Nguyễn Văn Lập (tên khai sinh Kostas Sarantidis, tiếng Hy Lạp: Κώστας Σαραντίδης) là chiến sĩ nước ngoài duy nhất từng được phong tặng danh hiệu này.
Danh sách các cá nhân được tặng, truy tặng danh hiệu trong kháng chiến chống Pháp
Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần đầu tiên diễn ra vào tháng 5 năm 1952 tại Việt Bắc đã nêu khái niệm đầu tiên về danh hiệu "Anh hùng chiến đấu".[1] Sau kỳ đại hội này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh 107/SL tặng danh hiệu anh hùng cho 7 cá nhân, trong đó có 4 Anh hùng quân đội và 3 Anh hùng lao động.[2][3] Ngoài ra Đại hội dành một số Huân chương và danh hiệu Anh hùng cho các chiến sĩ Thi đua ở Nam Bộ không đến dự được. Đến tháng 2 năm 1953, tại Đại hội chiến sĩ thi đua miền Tây Nam Bộ, chiến sĩ du kích Nguyễn Văn Song được bầu là Anh hùng quân đội.[4]
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 31 tháng 8 năm 1955, Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể lễ tuyên dương danh hiệu "Anh hùng quân đội" lần thứ hai. Trong đợt này có 26 cán bộ, chiến sĩ (8 đồng chí là liệt sĩ) được phong tặng và truy tặng Anh hùng.[5][6]Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự và phát biểu tại lễ tuyên dương.
Ngày 7 tháng 5 năm 1956, Chính phủ tổ chức lễ tuyên dương Anh hùng lần thứ ba, tặng thưởng danh hiệu Anh hùng cho 43 cán bộ, chiến sĩ xuất sắc trong toàn quân, anh hùng Phạm Minh Đức - người đã hy sinh khi giúp nhân dân tránh bão tại huyện Kiến An, Hải Phòng năm 1955 là anh hùng được tuyên dương đầu tiên trong thời kỳ hòa bình xây dựng đất nước ở miền Bắc.[7]Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự và phát biểu tại lễ tuyên dương.
Liệt sĩ, hy sinh ngày 28/12/1951 trong trận đồn Cô Tô chiến dịch Hoà Bình, truy tặng Anh hùng. Trước đó hơn 2 tuần, anh còn một mình đuổi xe tăngPháp, nhảy lên thành xe, ném lựu đạn vào buồng lái để tiêu diệt xe trong trận tấn công cứ điểm Giang Mỗ.
Trung tá, khi tuyên dương là Trung đội trưởng Trung đội nữ du kích xã Tán Thuật, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Nữ anh hùng đầu tiên của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.
Tiểu đội trưởng pháo cao xạ 37 ly thuộc đại đội 827, tiểu đoàn 394, trung đoàn 367. Hy sinh khi lấy thân mình chèn pháo 37mm để pháo không rơi xuống vực trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Tiểu đội trưởng bộ binh thuộc Đại đội 212, Tiểu đoàn 19, Trung đoàn 108, Đại đoàn 305. Hy sinh khi chống địch càn quét tại chiến trường Nam Thừa Thiên tháng 11 năm 1950.
Chiến sĩ bộ binh thuộc Đại đội 1, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 53, Đại đoàn 350. Hy sinh khi cứu giúp đồng bào tránh bão tại huyện Kiến An, Hải Phòng ngày 25 tháng 9 năm 1955.
Chủ tịch xã kiêm Xã đội trưởng xã Nam Đak Đoa. Khi bị thực dân Pháp phục kích bắt được, ông đã lừa giặc vào bẫy chông để tiêu diệt và anh dũng hy sinh.
Đại đội trưởng vận tải thuộc Liên khu 5, có nhiệm vụ vận tải đường biển, đưa vũ khí và cán bộ từ vùng tự do Liên khu 5 vào chiến trường cực Nam Trung Bộ.
Tiểu đoàn phó đặc công thuộc Tiểu đoàn 323, Đại đoàn 324. Sau là Thiếu tướng, Tư lệnh Binh chủng Đặc công, Trưởng Đoàn Chuyên gia Quân sự Đặc công tại Cuba.
