Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

Gliese 710

Gliese 710
Dữ liệu quan sát
Kỷ nguyên J2000      Xuân phân J2000
Chòm sao Cự Xà
Xích kinh 18h 19m 50,8412s[1]
Xích vĩ –01° 56′ 19,003″[1]
Cấp sao biểu kiến (V) 9,66[2] (9.65–9.69)[3]
Các đặc trưng
Kiểu quang phổK7 Vk[4]
Chỉ mục màu U-B+1,26[2]
Chỉ mục màu B-V+1,37[2]
Kiểu biến quangNghi ngờ[3]
Trắc lượng học thiên thể
Vận tốc xuyên tâm (Rv)-14,525 ± 0,435 km/s
Chuyển động riêng (μ) RA: -0,460 ± 0,084[5] mas/năm
Dec.: -0,028 ± 0,074[5] mas/năm
Thị sai (π)52,519 ± 0,048[6] mas
Khoảng cách62,1 ± 0,06 ly ly
(19,04 ± 0,02 pc pc)
Cấp sao tuyệt đối (MV)8,20[7] (8,19-8,23)[note 1]
Chi tiết
Khối lượng0,60[8] M
Bán kính0,67[9] R
Độ sáng (nhiệt xạ)0,100+0
−0,001
[6] L
Độ sáng (thị giác, LV)0,045[note 2] L
Nhiệt độ4.250[8] K
Tốc độ tự quay (v sin i)6,42 ± 0,78[10] km/s
Tên gọi khác
Gliese 710, BD–01° 3474, HIP 89825, HD 168442, NSV 10635[2]
Cơ sở dữ liệu tham chiếu
SIMBADdữ liệu
ARICNSdữ liệu

Gliese 710 hoặc HIP 89825 là ngôi sao màu cam 0,6 M nằm ở phần đuôi của chòm sao Cự Xà. Trong phạm vi của các tham số của các mô hình hiện tại, nó được dự đoán là đi ngang qua gần với Mặt Trời trong vòng 15 triệu năm tới. Khoảng cách tối thiểu được dự đoán là xảy ra khoảng 1,281 triệu năm tới, với Gaia DR2 gợi ý khoảng cách là 0,0676 parsec (hay 0,221 năm ánh sáng, tương đương khoảng 14.000 AU)[11] một khoảng cách gần hơn tới 20 lần so với khoảng cách hiện tại của Proxima Centauri. Khoảng cách như vậy làm cho nó đạt được độ sáng tương tự như các hành tinh sáng nhất, có lẽ đạt tới cấp sao biểu kiến khoảng -2,7 (sáng hơn Sao Hỏa ở vị trí xung đối). Chuyển động riêng tối đa của ngôi sao này sẽ đạt cực đại khoảng một phút cung mỗi năm,[12][13] một tốc độ chuyển động biểu kiến có thể thấy được trong vòng một đời người.

Mô tả

Gliese 710 hiện tại cách Trái Đất 63,8 năm ánh sáng (19,6 parsec), trong chòm sao Cự Xà và có cấp sao biểu kiến dưới mức mắt thường có thể nhìn thấy là 9,69. Phân loại sao của nó là K7 Vk,[4] có nghĩa là nó là một ngôi sao nhỏ trong dãy chính, chủ yếu tạo ra năng lượng thông qua phản ứng hợp hạch hydro ở lõi của nó (Hậu tố 'k' chỉ ra rằng quang phổ thể hiện các vạch hấp thụ từ vật chất liên sao). Khối lượng sao này bằng khoảng 60%[8] khối lượng Mặt Trời và bán kính ước khoảng 67% bán kính Mặt Trời.[9] Nó được nghi ngờ là một sao biến quang có thể thay đổi cấp sao từ 9,65 tới 9,69. Tại thời điểm năm 2020, người ta vẫn chưa phát hiện được hành tinh nào quay quanh sao này.

Tính toán và chi tiết về tiếp cận gần nhất

Gliese 710 có tiềm năng gây nhiễu đám mây Oort ở phần ngoài của hệ Mặt Trời, tạo ra lực đủ mạnh để tạo ra mưa sao băng ở phần bên trong của hệ Mặt Trời trong hàng triệu năm, kích hoạt khả năng nhìn thấy khoảng mười sao chổi bằng mắt thường mỗi năm,[13] và có thể gây ra một sự kiện va chạm. Theo Filip Berski và Piotr Dybczyński, sự kiện này sẽ là "cuộc chạm trán gây phá vỡ mạnh nhất trong tương lai và trong lịch sử hệ Mặt Trời".[14] Các mô hình động lực trước đó đã chỉ ra rằng sự gia tăng ròng trong tốc độ tạo hố va chạm do sự đi qua của Gliese 710 sẽ không hơn 5%.[8] Ban đầu họ ước tính rằng lần tiếp cận gần nhất sẽ xảy ra trong 1.360.000 năm tới khi ngôi sao này sẽ đến gần Mặt Trời trong vòng 0,337 ± 0,177 parsec (1,100 ± 0,577 năm ánh sáng).[15] Hiện tại, Gaia DR2 tìm thấy khoảng cách điểm cận nhật tối thiểu là 0,0676 ± 0,0157 parsec hay 13.900 ± 3.200 AU vào khoảng 1,281 triệu năm tới.[11]

