Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

Chiến tranh giành độc lập România

Chiến tranh giành độc lập România (1877–1878)
Một phần của Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ (1877–1878)

Cuộc tấn công Smârdan (tranh sơn dầu, Nicolae Grigorescu)
Thời gian1877–1878
Địa điểm
Kết quả România / Nga chiến thắng
Hiệp ước San Stefano, Hiệp ước Berlin
Thay đổi
lãnh thổ
Bắc Dobruja được chuyển từ Đế quốc Ottoman sang cho România
Nam Bessarabia được chuyển từ România sang cho Đế quốc Nga
Tham chiến
România Thân vương quốc România
Đế quốc Nga Nga
Quân tình nguyện Bulgaria
 Đế quốc Ottoman
Chỉ huy và lãnh đạo
România Carol I
Đế quốc Nga Đại Công tước Nikolai
Đế quốc Ottoman Ahmed Muhtar Pasha
Đế quốc Ottoman Ghazi Osman Pasha
Lực lượng
România 66.000 lính[1]
190 súng thần công
Đế quốc Nga 280.000 lính (mặt trận châu Âu)
500 súng thần công[2]
7.000 Quân tình nguyện Bulgaria[1]
Đế quốc Ottoman 186.000 lính[1]
210 súng thần công
Thương vong và tổn thất
România 4.302 lính chết và mất tích
3.316 lính bị thương
19.904 lính bị bệnh[3]
Đế quốc Nga 27.512 lính tử trận, mất tích và chết vì vết thương
49.828 lính bị thương
46.000+ lính chết vì bệnh
(trong suốt toàn bộ cuộc chiến tranh Nga-Thổ)[4]
151.750+ lính chết, bị thương hoặc bị bắt
(trong suốt toàn bộ cuộc chiến tranh Nga-Thổ)[4]

Chiến tranh giành độc lập România là tên gọi được ngành sử học România sử dụng để nhắc đến cuộc chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ (1877-1878), sau đó kéo theo România chiến đấu bên phía Nga, giành được độc lập từ Đế quốc Ottoman. Ngày 16 tháng 4 [lịch cũ 4 tháng 4] năm 1877, RomâniaĐế quốc Nga đã ký một hiệp ước tại Bucharest, theo đó quân đội Nga được phép đi qua lãnh thổ România, với điều kiện là Nga tôn trọng sự toàn vẹn của România. Việc điều động quân bắt đầu, và khoảng 120.000 binh sĩ đã được tập trung ở phía nam của đất nước để bảo vệ chống lại một cuộc tấn công cuối cùng của quân Ottoman từ phía nam sông Danube. Ngày 24 tháng 4 [lịch cũ 12 tháng 4] năm 1877, Nga tuyên chiến với Đế quốc Ottoman và quân đội Nga tiến vào România qua cây cầu Eiffel vừa mới xây dựng.

Bối cảnh

Ngày 21 tháng 5 [lịch cũ 9 tháng 5] năm 1877, tại nghị viện România, Mihail Kogălniceanu đã đọc đạo luật về nền độc lập của România theo nguyện vọng của nhân dân România. Một ngày sau, ngày 22 tháng 5 [lịch cũ 10 tháng 5] năm 1877, đạo luật này đã được Vương công Carol I ký kết, chính thức tuyên bố nền độc lập quốc gia toàn diện. Chính phủ România đã hủy bỏ ngay lập tức khoản cống nạp cho Thổ Nhĩ Kỳ (khoảng 914.000 lei), và số tiền này thay vào đó được đưa cho Bộ trưởng Bộ Chiến tranh quản lý. Ban đầu, trước năm 1877, Nga đã không mong muốn hợp tác với România, vì họ không muốn România tham gia vào các hòa ước sau chiến tranh, nhưng người Nga lại gặp phải một đội quân Thổ Nhĩ Kỳ rất mạnh gồm 50.000 binh sĩ dưới quyền chỉ huy của tướng Osman Pasha trong cuộc vây hãm Plevna (Pleven), nơi quân đội Nga dưới quyền chỉ huy của các tướng lĩnh Nga phải gánh chịu nhiều tổn thất nặng nề trong vài trận đánh.[5]

Diễn biến

Do thiệt hại lớn về nhân mạng, Nikolai Konstantinovich, Đại Công tước Nga đã đề nghị Carol I cho quân đội România can thiệp và gia nhập vào lực lượng chung với quân đội Nga.[5][6] Vương công Carol I đã chấp nhận đề nghị của Công tước trở thành Nguyên soái quân Nga ngoài chức vụ Tư lệnh quân đội România của riêng mình, vì vậy có thể thống lĩnh lực lượng vũ trang kết hợp tới chinh phục Plevna và sự đầu hàng chính thức sau một trận kịch chiến của tướng Thổ Osman Pasha. Quân đội România chiến thắng trong trận GrivitsaRahova, và vào ngày 28 tháng 11 năm 1877 thành Plevna buộc phải đầu hàng và Osman Pasha đã dâng cả thành phố, quân đồn trú và thanh kiếm của mình cho đại tá România Mihail Cerchez. Sau khi chiếm đóng Plevna, quân đội România trở lại sông Danube và giành chiến thắng trong trận VidinSmârdan. Ngày 19 tháng 1 năm 1878, Đế quốc Ottoman đã yêu cầu một cuộc đình chiến được phía Nga và România chấp nhận. România tuy thắng trong cuộc chiến này nhưng tổn thất về nhân mạng của họ lên tới 10.000 người. Nền độc lập của nước này từ Porte cuối cùng đã được Liên minh Trung tâm công nhận vào ngày 13 tháng 7 năm 1878.