Tiểu đội trưởng nuôi quân thuộc Đại đội 9 Tiểu đoàn 11, Trung đoàn 209, Đại đoàn 312. Tham gia vận chuyển cơm nước cho bộ đội trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Trung tá, khi tuyên dương là Đại đội phó công binh thuộc Trung đoàn 333 (nay là Lữ đoàn Công binh vượt sông 239), Cục Công binh, phụ trách xây dựng cầu đường trong các chiến dịch lớn.
Đại tá, khi tuyên dương là Đại đội trưởng công binh thuộc Đại đoàn 330. Sau 4 năm chiến đấu (1950-1954) đã đánh chìm 5 tàu chiến địch, 1 xe lội nước, đánh hỏng nặng 2 chiếc tàu khác, diệt 12 tên sĩ quan và 46 lính Âu Phi, 491 lính ngụy, phá hủy nhiều vũ khí.
Tiểu đội trưởng đặc công, Phân khu miền Tây Nam Bộ.Trong 10 năm chiến đấu đã tự tay phá được 5 đầu máy xe lửa, một xe bọc thép, diệt 41 tên địch, thu 20 súng, vận động 3 đại đội ngụy ra hàng và 166 tên khác đấu tranh trở về nhà làm ăn.
Khi tuyên dương là Trung đội trưởng bộ binh Đại đội 5, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 98, Đại đoàn 316. Tham gia trận phòng ngự Đồi Xanh trong chiến dịch Điện Biên Phủ, được trao danh hiệu "Dũng sĩ Đồi xanh". Sau là Đại tá, giám đốc Nhà máy M1, Binh chủng Thông tin liên lạc; đại biểu Quốc hội khóa II.
Tiểu đội trưởng công binh thuộc Trung đoàn 1, Phân liên khu miền Tây Nam Bộ. Trong chiến đấu đã đặt mìn đánh sập 10 chiếc cầu quan trọng, phá hủy 4 xe quân sự, diệt 178 tên địch.
Đại tá, khi tuyên dương là Chính trị viên phó Đại đội thuộc Đoàn 151, Cục Công binh. Chỉ huy đào đường hầm đưa khối thuốc nổ ngàn cân vào lòng đồi A1 trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Khi tuyên dương là Trung đội phó thuộc Đại đội 2, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 570, Đại đoàn 330. Nguyên chiến sĩ Tiểu đoàn 307, tham gia chiến đấu tại chiến trường Nam Bộ. Sau là Đại tá, Chính ủy Sư đoàn Không quân 376.
Tiểu đội trưởng Tiểu đội 4, Đại đội 1, Tiểu đoàn 261A (Tiểu đoàn Giron), tham gia chiến đấu, chỉ huy đơn vị đẩy lùi địch, tiêu diệt 2 xe M-113, bắn bị thương 1 chiếc khác, góp công vào thắng lợi trong trận Ấp Bắc và đã anh dũng hy sinh.
Trung đội trưởng bộ đội đặc công Quảng Đà. Sau khi cùng đơn vị tiêu diệt gần hết 2 đại đội địch trong trận chống càn tại Điện Bàn ngày 20/12/1963 đã anh dũng hy sinh.
Trung đội phó Trung đội 3, Đại đội Quyết Thắng, Tiểu đoàn U Minh 2. Trong trận đánh ngày 8 tháng 12 năm 1962 đã bắn rơi 4 trực thăng với 8 phát đạn carbine. Hy sinh trong trận đánh đồn Vàm Cái Tàu tháng 10 năm 1963.
Tiểu đội phó du kích của xã Tân Thành Bình. Tham gia chiến đấu hơn 200 trận, diệt 46 lính Mỹ, phá 3 xe quân sự, thu và phá hủy nhiều súng đạn, máy thông tin của Mỹ, sáng tạo ra cách đánh bằng ong vò vẽ. Hy sinh trong trận chiến đấu ngày 26 tháng 10 năm 1964.
Chính trị viên Trung đội bộ đội địa phương huyện Tân Trụ. Trong thời gian chiến đấu tại địa phương đã tham gia 134 trận, diệt trên 100 tên giặc, trong đó có một số cố vấn Mỹ, 3 sĩ quan, 1 đồn trưởng, bắn cháy 1 trực thăng. Hy sinh ngày 13 tháng 5 năm 1971 tại Đức Hòa.
