Frestonia, tên chính thức Cộng hòa Tự do và Độc lập Frestonia (tiếng Anh: Free and Independent Republic of Frestonia) là một vi quốc gia ở London, Vương quốc Anh, được thành lập bởi những công dân sống trên đường Freston vào năm 1977.[1][2] Cư dân của nước này bao gồm các nghệ sĩ, nhạc sĩ, nhà văn, diễn viên và nhà hoạt động.[3] Nam diễn viên David Rappaport là Bộ trưởng Ngoại giao, trong khi nhà viết kịch Heathcote Williams là Đại sứ tại Vương quốc Anh.
Địa lý
Frestonia bao gồm một tam giác đất rộng 1,8 mẫu Anh (0,73 ha) (bao gồm cả các khu vườn chung) được hình thành bởi đường Freston, đường Bramley và đường Shalfleet, W10,[4] vào thời điểm đó thuộc về Khu Hammersmith của London. Vùng đất này hiện thuộc về Khu Hoàng gia Kensington và Chelsea.[5]
Trước khi xây dựng Westway, đường Freston được gọi là đường Latimer, và ga tàu điện ngầm gần đó vẫn mang tên cũ.[6]
Nguồn gốc
Hầu hết cư dân của đường Freston là những người chiếm dụng nhà vô chủ vào đầu những năm 1970.[7] "Cộng hòa Frestonia" tiếp tục hoạt động dưới hình thức tập thể vào những năm 1980, trở thành trung tâm sáng tạo cho các nhà văn, nghệ sĩ và nhạc sĩ cũng như các nhà hoạt động văn hóa.[8] Khi hội đồng Đại Luân Đôn lên kế hoạch tái phát triển khu vực này, 120 cư dân trước hết đã lấy cùng một họ là Bramley với mong muốn hội đồng sẽ tái định cư cho họ.[9]
Tuyên bố độc lập
Hội đồng đe doạ chính thức trục xuất các cư dân đường Freston, vì vậy tại một cuộc họp công khai với sự tham dự của 200 người, cư dân Nicholas Albery — lấy cảm hứng từ bộ phim hài hước Passport to Pimlico và chuyến thăm trước đó đến Thành phố tự do Christiania ở Copenhagen — đề nghị họ ủng hộ nền độc lập Frestonia của với phần còn lại của Vương quốc Anh. Một cuộc trưng cầu dân ý cho biết có 94% cư dân ủng hộ kế hoạch và 73% ủng hộ việc gia nhập Cộng đồng Kinh tế Châu Âu. Nền độc lập được tuyên bố vào ngày 31 tháng 10 năm 1977. Trong một tranh chấp pháp lý liên quan đến việc trình diễn trái phép vở kịch Người bất tử của mình, Heathcote Williams đã giành được phán quyết từ tòa án Vương quốc Anh rằng Frestonia, vì hành động này, sẽ không phải là một phần của Vương quốc Anh.[10]
Frestonia đã thông qua tiêu ngữ tiếng LatinhNos Sumus Una Familia — Tất cả chúng ta là một gia đình — và nộp đơn xin gia nhập Liên Hợp Quốc.[11]
Văn hóa, giao tiếp, giao thông và kinh tế
Frestonia có quốc kỳ riêng; tem bưu chính; tem hộ chiếu cho du khách; tờ báo riêng với tên gọi The Tribal Messenger;[12] cũng như một phòng trưng bày nghệ thuật.[13]
Khi Frestonia kỷ niệm 5 năm thành lập vào năm 1982, dân số lên tới 97 người sống trong 23 ngôi nhà. Cùng năm, The Clash thu âm album Combat Rock của họ tại "Trụ sở của Nhân dân" ở Frestonia. Những ban nhạc như Killing Joke và Girlschool cũng luyện tập ở đây.[21]
Suy tàn và sụp đổ
Sau khi báo chí quốc tế đưa tin, các cư dân đã thương lượng với chính quyền địa phương để được tiếp tục cư trú và tái phát triển khu đất có thể chấp nhận được. Một số người Frestonia không hài lòng với việc này và đã chuyển đi nơi khác. Theo Tony Sleep, một nhiếp ảnh gia[22] cư trú tại đây với tạp chí ảnh trực tuyến[23] ghi lại lịch sử của khu vực, sau khi những người này rời đi, nhà của họ thường được cư trú bởi những người có vấn đề về rượu và ma túy. Những người Frestonia còn lại trở nên mất khả năng duy trì những lý tưởng của "quốc gia" Frestonia nên họ tuyên bố sự cáo chung của quốc gia này.
Tình trạng hiện tại
Sau khi vi quốc gia Frestonia sụp đổ, một cộng đồng địa phương truyền thống hơn đã phát triển, không có bất kỳ tuyên bố ly khai nào khỏi Vương quốc Anh. Một số cư dân tại đây là con hoặc cháu của những người Frestonia ban đầu, mặc dù cũng có một lượng lớn cư dân mới.
Một dự án văn phòng mới nổi, cũng được đặt tên là Frestonia, được xây dựng trên địa điểm liền kề ở ngã ba đường Bramley và đường St Anns, và do trụ sở của Cath Kidston quản lý. Một dự án văn phòng lớn thứ hai cũng được các nhà phát triển đặt tên là Frestonia được xây dựng tại địa chỉ 125/135 đường Freston vào năm 2001.[24]
Những phát triển đáng kể xuất hiện vào những năm 2000 với việc hoàn thành trụ sở của Monsoon Accessorize (2007) và TalkTalk (2009) ở phía sau địa chỉ 91–121 đường Freston.[25] Quỹ Louise T Blouin (2006) được xây dựng ở phố Olaf gần đó.[26] Khu phức hợp mua sắm Westfield London rộng 150.000 m² gần đó mở cửa vào năm 2008.
^Cooke, Robin (ngày 4 tháng 6 năm 2001). “Beneath the Mirror Ball”. Australian Broadcasting Corporation. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2007.
^“The Eddie Woods Archive”. American Literary Studies. Stanford University Library. ngày 6 tháng 8 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2007.