Honda QAT
1
SPA
Ret
POR
3
FRA
1
CAT
1
GBR
1
NED
2
ITA
3
GER
3
USA
1
CZE
1
INP
1
RSM
3
ARA
1
JPN
3
AUS
1
MAL
C
VAL
1
1st 350
2012 MotoGP Honda QAT
3
SPA
1
POR
1
FRA
3
CAT
4
GBR
2
NED
1
GER
Ret
ITA
8
USA
1
INP
4
CZE RSM ARA JPN
5
MAL
3
AUS
1
VAL
3
3rd 254

Tham khảo

  1. ^ “Stoner claims MotoGP world title”. CNN.
  2. ^ “Đương kim vô địch MotoGP bất ngờ giải nghệ”. VnExpress. 18 tháng 5 năm 2012.
  3. ^ “Casey Stoner an official MotoGP legend”. Crash.net. 19 tháng 10 năm 2013.
  4. ^ “Phillip Island renames the Southern Loop 'Stoner Corner' to honour retiring MotoGP champ”. Fox Sport. 25 tháng 10 năm 2012.
  5. ^ “Stoner takes first career Grand Prix win”. ABC. 2 tháng 11 năm 2003.
  6. ^ “Stoner moving up to MotoGP”. ABC. 14 tháng 12 năm 2005.
  7. ^ “Stoner No. 2 in Turkey MotoGP thriller”. The Sydney Morning Herald. 1 tháng 5 năm 2006.
  8. ^ “DUCATI SIGNS CASEY STONER FOR 2007”. Motorsport. 21 tháng 10 năm 2006.
  9. ^ “Stoner defeats Rossi in Qatar GP”. CNN. 10 tháng 3 năm 2007.
  10. ^ “Capirossi wins, Stoner takes title”. Autosport. 23 tháng 9 năm 2007.
  11. ^ “Stoner sets ominous tone in Qatar opener”. France24. 10 tháng 3 năm 2008.
  12. ^ “Stoner wins Qatar MotoGP”. Skysports. 13 tháng 4 năm 2009.
  13. ^ “Casey Stoner ready to return to MotoGP after mystery illness”. The Guardian. 30 tháng 9 năm 2009.
  14. ^ “MotoGP: Ducati's Stoner crashes on warm-up lap at Valencia”. Moto Online. 9 tháng 11 năm 2009.
  15. ^ “Casey Stoner signs with Honda for 2011”. Speedcafe. 10 tháng 7 năm 2010.
  16. ^ “Casey Stoner takes MotoGP world title with Australian Grand Prix win”. Autosport. 16 tháng 10 năm 2011.
  17. ^ “Casey Stoner tells Valentino Rossi his 'Ambition outweighs talent' after Jerez crash”. Fox Sports. 4 tháng 4 năm 2011.
  18. ^ “Casey Stoner announces intention to retire at end of 2012 season”. Cycleworld. 17 tháng 5 năm 2012.
  19. ^ “Stoner admits 2012 MotoGP title hopes 'finished'. Autosport. 23 tháng 8 năm 2012.
  20. ^ “Stoner wins his final MotoGP race in Australia”. Arab News. 29 tháng 10 năm 2012.
Kembali kehalaman sebelumnya