Đội trưởng Đội biệt động 65 nội thành Sài Gòn. Tham gia trận đánh kho bom Phú Thọ Hòa ngày 1 tháng 6 năm 1954, chỉ huy đơn vị tập kích hơn 30 trận vào các mục tiêu quân sự của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Hy sinh tại chiến trường Củ Chi năm 1966.
Tiểu đội trưởng bộ đội địa phương tỉnh Bình Định. Tham gia chiến đấu 20 trận, diệt hơn 70 tên địch, thu 26 súng các loại, đặc biệt đã chỉ huy một tổ độc lập thọc sâu phá 13 "ấp chiến lược".
Đại đội trưởng bộ đội địa phương huyện Sơn Tịnh. Một trong số những người đầu tiên góp sức gây dựng phong trào và xây dựng đơn vị lực lượng vũ trang đầu tiên của Khu 5.
Đại đội phó bộ đội địa phương huyện Nhà Bè. Tham gia chiến đấu 24 trận cùng đơn vị diệt 149 tên, bắt sống 15 tên, thu 59 súng và nhiều máy móc, tài liệu. Hy sinh khi chiến đấu chống trận càn Cedar Falls vào vùng "Tam giác sắt" năm 1967.
Chính trị viên phó huyện đội, cùng bà con làm liên lạc, tiếp tế cho cán bộ vùng Bác Ái; làm bẫy đá, vót chông, gài mìn, đào hầm hào phòng tránh và thành lập lực lượng du kích đánh địch. Chỉ huy trận phục kích bằng bẫy đá tại đèo Gia Túc tiêu diệt hơn 100 tên địch ngày 10 tháng 8 năm 1961.
Trung đội trưởng thuộc Đại đội 1, Tiểu đoàn 261 (tiểu đoàn Giron). Tham gia chiến đấu 24 trận, tự tay diệt 29 tên địch, bắt sống 14 tên, thu 12 súng các loại, bắn cháy 1 tàu chiến và 4 xe GMC.
Phó ban quân giới T.3, phụ trách bí thư chi bộ binh công xưởng tỉnh Cà Mau, lãnh đạo, tổ chức, xây dựng binh công xưởng và nghiên cứu sản xuất vũ khí phục vụ cho chiến trường.
Du kích xã Tam Ngãi. Tham gia trinh sát, chiến đấu 23 trận lớn nhỏ góp phần quan trọng cùng đơn vị diệt và làm tan rã trên 200 giặc, thu 70 súng. Trong công tác binh vận đã vận động phá vỡ nhiều binh sĩ địch. Hy sinh trong một trận oanh tạc bằng máy bay B-52 của Mỹ vào ngày 27 tháng 11 năm 1968.
Xã đội trưởng du kích xã A Lưới; tham gia chỉ huy, chiến đấu nhiều trận chống địch càn quét, bảo vệ làng xóm. Sau là Trung tá, đại biểu Quốc hội khóa VI, VII. Ông là cậu ruột của nữ anh hùng Hồ Kan Lịch.
Trung đội trưởng du kích xã Ia Lớp, huyện Chư Prông. Ngày 14 tháng 5 năm 1964, chỉ huy trung đội du kích cùng nhân dân làng Lan nổi dậy diệt 18 tên, đốt nhà hội đồng của địch bắt sống 6 tên, thu 12 súng các loại và nhiều đạn dược. Khi máy bay địch đến oanh tạc, đã dùng súng trường bắn rơi 1 máy bay lên thẳng.
Thiếu úy, chính trị viên Đại đội 3, Tiểu đoàn 14 pháo cao xạ, Sư đoàn 325, Quân khu 4. Hy sinh trong trận chiến đấu chống máy bay Mỹ tại miền Tây tỉnh Quảng Bình ngày 18 tháng 11 nǎm 1964.
Đại tá, khi tuyên dương là Thượng sĩ, quan sát viên đảo Cồn Cỏ. Trong ba năm làm nhiệm vụ trên đảo, đã góp phần cùng đơn vị bắn rơi 20 máy bay Mỹ (riêng tổ trinh sát trực tiếp bắn rơi một chiếc) và xác định các vị trí có bom địch chưa nổ để công binh xử lý.
Trung tá, khi tuyên dương là binh nhất, pháo thủ số 2 Đại đội 3, Tiểu đoàn 9 pháo cao xạ, bộ đội địa phương Quảng Bình, chiến đấu bảo vệ đập Cẩm Ly (huyện Lệ Thủy).