Hình ảnh cảm hứng nghệ sĩ vẽ đám mây Oortvành đai Kuiper (hình nhỏ)

Năm 2010 Bobylev đã gợi ý rằng Gliese 710 có 86% cơ hội đi qua đám mây Oort, với giả định đám mây Oort là một hình phỏng cầu xung quanh Mặt Trời với bán trục phụ và bán trục chính tương ứng là 80.000 và 100.000 AU. Khoảng cách tiếp cận gần nhất của Gliese 710 rất khó để tính toán chính xác vì điều này phụ thuộc nhạy cảm vào vị trí và vận tốc hiện tại của nó; Bobylev ước tính rằng nó sẽ vượt qua Mặt Trời trong phạm vi 0,311 ± 0,167 parsec (1,014 ± 0,545 năm ánh sáng).[16] Thậm chí có khả năng 1/10.000 cơ hội là ngôi sao này sẽ xâm nhập vào khu vực (d < 1.000 AU) trong đó ảnh hưởng của ngôi sao bay ngang qua đối với các thiên thể trong vành đai Kuiper là rất đáng kể.[16]

Những kết quả này đã được xác nhận thêm bằng cách sử dụng dữ liệu Gaia DR1[17] và DR2.[18]

Bảng các tham số dự đoán chạm trán giữa Gliese 710 với Mặt Trời

Nguồn Ngày tháng Khoảng cách chạm trán, pc Thời gian chạm trán, triệu năm
[8] 1999 0,34 ± 0,18 pc (1,11 ± 0,59 ly) 1,36 ± 0,04
[16] 3/2010 0,311 ± 0,167 pc (1,01 ± 0,54 ly) 1,45 ± 0,06
[18] 5/2018 0,052 ± 0,01 pc (0,170 ± 0,033 ly) 1,28 ± 0,05
[11] 5/2018 0,0676 ± 0,0157 pc (0,220 ± 0,051 ly) 1,281

Xem thêm

Ghi chú

  1. ^ Từ cấp sao biểu kiến và thị sai:
  2. ^ Sử dụng cấp sao tuyệt đối của Gliese 710 và cấp sao tuyệt đối của Mặt Trời , độ sáng thị giác có thể tính toán theo

