Chính Hoàng kỳ (tiếng Mãn: ᡤᡠᠯᡠ ᡧᡠᠸᠠᠶᠠᠨ ᡤᡡᠰᠠ, Möllendorff: gulu suwayan gūsa, Abkai: gulu suwayan gvsa, tiếng Trung: 正黃旗; tiếng Anh: Plain Yellow Banner) là một kỳ trong chế độ Bát kỳ của Thanh triều và được quản lý trực tiếp bởi Hoàng đế, lấy cờ sắc vàng thuần mà gọi tên, cùng với Tương Hoàng kỳ và Chính Bạch kỳ được xưng là Thượng Tam kỳ. Bị ảnh hưởng bởi khái niệm "chính phó" trong văn hóa Trung Quốc, mọi người ngày nay và các phim điện ảnh và truyền hình thường nhầm lẫn Chính Hoàng Kỳ là Kỳ đứng đầu của Bát Kỳ.
Giản lược
Khoảng những năm 1601, Nỗ Nhĩ Cáp Xích dựa theo chế độ "Mãnh an mưu" của người Nữ Chân, quy định ra Biên chế cơ bản cho Bát kỳ, sau đó lại đặt ra 4 Kỳ phân biệt theo màu cờ hiệu là Hoàng (Suwayan), Bạch (Sanggiyan), Hồng (Fulgiyan), Lam (Lamun). Nỗ Nhĩ Cáp Xích đích thân quản lý Hoàng kỳ.
Về sau, khi thống nhất hoàn toàn các bộ lạc Nữ Chân, Nỗ Nhĩ Cáp Xích tổ chức tăng thêm bốn kỳ nữa. Các kỳ cũ được thêm danh xưng Chính (Gulu, không có viền), còn các kỳ mới có thêm màu viền trên cờ hiệu là có thêm danh xưng Tương (Kubuhe, có viền), gọi là Tương Hoàng kỳ, Tương Lam kỳ, Tương Bạch kỳ, Tương Hồng kỳ. Nỗ Nhĩ Cáp Xích vẫn đích thân quản lý Chính Hoàng kỳ và Tương Hoàng kỳ.
Cuối những năm Nỗ Nhĩ Cáp Xích tại vị, ông đã đem Chính Hoàng kỳ cho hai đích tử [1] của mình là A Tế Cách và Đa Nhĩ Cổn, lại chia một nửa Tương Hoàng kỳ cho đích ấu tử[2] là Đa Đạc. Cũng từ đây mà địa vị Chính Hoàng kỳ và Tương Hoàng kỳ chính thức hoán đổi cho nhau, Tương Hoàng kỳ trở thành Kỳ đứng đầu và cũng là Kỳ tịch của Hoàng Đế nhà Thanh về sau. Đây cũng là giai đoạn duy nhất mà người sở hữu Ngưu lộc của hai Hoàng kỳ không phải là Đại Hãn hay Hoàng Đế.
Sau khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích mất, con trai là Hoàng Thái Cực trở thành Đại Hãn. Hoàng Thái Cực lấy lý do hai Hoàng kỳ vốn thuộc sở hữu của Đại Hãn nên đã đổi hai Bạch kỳ với hai Hoàng kỳ, bản thân ông từ đó nắm giữ hai Hoàng kỳ, Đa Đạc từ Kỳ chủ Tương Hoàng kỳ trở thành Kỳ chủ Chính Bạch kỳ, A Tế Cách và Đa Nhĩ Cổn từ Kỳ chủ Chính Hoàng kỳ trở thành Kỳ chủ Tương Bạch kỳ. Trước đó, Chính Bạch kỳ vốn thuộc sở hữu của Hoàng Thái Cực và Tương Bạch kỳ thuộc sở hữu của Đỗ Độ - con trai trưởng của Chử Anh.
Đa Nhĩ Cổn qua đời, Thuận Trị Đế tiếp quản Chính Bạch kỳ, lại trả Tương Bạch kỳ cho hậu duệ Hào Cách. Kể từ đó, Hoàng đế trực tiếp quản lí Thượng Tam kỳ (Tương Hoàng kỳ, Chính Hoàng kỳ và Chính Bạch kỳ), ngược lại với Hạ Ngũ kỳ; bởi vì Thượng Tam kỳ do Hoàng đế trực tiếp cai quản nên các kỳ này không có Kỳ chủ. Thê thiếp của Hoàng đế, các Thái phi của Tiên đế, các Hoàng tử chưa phân phủ và các Công chúa chưa xuất giá có Kỳ tịch nằm trong Tương Hoàng kỳ. Cận vệ của Hoàng đế và Thị vệ của Tử Cấm Thành cũng được tuyển chọn từ Thượng Tam kỳ.