Thiếu úy, đội trưởng đội kỹ thuật lắp ráp tên lửa thuộc Tiểu đoàn 65, Trung đoàn 236, Bộ tư lệnh Phòng không - Không quân. Có nhiều sáng kiến trong cải tiến kỹ thuật, sửa chữa thiết bị phục vụ chiến đấu.
Thượng sĩ, Trung đội trưởng thuộc Đại đội 6 công binh, Tiểu đoàn 2 thuộc binh chủng công binh Sư đoàn 7; phụ trách rà phá bom mìn. Sau là Thượng tá, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự huyện Trà Lĩnh.
Thượng úy, Chính trị viên Đoàn tàu không số thuộc Đoàn 125 Hải quân. Từ 1961-1966 đã chỉ huy 16 chuyến tàu cập các bến ở Nam bộ an toàn, chở theo hơn 1.000 tấn vũ khí và các trang thiết bị cho chiến trường miền Nam. Sau là Thiếu tá, Phó Chính ủy Công xưởng Nhà Bè thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân.
Thiếu úy, tổ trưởng tổ ụ đà, xưởng X.46 hải quân. Có 12 sáng kiến được Hội đồng kỹ thuật công nhận, được cấp trên khen thưởng và nhiều nơi áp dụng có hiệu quả cao.
Thượng úy, Phân đội trưởng Phân đội 2 thuộc đội ca nô Hồng Hà, Cục Vận tải, Tổng cục Hậu cần. Có nhiều thành tích trong vận tải hàng hóa phục vụ kháng chiến.
Tiểu đội trưởng Tiểu đội 2, Tiểu đoàn 51, Quân khu Tây Bắc. Tham gia chiến đấu tại chiến trường Lào; tham gia phòng ngự chốt giữ mỏm Phu Cút, trận phòng ngự Mường Ngàn ngày 19 tháng 3 năm 1966.
Chuẩn úy, Trung đội phó trinh sát thuộc Tiểu đoàn 923, Đoàn 959 bộ đội tình nguyện tại Lào. Tham gia trận tập kích đồn Noọng Khạng đêm ngày 2 tháng 2 năm 1966. Sau là Thiếu tá, trợ lý trinh sát, Sư đoàn 324, Quân khu 4.
Thượng úy, bộ đội tình nguyện tại Lào. Tham gia công tác dân tộc, địch vận tại Lào, kêu gọi được 300 tên phỉ ra đầu hàng. Sau là Đại tá, Phó chỉ huy trưởng về Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lai Châu.
Trung sĩ, Tiểu đội trưởng Đại đội 10 thông tin, Tiểu đoàn 78 quân bưu, Cục Thông tin liên lạc; vận chuyển công văn, tài liệu đảm bảo an toàn và kịp thời trên mặt trận phía Tây của Tổ quốc và nước bạn Lào.
Trung tá, khi tuyên dương là dân quân tiểu khu Nam Ngạn - Hàm Rồng; tham gia tiếp tế, tải đạn cho bộ đội chiến đấu tại cầu Hàm Rồng. Người vác hai hòm đạn nặng 98 kg trong khi trọng lượng cơ thể của bà chỉ có 42 kg.
Trung đội trưởng dân quân xã Quỳnh Vinh, chỉ huy đơn vị phối hợp cùng bộ đội chiến đấu trên 50 trận với máy bay Mỹ bảo vệ ga Hoàng Mai, tham gia sản xuất, bốc dỡ hàng tại nhà ga lập nhiều thành tích.
Xã đội trưởng xã Sín Hồ Sán, huyện Si Ma Cai. Chỉ huy dân quân phối hợp bộ đội chủ lực tổ chức nhiều trận đánh, đuổi giặc Pháp, tiễu phỉ ra khỏi Si Ma Cai. Từ năm 1949 đến năm 1959, cùng đồng đội vận động được 606 tên phỉ ra hàng; tích cực xây dựng, nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc H'Mông.
Thiếu tá, Giám đốc Xưởng Sửa chữa xe máy X46, Trạm Sửa chữa tổng hợp Quân khu 4 (T41); sáng tạo hàng chục sáng kiến có giá trị, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sửa chữa, bảo quản phương tiện phục vụ trên chiến trường.
