Dean Acheson |
---|
|
|
Ngoại trưởng Hoa Kỳ thứ 51 |
---|
Nhiệm kỳ 21 tháng 1 năm 1949 – 20 tháng 1 năm 1953 3 năm, 365 ngày |
Tổng thống | Harry S. Truman |
---|
Tiền nhiệm | George C. Marshall |
---|
Kế nhiệm | John Foster Dulles |
---|
|
Thông tin cá nhân |
---|
Sinh | Dean Gooderham Acheson (1893-04-11)11 tháng 4, 1893 Middletown, Connecticut, Hoa Kỳ |
---|
Mất | 12 tháng 10, 1971(1971-10-12) (78 tuổi) Sandy Spring, Maryland, Hoa Kỳ |
---|
Nơi an nghỉ | Oak Hill Cemetery in Washington, D.C., Hoa Kỳ |
---|
Đảng chính trị | Dân chủ |
---|
Phối ngẫu | Alice Caroline Stanley (1917 - 1971, năm ông mất) |
---|
Con cái | David Campion Acheson Jane Acheson Brown Mary Eleanor Acheson Bundy |
---|
Alma mater | Đại học Yale (BA) Đại học Harvard (LLB) |
---|
Chuyên nghiệp | Luật sư |
---|
Phục vụ trong quân đội |
---|
Phục vụ | Vệ binh Quốc gia Hoa Kỳ |
---|
Tham chiến | Chiến tranh thế giới thứ nhất |
---|
Dean Gooderham Acheson (phát âm ATCH-iss-ən;[1] 11 tháng 4 năm 1893 – 12 tháng 10 năm 1971) là một chính trị gia và luật sư Hoa Kỳ. Là ngoại trưởng Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Harry S. Truman từ 1949 đến 1953, ông đã đóng vai trò trung tâm trong việc xác định chính sách ngoại giao của Mỹ trong suốt Chiến tranh Lạnh.[2] Acheson đã có đóng góp trong việc thiết kế kế hoạch Marshall đồng thời giữ vai trò quan trọng trong việc phát triền chủ thuyết Truman và sáng lập ra NATO.
Quyết định nổi tiếng nhất của Acheson là thuyết phục Tổng thống Truman can thiệp vào chiến tranh Triều Tiên tháng 6 năm 1950. Ông cũng thuyết phục Truman gửi viện trợ và cố vấn hỗ trợ cho quân Pháp ở Đông Dương dù rằng rốt cuộc năm 1968 ông đã khuyên Tổng thống Lyndon B. Johnson đàm phán hòa bình với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba, tổng thống John F. Kennedy đã cho triệu tập Acheson để hỏi ý kiến, đưa ông vào uỷ ban chấp hành (EXCOMM), một nhóm cố vấn chiến lược.
Cuối thập niên 1940, Acheson bị công kích mạnh mẽ xoay quanh chính sách của Truman với Trung Quốc và việc Acheson bảo vệ cho những nhân viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (ví dụ như Alger Hiss) bị buộc tội trong các cuộc điều tra trong Khủng hoảng đỏ chống cộng sản và Khủng hoảng Lavender chống đồng tính của thượng nghị sĩ Joseph McCarthy và những người khác.
Tham khảo