Thông tin
Chính Hoàng kỳ
Binh lực
Tổng nhân khẩu
Kỳ chủ
Lĩnh chủ
92 Tá lĩnh, 2 bán phân Tá lĩnh, binh lực ước chừng 37,000 tả hữu
Trong phân bố quân Bát kỳ đóng quân ở Bắc Kinh, quân Chính Hoàng kỳ được phân bố đóng ở bên trong Đức Thắng môn của Tử Cấm Thành và phía bắc Tiêu Gia Hà thôn lân cận Viên Minh Viên.
Ban đầu mang họ Na Lạp thị, sau được Hoàng Thái Cực ban họ Hách Xá Lý, quy vào gia tộc của Phụ chính đại thần Thạc Sắc (cha Sách Ni) và Đại học sĩ Hi Phúc. Ông cùng với Cát Cái sáng tạo ra văn tự cho tiếng Mãn và hoàn thiện bảng chữ cái này. Nhờ công lao, ông được ban hào "Ba Khắc Thập", phong A Tư Cáp Ni Cáp Phiên[3]. Sau khi qua đời được truy thụy Văn Thành.
Sau khi qua đời, ông được truy phong Vũ Huân vương - 1 trong 2 trường hợp hiếm hoi của nhà Thanh cùng với Phúc Khang An. Ông được bồi táng vào Phúc lăng, phối hưởng Thái miếu.
Con cháu được thế tập tước Nhất đẳng Anh Thành công.
1 trong những Công thần khai quốc của Hậu Kim. Nhiều lần đi sứ Mông Cổ.
Ông tinh thông Mãn - Mông - Hán. Hoàn thành bản dịch của ba bộ sử về nhà Liêu, Kim và Nguyên. Nhờ công lao ông được ban hào "Ba Khắc Thập", phong Tam đẳng Tinh Kỳ Ni Cáp Phiên[5], tặng hàm Thái bảo, sau khi qua đời được truy thụyVăn Giản.
Ông là một đại thần, cùng với Sách Ngạch Đồ hình thành nên 2 phe tranh giành quyền lực thời Khang Hi, cũng là người đứng đầu "Đại A ca đảng", ủng hộ Dận Thì.
Ông là một học giả, nhà thơ nổi tiếng của nhà Thanh, được xưng là "Thanh sơ Đệ nhất Từ nhân". Từng nhậm Nhị đẳng Thị vệ, thường xuyên tùy hành theo Khang Hi.
Là một nhà nghệ thuật biểu diễn Kinh kịch, 1 trong "Tứ đại danh đán", người sáng lập "Thanh y Trình phái", từng là Phó viện trưởng Học viện Hí khúc âm nhạc Bắc Kinh.
Ông là một nghệ thuật gia yêu nước, hầu hết đều diễn những vở kịch tuyên truyền về lòng yêu nước, cuộc sống của bách tính hoặc sự gian khổ của người phụ nữ trong xã hội cũ.Về sau, ông trở thành một nhà nghiên cứu lý luận Hí khúc, cho ra đời tác phẩm "Trình Nghiễn Thu văn tập".
^A Tư Cáp Ni Cáp Phiên (阿思哈尼哈番, tiếng Mãn: ᠠᠰᡥᠠᠨ ᡳ ᡥᠠᡶᠠᠨ, chuyển tả: ashan-i hafan), nguyên nghĩa là "Phó quan". Năm 1736, được định danh trong Hán ngữ là Nam tước.
^Đãi nghĩa là phân vào dưới sự quản lý của một Kỳ, một ai đó
^Tinh Kỳ Ni Cáp Phiên (精奇尼哈番, tiếng Mãn: ᠵᡳᠩᡴᡳᠨᡳ ᡥᠠᡶᠠᠨ, chuyển tả: jingkini hafan), nguyên nghĩa là "Chính quan". Năm 1736, được định danh trong Hán ngữ là Tử tước.
Chú 1: Thứ tự Kỳ chủ Bát kỳ căn cứ theo định chế cuối cùng thời Thuận Trị. Trong Hạ ngũ kỳ, ngoại trừ các Thiết mạo tử vương là Kỳ chủ, những Vương, Bối lặc, Bối tử cùng các Tông thất Nhập bát phân khác cũng đảm nhậm Lĩnh chủ lớn nhỏ khác nhau trong mỗi kỳ. Chú 2: Chỉ có Nội vụ phủ Tam kỳ mới có Cao Ly, Hồi Tử, Phiên Tử. Phiên Tử Tá lĩnh nhập vào trong Mãn Châu Chính Hoàng kỳ vào năm Càn Long thứ 42 (1777), Quản lĩnh lẫn lộn vào, không thuộc vào danh sách tộc chúc.