Tổ trưởng kỹ thuật Nhà máy Z.2, Cục Quân giới, Tổng cục Hậu cần. Có nhiều sáng kiến giúp tăng năng suất, tiết kiệm nguyên vật liệu, bảo đảm chất lượng, đáp ứng kịp thời yêu cầu của chiến trường, góp phần giải quyết được nhiều khó khăn về sản xuất của các xưởng quân giới trong cuộc kháng chiến chống Pháp, góp phần vào thắng lợi chung.
Đại úy, phi công thuộc Trung đoàn không quân 923; bắn hạ 2 máy bay AD-6 của Mỹ bằng máy bay MiG-17 khi chưa đầy 2 phút trong trận đánh đêm đầu tiên ngày 3 tháng 2 năm 1966. Sau là Đại tá, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 923.
Thiếu úy, công tác tại đồn biên phòng Leng Su Sìn; tham gia tiểu phỉ, giúp đỡ đồng bào dân tộc Hà Nhì sản xuất, định canh, định cư, trồng lúa nước, xóa mù chữ... Hy sinh ngày 8 tháng 8 năm 1961 do căn bệnh sốt rét ác tính khi mới 26 tuổi. Anh hùng đầu tiên của Bộ đội Biên phòng.
Trung úy, đội trưởng Đội trinh sát ngoại tuyến thuộc Ban trinh sát, Công an nhân dân vũ trang khu Vĩnh Linh; bảo vệ giới tuyến quân sự tạm thời tại Vĩnh Linh, xây dựng cơ sở cách mạng ở phía bờ nam giới tuyến, tổ trưởng giao thông liên lạc giữa đặc tình và trinh sát; bảo vệ cán bộ qua lại địa bàn hoạt động; diệt ác, phá kìm, đẩy mạnh phong trào đấu tranh của quần chúng.
Trung úy, phụ trách đội công tác cơ sở, thuộc đồn biên phòng Sốp Cộp; vận động quần chúng, tiễu phỉ, trừ gian, bảo vệ trật tự trị an vùng đồng bào các dân tộc ở miền cao biên giới. Phối hợp với nước bạn Lào đảm bảo an ninh khu vực biên giới.
Xã đội trưởng xã Nhuận Đức. Trong chiến đấu đã tiêu diệt 120 lính Mỹ, 8 xe cơ giới và 1 máy bay lên thẳng. Hy sinh trong trận chống càn ngày 28 tháng 7 năm 1967.
Tiểu đội trưởng thuộc Đại đội 1, Tiểu đoàn 72 bộ đội địa phương tỉnh Quảng Nam. Tham gia chiến đấu 53 trận, tiêu diệt và làm bị thương trên 70 tên địch, bắt sống 15 tên, thu 25 súng các loại, đánh hỏng 3 xe bọc thép. Hy sinh trong trận chống càn ngày 26 tháng 6 năm 1966.
Tiểu đội trưởng trinh sát bộ đội địa phương quận Dĩ An. Khi bị thương cả hai chân đã dùng lựu đạn tấn công tiêu diệt giặc và anh dũng hy sinh ngày 28 tháng 5 năm 1966.
Tiểu đội trưởng bộ binh Đại đội 3, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 15, Sư đoàn 9, tham gia chiến đấu trong trận Bình Giã. Trong trận phòng thủ sân bay Thuận Lợi đã tiêu diệt 30 tên địch và anh dũng hy sinh ngày 12 tháng 6 năm 1965.
Tiểu đội phó thuộc Đại đội 2, Tiểu đoàn 303, bộ đội chủ lực Tây Nam Bộ. Hy sinh trong trận chống càn tại khu vực kênh xáng Cò Tuất ngày 8 tháng 2 năm 1966.
Tổ trưởng tổ sản xuất và sửa chữa vũ khí xã Nhuận Đức. Nghiên cứu chế tạo mìn gạt đánh xe cơ giới và sửa chữa, cải tiến nhiều loại vũ khí khác. Sau là Trung tá, Phó Chủ nhiệm kỹ thuật Quân khu 7.
Xã đội trưởng xã Điện Hòa kiêm Huyện đội phó Huyện đội Điện Bàn. Danh hiệu "Kiện tướng diệt Mỹ". Sau là Trung tá, đảm nhiệm công tác dân vận tại Tỉnh đội Quảng Nam.