Chú thích

  1. ^ a b Gaia Collaboration; Brown, A. G. A.; Vallenari, A.; Prusti, T.; De Bruijne, J. H. J.; Mignard, F.; Drimmel, R.; Babusiaux, C.; Bailer-Jones, C. A. L.; Bastian, U.; Biermann, M.; Evans, D. W.; Eyer, L.; Jansen, F.; Jordi, C.; Katz, D.; Klioner, S. A.; Lammers, U.; Lindegren, L.; Luri, X.; O'Mullane, W.; Panem, C.; Pourbaix, D.; Randich, S.; Sartoretti, P.; Siddiqui, H. I.; Soubiran, C.; Valette, V.; Van Leeuwen, F.; và đồng nghiệp (2016). “Gaia Data Release 1. Summary of the astrometric, photometric, and survey properties”. Astronomy & Astrophysics. 595: A2. arXiv:1609.04172. Bibcode:2016A&A...595A...2G. doi:10.1051/0004-6361/201629512.
  2. ^ a b c d “GJ 710”. SIMBAD. Trung tâm dữ liệu thiên văn Strasbourg. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2019.
  3. ^ a b Kukarkin, B. V.; và đồng nghiệp (1971). “The third edition containing information on 20437 variable stars discovered and designated till 1968”. General Catalogue of Variable Stars. General Catalogue of Variable Stars (ấn bản thứ 3). Bibcode:1971GCVS3.C......0K.
  4. ^ a b Gray, R. O.; và đồng nghiệp (tháng 7 năm 2006). “Contributions to the Nearby Stars (NStars) Project: Spectroscopy of Stars Earlier than M0 within 40 parsecs: The Northern Sample I”. The Astronomical Journal. 132 (1): 161–170. arXiv:astro-ph/0603770. Bibcode:2006AJ....132..161G. doi:10.1086/504637.
  5. ^ a b van Leeuwen, F. (tháng 11 năm 2007). “Validation of the new Hipparcos reduction”. Astronomy and Astrophysics. 474 (2): 653–664. arXiv:0708.1752. Bibcode:2007A&A...474..653V. doi:10.1051/0004-6361:20078357.
  6. ^ a b Brown, A. G. A.; và đồng nghiệp (Gaia collaboration) (tháng 8 năm 2018). “Gaia Data Release 2: Summary of the contents and survey properties”. Astronomy & Astrophysics. 616. A1. arXiv:1804.09365. Bibcode:2018A&A...616A...1G. doi:10.1051/0004-6361/201833051. Hồ sơ Gaia DR2 cho nguồn này tại VizieR.
  7. ^ Koen, C.; Kilkenny, D.; Van Wyk, F.; Marang, F. (2010). “UBV(RI)C JHK observations of Hipparcos-selected nearby stars”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 403 (4): 1949. Bibcode:2010MNRAS.403.1949K. doi:10.1111/j.1365-2966.2009.16182.x.
  8. ^ a b c d e García-Sánchez, J.; và đồng nghiệp (1999). “Stellar encounters with the Oort cloud based on Hipparcos data”. The Astronomical Journal. 117 (2): 1042–1055. Bibcode:1999AJ....117.1042G. doi:10.1086/300723.
  9. ^ a b Johnson, H. M.; Wright, C. D. (tháng 11 năm 1983). “Predicted infrared brightness of stars within 25 parsecs of the sun”. The Astrophysical Journal Supplement Series. 53: 643–711. Bibcode:1983ApJS...53..643J. doi:10.1086/190905.
  10. ^ López-Santiago, J.; và đồng nghiệp (tháng 5 năm 2010). “A high-resolution spectroscopic survey of late-type stars: chromospheric activity, rotation, kinematics, and age”. Astronomy and Astrophysics. 514: A97. arXiv:1002.1663. Bibcode:2010A&A...514A..97L. doi:10.1051/0004-6361/200913437.
  11. ^ a b c Bailer-Jones, C.A.L.; Rybizki, J; Andrae, R.; Fouesnea, M. (2018). “New stellar encounters discovered in the second Gaia data release”. Astronomy & Astrophysics. 616: A37. arXiv:1805.07581. Bibcode:2018A&A...616A..37B. doi:10.1051/0004-6361/201833456.
  12. ^ Berski, Filip; Dybczyński, Piotr A. (ngày 1 tháng 11 năm 2016). “Gliese 710 will pass the Sun even closer”. Astronomy & Astrophysics (bằng tiếng Anh). 595: L10. Bibcode:2016A&A...595L..10B. doi:10.1051/0004-6361/201629835. ISSN 0004-6361.
  13. ^ a b Dorminey, Bruce. “Solar System's Next Close Encounter Will Be With Gliese 710, Say Astronomers”. Forbes. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2016.
  14. ^ Dvorsky, George. “Incoming Star Could Spawn Swarms of Comets When It Passes Our Sun”. Gizmodo. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2016.
  15. ^ García-Sánchez, J.; Weissman, P. R.; Preston, R. A.; Jones, D. L.; Lestrade, J.-F.; Latham, D. W.; Stefanik, R. P.; Paredes, J. M. (2001). “Stellar encounters with the solar system”. Astronomy and Astrophysics. 379 (2): 634–659. Bibcode:2001A&A...379..634G. doi:10.1051/0004-6361:20011330.
  16. ^ a b c Bobylev, Vadim V. (tháng 3 năm 2010). “Searching for Stars Closely Encountering with the Solar System”. Astronomy Letters. 36 (3): 220–226. arXiv:1003.2160. Bibcode:2010AstL...36..220B. doi:10.1134/S1063773710030060.
  17. ^ Berski, Filip; Dybczynski, Piotr A. (ngày 15 tháng 11 năm 2016). “Gliese 710 will pass the Sun even closer. Close approach parameters recalculated based on the first Gaia data release”. Astronomy & Astrophysics. 595 (1): L10 (4 pp.). Bibcode:2016A&A...595L..10B. doi:10.1051/0004-6361/201629835.
  18. ^ a b de la Fuente Marcos, Carlos; de la Fuente Marcos, Raúl (ngày 10 tháng 5 năm 2018). “An Independent Confirmation of the Future Flyby of Gliese 710 to the Solar System Using Gaia”. Research Notes of the AAS. 2 (2): 30. arXiv:1805.02644. Bibcode:2018RNAAS...2b..30D. doi:10.3847/2515-5172/aac2d0.

Liên kết ngoài

Kembali kehalaman sebelumnya