Kết quả

Hòa ước giữa Nga và Đế quốc Ottoman đã được ký kết tại San Stefano vào ngày 3 tháng 3 năm 1878. Thành quả của hiệp ước này là giúp tạo ra một Thân vương quốc Bungaria và công nhận sự độc lập của Serbia, Montenegro và România.[7] Một số người ở România cho rằng Nga đã không giữ những lời hứa hẹn trong hiệp ước ngày 4 tháng 4 năm 1877 (do viên công sứ Nga Stuart Dimitri ký (và được sự chấp thuận của Sa hoàng Aleksandr II và Thủ tướng România ngày ấy Mihail Kogălniceanu) tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của România. Tuy nhiên, niềm tin này là sai lầm. Hiệp định giữa Nga và România cho phép Nga được quyền đưa quân quá cảnh qua nước này, là một trong những thứ mà Nga buộc lòng phải "duy trì và tuân thủ các quyền lợi chính trị của nhà nước România, như vậy là vì chúng có kết quả từ những luật lệ nội bộ và định chế tồn tại và cũng nhằm bảo vệ sự toàn vẹn nguyên trạng của România".[8]

Hiệp ước này lại không được Liên minh Trung tâm công nhận và hội nghị hòa bình năm 1878 tại Berlin đã quyết định rằng Nga sẽ trao lại nền độc lập cho România, vùng lãnh thổ Dobrogea, đồng bằng sông Danube và lối vào Biển Đen bao gồm hải cảng cổ xưa Tomis (Constantza), như cũng như hòn đảo nhỏ bé Snake (Insula Şerpilor), nhưng Nga sẽ vẫn chiếm lấy cái gọi là "sự đền bù" các quận phía Nam România cũ của Bessarabia (Cahul, BolgradIsmail), mà theo Hiệp ước Paris năm 1856 (sau cuộc chiến tranh Krym) thì đã gồm luôn cả Moldavia. Vương công Carol đã không thực sự hài lòng bởi diễn biến không thuận lợi của các cuộc đàm phán; cuối cùng ông cũng đành chịu sự thuyết phục của Bismarck (trong những bức thư trao đổi nguyên bản vào lúc đó hiện đã được công bố) nhằm chấp nhận thỏa hiệp với Nga theo quan điểm về tiềm năng kinh tế to lớn của lối vào trực tiếp Biển Đen của România và các hải cảng cổ xưa của nó không có lợi cho Bulgaria do nước này phải gánh chi phí cho việc giao thương đường biển.[9]

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ a b c Istoria Militară a Poporului Român (The Military History of the Romanian People), Centrul de Studii și Cercetări de Istorie și Teorie Militară, Editura Militară, București, 1987 (tiếng România)
  2. ^ Мерников А. Г., Спектор А. А. Всемирная история войн. — Минск: 2005. — С. 376.
  3. ^ Scafes, Cornel, et al., Armata română în războiul de independență 1877–1878. București, Editura Sigma, 2002, p. 149
  4. ^ a b Kaminskii, L. S., și Novoselskii, S. A., Poteri v proșlîh voinah (Victimele războaielor trecute). Medgiz, Moscova, 1947, pp. 36, 37
  5. ^ a b https://archive.org/stream/reminiscencesofk00kremiala "Reminiscences of the KING OF ROMANIA", Edited from the original with an Introduction by Sidney Whitman, Authorized edition, Harper& Brothers: New York and London, 1899
  6. ^ The telegram of Nikolai to Carol I (translated in Romanian): "Turcii îngrãmãdind cele mai mari trupe la Plevna ne nimicesc. Rog sã faci fuziune, demonstratiune si dacã'i posibil sã treci Dunãrea cu armatã dupã cum doresti. Între Jiu si Corabia demonstratiunea aceasta este absolut necesarã pentru înlesnirea miscãrilor mele" ("The Turks, massing together the largest army at Pleven, are laying us waste. I ask you to make mergers, demonstrations and if it is possible cross the Danube with the army as you wish. Between JiuCorabia this demonstration is absolutely necessary to facilitate my movements.)
  7. ^ “Treaty of San Stefano Russia-Turkey [1878]”. Encyclopedia Britannica. Truy cập 11 tháng 8 năm 2015.
  8. ^ Istoria Romanilor de la Carol I la Nicolae Ceausescu By Ioan Scurtu, pp 132
  9. ^ “Reminiscences of the King of Roumania”. Truy cập 11 tháng 8 năm 2015.

Liên kết ngoài

Kembali kehalaman sebelumnya