Đại đội phó thuộc Tiểu đoàn 52 bộ đội địa phương tỉnh Bình Định. Sau là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 52. Hy sinh trong trận đánh ngày 18 tháng 8 năm 1968.
Trung đội phó du kích xã Lợi An. Trên đường đi dự Đại hội anh hùng, chiến sĩ thi đua miền Tây Nam Bộ lần 2 bị địch phục kích, ông và người em trai đã anh dũng chống trả và hy sinh.
Nữ anh hùng đầu tiên trên của dân tộc Pa Kô. Tham gia chiến đấu tại chiến trường Tây Thừa Thiên. Sau là Phó chỉ huy quân sự huyện A Lưới. Bà là cháu của Anh hùng Hồ Vai, chị ruột Anh hùng Hồ A Nun.
Trung đội trưởng thông tin, bộ đội chủ lực miền Đông Nam Bộ. Phụ trách tổ thông tin vô tuyến điện, cung cấp tin tức kịp thời phục vụ cấp trên chỉ đạo đánh giặc.
Trung đội phó thuộc Đại đội 2, Tiểu đoàn 7, Trung đoàn 16 bộ đội chủ lực miền Đông Nam Bộ. Tham gia trận đánh Mỹ tại Chà Dơ (Dương Minh Châu, Tây Ninh). Sau là Thiếu tá, công tác tại Ban chỉ huy quân sự huyện Hoằng Hóa.
Đại đội phó Đại đội đặc công 506A tỉnh đội Quảng Ngãi. Tham gia chiến đấu 30 trận, tự tay diệt và bắt sống 79 tên, thu 33 khẩu súng các loại, đánh hỏng một xe M.113.
Trung đội phó thuộc Đại đội 2, Tiểu đoàn 20, Quân khu 5, chiến đấu 59 trận, diệt 38 tên giặc, thu 25 súng các loại, bắn rơi 1 máy bay lên thẳng, phá hủy 1 xe vận tải.
Xã đội trưởng xã Mỹ Thủy, huyện Hương Thủy, tham gia chiến đấu 45 trận, diệt 112 tên địch (có 34 tên Mỹ), phá hủy 10 xe quân sự, thu nhiều vũ khí, tài liệu...
Tiểu đội trưởng đại liên thuộc Đại đội 1, Tiểu đoàn 445, bộ đội địa phương tỉnh Bà Rịa. Trong chiến đấu diệt được 180 tên địch (có 73 lính Mỹ và 25 lính Úc), diệt 1 xe M.41 và 1 xe quân sự, thu 27 súng các loại và 2 máy thông tin.
Đại đội bậc phó, trợ lý công binh thuộc đoàn 149, Cục hậu cần Miền. Trong 6 năm, ông và đồng đội đã mở được 29 con đường rừng dài gần 200 km, bắc 55 cầu to, nhỏ phục vụ chiến đấu, bảo đảm vận chuyển hàng hóa và thương binh.
Tiểu đoàn phó biệt động Sài Gòn - Gia Định, tham gia kháng chiến từ năm 1947. Nguyên cụm trưởng cụm 3,4,5 Biệt động Sài Gòn, tham gia nghiên cứu, chỉ huy nhiều trận tập kích của lực lượng biệt động. Lữ đoàn phó kiêm Chỉ huy cánh Bắc của Lữ đoàn 316, tham gia trận đánh giữ cầu Rạch Chiếc trong Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Sau là Đại tá, công tác tại Bộ tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh.
Tiểu đội trưởng thuộc Đại đội 1, tiểu đoàn bộ đội địa phương tỉnh Long An. Tham gia chiến đấu 26 trận, diệt 34 tên, bắt sống 12 tên, thu 19 khẩu súng các loại.
Trung đội trưởng du kích xã Bình Đông, tham gia chiến đấu bám trụ ở vành đai Sân bay Chu Lai lập nhiều thành tích. Sau là Chính ủy Trung đoàn 972, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ngãi.
Đặc công Sài Gòn, tham gia trận đánh sân bay Tân Sơn Nhất đêm 2 tháng 12 năm 1966. Sau bị địch bắt và đày đi Côn Đảo, ông bị sát hại trong tù năm 1968.
