Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

Dị ứng trứng

Dị ứng trứng
Trứng gà ốp lết
Khoa/NgànhMiễn dịch học Sửa đổi tại Wikidata
Dịch tễ~1,5% (các nước phát triển)[1][2]

Dị ứng trứng là một quá mẫn miễn dịch đối với các protein được tìm thấy trong trứng gà, và có thể là trứng ngỗng, vịt, hoặc gà tây. Các triệu chứng có thể khởi phát nhanh hoặc chậm. Trước đây có thể bao gồm sốc phản vệ, một tình trạng có khả năng đe dọa tính mạng cần được điều trị bằng epinephrine. Các triệu chứng khác có thể bao gồm viêm da dị ứng hoặc viêm thực quản.[3]

Tại Hoa Kỳ, 90% phản ứng dị ứng với thực phẩm do sữa bò, trứng, lúa mì, động vật giáp xác,đậu phộng, quả kiên, đậu nành.[4] Công bố sự có mặt của lượng chất gây dị ứng trong thực phẩm không bắt buộc ở bất kỳ quốc gia nào, ngoại trừ Brazil.[5]

Phòng ngừa bằng cách tránh ăn trứng và thức ăn có thể chứa trứng, chẳng hạn như bánh hoặc bánh quy.Chưa rõ việc sớm đưa trứng vào chế độ ăn của trẻ từ 4–6 tháng tuổi có làm giảm nguy cơ dị ứng trứng hay không.[6]

Dị ứng trứng xảy ra chủ yếu ở trẻ em nhưng có thể ở cả người lớn. Tại Hoa Kỳ, đây là dị ứng thức ăn phổ biến thứ hai ở trẻ em sau sữa bò. Hầu hết trẻ em đều bị dị ứng trứng ở tuổi lên năm, nhưng một số người vẫn bị dị ứng trong suốt cuộc đời.[7][8] Ở Bắc Mỹ và Tây Âu, dị ứng trứng xảy ra từ 0,5% đến 2,5% trẻ em dưới 5 tuổi. Đa số phát triển ở độ tuổi đi học, nhưng khoảng một phần ba, dị ứng vẫn tồn tại đến tuổi trưởng thành. Dự báo sự tồn tại dị ứng dai dẳng ở người lớn là sốc phản vệ, globulin miễn dịch  E (IgE) trong chế độ ăn trứng cao, đáp ứng mạnh với xét nghiệm chích da và không dung nạp với thực phẩm nướng chứa trứng.

Tham khảo

  1. ^ Caubet JC, Wang J (2011). “Current understanding of egg allergy”. Pediatr. Clin. North Am. 58 (2): 427–43, xi. doi:10.1016/j.pcl.2011.02.014. PMC 3069662. PMID 21453811.
  2. ^ Urisu A, Kondo Y, Tsuge I (2015). “Hen's Egg Allergy”. Chem Immunol Allergy. 101: 124–30. doi:10.1159/000375416. PMID 26022872.
  3. ^ National Report of the Expert Panel on Food Allergy Research, NIH-NIAID 2003 “Archived copy” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2006.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  4. ^ "Food Allergy Facts" Lưu trữ 2012-10-06 tại Wayback Machine Asthma and Allergy Foundation of America
  5. ^ “Agência Nacional de Vigilância Sanitária Guia sobre Programa de Controle de Alergênicos”. Agência Nacional de Vigilância Sanitária (ANVISA). 2016. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2018.
  6. ^ Ierodiakonou D, Garcia-Larsen V, Logan A, Groome A, Cunha S, Chivinge J, Robinson Z, Geoghegan N, Jarrold K, Reeves T, Tagiyeva-Milne N, Nurmatov U, Trivella M, Leonardi-Bee J, Boyle RJ (2016). “Timing of Allergenic Food Introduction to the Infant Diet and Risk of Allergic or Autoimmune Disease: A Systematic Review and Meta-analysis”. JAMA. 316 (11): 1181–1192. doi:10.1001/jama.2016.12623. PMID 27654604.
  7. ^ Urisu A, Ebisawa M, Ito K, Aihara Y, Ito S, Mayumi M, Kohno Y, Kondo N (2014). “Japanese Guideline for Food Allergy 2014”. Allergol Int. 63 (3): 399–419. doi:10.2332/allergolint.14-RAI-0770. PMID 25178179.
  8. ^ "Egg Allergy Facts" Lưu trữ 2013-01-12 tại Wayback Machine Asthma and Allergy Foundation of America
Kembali kehalaman sebelumnya