Thượng sĩ, Trung đội phó pháo cao xạ thuộc Đại đội 3, Trung đoàn 233, Sư đoàn 361, Quân chủng Phòng không - Không quân. Tham gia chiến đấu nhiều trận chống máy bay Mỹ, bảo vệ bầu trời Hà Nội.
Hạ sĩ, khẩu đội trưởng pháo cao xạ 100 mm thuộc Đại đội 172, Trung đoàn 240, Sư đoàn 363, Quân chủng Phòng không - Không quân. Tham gia chiến đấu hơn 300 trận, bắn rơi nhiều máy bay Mỹ, bảo vệ an toàn các mục tiêu: Thành phố Vinh, phà Bến Thủy, cầu Lai Vu. Sau là Thiếu tá, Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn Phòng không 240.
Trung úy, trưởng xe kiêm sĩ quan điều khiển thuộc Tiểu đoàn 71 tên lửa, Trung đoàn 285, Sư đoàn Phòng không 369. Tham gia điều khiển tên lửa bắn rơi nhiều máy bay Mỹ.
Thượng sĩ, Trung đội trưởng lái xe thuộc Đại đội 3, Đoàn 878, Binh trạm 16, Đoàn 500 Tổng cục Hậu cần. Phụ trách vận chuyển vũ khí, lương thực phục vụ chiến trường.
Trung tá, nguyên Phó chỉ huy trưởng động viên, Ban chỉ huy quân sự quận Thủ Đức. Tham gia trận đánh sân bay Biên Hòa, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, phá hủy nhiều xe quân sự.
Chiến sĩ du kích Địa đạo Củ Chi, danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng (truy tặng năm 1994), có 1 người chồng, 8 người con và 2 người cháu hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ - nguỵ
Chính trị viên phó Đại đội 3, Nguyên xạ thủ A72, Đại đội 3, Tiểu đoàn 172, Trung đoàn tên lửa 64, Sư đoàn Phòng không 361, Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam. Thượng Tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, Kỹ sư Thủy Lợi.
Danh sách các cá nhân được tặng, truy tặng danh hiệu từ 1979 - 2000
Danh sách các Anh hùng được tuyên dương trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế và trong công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1979 đến năm 2000.
Tiểu đoàn phó, Tiểu đoàn 122, Cục Quân báo, Bộ Tổng Tham mưu. Người chỉ huy trận đánh thu được tấm bản đồ Điện Biên Phủ của Pháp. Ông hy sinh ngày 8 tháng 4 năm 1954 trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Chuẩn úy, Tổ trưởng cơ yếu B49 phòng tình báo Miền J22. Hy sinh khi chống địch càn quét ngày 26 tháng 12 năm 1968 tại An Tịnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
Chiến sĩ du kích xã Châu Thới. Tham gia 44 trận đánh, diệt và làm thiệt hại 30 xe quân sự, diệt 4 đồn, giải phóng 2 xã, thu nhiều vũ khí quân trang, quân dụng. Hy sinh trong cuộc tập kích vào đoàn xe địch trên đoạn cầu Phú Giáo năm 1964.
Chính trị viên Đại đội 1, Đại đội chiến sĩ cảm tử thuộc Tiểu đoàn 101 Vệ quốc đoàn. Hy sinh khi dùng bom ba càng diệt xe tăng Pháp ngày 20 tháng 12 năm 1946.
Trung úy, Phòng điệp báo ngoài nước (nay là Cục 25, Tổng cục II). Hy sinh trong trận đánh sân bay Udon, phá hủy 4 máy bay F5 của Mỹ tại Thái Lan (05/1968).
Trưởng ban Phụ nữ vận Khu ủy Sài Gòn - Gia Định, lãnh đạo phong trào phụ nữ khu vực Sài Gòn, Chợ Lớn. Bị địch thủ tiêu vào đêm ngày 31 tháng 1 năm 1968 (mùng 2 Tết Mậu Thân).
Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 426 (nay là Lữ đoàn 74, Tổng cục II). Hy sinh trong trận đánh đồn Na U - đồn cắt trục đường số 4, con đường chiến lược nối Đông Bắc với Việt Bắc ngày 28 tháng 10 năm 1947.
Đại đội trưởng Đại đội 243, Tiểu đoàn 11, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312. Trực tiếp chiến đấu trong trận Him Lam mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ. Hy sinh bên bờ sông Nậm Rốm trong trận tấn công đợt 2 Chiến dịch Điện Biên Phủ trưa ngày 2 tháng 4 năm 1954.[39]
Công tác tại Ban Tuyên huấn Khu V, sau làm phóng viên thông tấn rồi chuyển sang làm việc tại Tiểu ban Văn nghệ Khu V. Nhà văn thuộc Hội Nhà văn Việt Nam
Sinh viên trường Cao đẳng Nông lâm ở Sài Gòn dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa. Tham gia nhiều phong trào phản chiến, trả tự do cho chiến sĩ cộng sản, đòi Mỹ rút quân và thay đổi chế độ ở miền Nam Việt Nam.
Quyền Trưởng ban An ninh Khu 8 (Trung Nam Bộ); Trưởng ty An ninh tỉnh Mỹ Tho (Tiền Giang), tỉnh Long Châu Sa[42]
Đỗ Sa (Đỗ Châu Sa)
1930-2022
Đà Nẵng
2012
Đại tá, Tiểu đội trưởng D20 (1947-1954 Chiến thắng Bồ Bồ); Tiểu đoàn trưởng D70, (1962-1965 Chiến thắng Núi Thành, Chiến thắng Đông Dương); Trung đoàn trưởng E21, F2 (1965-1968); E141B mặt trận 4 (1968-1970); Lữ trưởng Lữ 52, Sư đoàn phó - Tham mưu trưởng F2, (1970-1975); Phó Sư đoàn trưởng F859 (1981-1986) – Quân khu 5
Đại tá, họa sĩ, nhà điêu khắc; nguyên Trợ lý Phòng Tuyên huấn, Cục Chính trị, Quân đoàn 2. Người đã vẽ chân dung chủ tịch Hồ Chí Minh bằng máu của mình khi bị thương mù cả hai mắt ngay trên chiến trường năm 1975.
Thượng sĩ, Trung đội trưởng, chiến sỹ cảm tử Đại đội 5, Đoàn 10, đặc công Rừng Sác. Hy sinh trong trận đánh đêm ngày 2 rạng sáng ngày 3 tháng 12 năm 1973, thiêu huỷ toàn bộ căn cứ Tổng kho xăng dầu Nhà Bè của Mỹ - Ngụy bên sông Lòng Tàu.
Nguyên Chiến sĩ quốc tế, Trung đoàn 803, Trung đoàn 108, Liên khu 5; chiến sĩ người nước ngoài duy nhất được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Đội trưởng Đội phá bom, Đại đội 404 (thuộc Đội 40 TNXP), phụ trách phá bom, thông đường tại ngã ba Cò Nòi và đường ngầm Hát Lót (Sơn La) phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Đội phó Đội phá bom, Đại đội 404 (thuộc Đội 40 TNXP), phụ trách phá bom, thông đường tại ngã ba Cò Nòi và đường ngầm Hát Lót (Sơn La) phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Thiếu tướng, nguyên Tư lệnh Quân khu Sài Gòn – Gia Định, Phó Tư lệnh Quân khu 7. Phó Trưởng đoàn chuyên gia 385 đặc trách về công tác phòng thủ đô thị cho Cuba.
Liệt sĩ, người đã lấy thân mình che chở cho các em nhỏ khi quân Mỹ ném bom vào khu vực cầu Ghép ngày 4 tháng 4 năm 1965. Hy sinh ngày 5 tháng 4 năm 1965 do vết thương quá nặng khi mới 13 tuổi.
Ban An ninh - quân sự huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Trong chiến đấu đã diệt 19 tên địch, làm bị thương 38 tên; dẫn đầu nhiều đoàn biểu tình với hàng nghìn lượt đồng bào tham gia đấu tranh chính trị với địch.
Đại đội phó đại đội 3, Tiểu đoàn 172, Trung đoàn tên lửa 64, Sư đoàn Phòng không 361, Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam, Nghề nghiệp Kỹ sư Thủy Lợi - sở Nông nghiệp & PT Nông thôn tỉnh Nghệ An.
^“Anh hùng Cao Thế Chiến”. Tri ân liệt sĩ tỉnh Thái Nguyên. 11 tháng 12 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2023.