Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

Gò Công

Gò Công
Thành phố thuộc tỉnh
Thành phố Gò Công
Biểu trưng
Từ trái sang phải, từ trên xuống dưới: Di tích Dinh Chánh Tham Biện, Ao Trường Đua, Chợ mới thành phố Gò Công, Cổng chào thành phố Gò Công
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhTiền Giang
Trụ sở UBND12 Trần Hưng Đạo, khu phố 2, phường 2
Phân chia hành chính7 phường, 3 xã
Thành lập
  • 16/2/1987: thành lập thị xã Gò Công[1]
  • 1/5/2024: thành lập thành phố Gò Công[2]
Loại đô thịLoại III
Năm công nhận2017[3]
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDGiản Bá Huỳnh
Bí thư Thành ủyNguyễn Kiên Cường
Địa lý
Tọa độ: 10°22′B 106°40′Đ / 10,36°B 106,66°Đ / 10.36; 106.66
MapBản đồ thành phố Gò Công
Gò Công trên bản đồ Việt Nam
Gò Công
Gò Công
Vị trí thành phố Gò Công trên bản đồ Việt Nam
Diện tích101,69 km²[2]
Dân số (31/12/2022)
Tổng cộng151.937 người[2]
Mật độ1.494 người/km²
Dân tộcChủ yếu là KinhHoa
Khác
Mã hành chính816[4]
Biển số xe63-B6
Websitegocong.tiengiang.gov.vn

Gò Công là một thành phố nằm ở phía đông tỉnh Tiền Giang, Việt Nam.

Địa lý

Thành phố Gò Công nằm ở phía đông tỉnh Tiền Giang, cách Thành phố Hồ Chí Minh 60 km về phía nam, cách thành phố Mỹ Tho 35 km về phía đông, có vị trí địa lý:

Theo thống kê, đến ngày 31 tháng 12 năm 2022, thành phố Gò Công có diện tích 101,69 km², dân số là 151.937 người, mật độ dân số đạt 1.494 người/km²[5].

Hành chính

Thành phố Gò Công có 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 7 phường: 1, 2, 5, Long Chánh, Long Hòa, Long Hưng, Long Thuận và 3 xã: Bình Đông, Bình Xuân, Tân Trung.

Danh sách các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Gò Công
Tên Diện tích năm 2022 (km²) Dân số năm 2022 (người)
Phường (7)
Phường 1 1,81 19.589
Phường 2 1,80 19.500
Phường 5 1,66 11.514
Long Chánh 7,87 9.822
Long Hòa 6,59 10.380
Long Hưng 6,51 11.201
Long Thuận 6,45 11.538
Tên Diện tích năm 2022 (km²) Dân số năm 2022 (người)
Xã (3)
Bình Đông 22,25 18.988
Bình Xuân 26,55 22.230
Tân Trung 20,20 18.401
Nguồn: Đề án thành lập thành phố Gò Công[5]

Lịch sử

Tên gọi Gò Công do nơi này nguyên sơ là vùng gò đất có nhiều chim công[6].

Vùng đất này trước đây thuộc tỉnh Gò Công, tuy nhiên cũng có thời kỳ thuộc huyện Gò Công, tỉnh Mỹ Tho, xa hơn là thuộc tỉnh Gia Định.

Gò Công từng là tỉnh lỵ của tỉnh Gò Công cũ vào thời Pháp thuộc trước năm 1956 và trong giai đoạn 1964-1975 dưới thời Việt Nam Cộng hòa. Tuy nhiên, về phía chính quyền Cách mạng lúc bấy giờ, trong giai đoạn 1957-1968, Gò Công chỉ là thị trấn huyện lỵ của huyện Gò Công, tỉnh Mỹ Tho.

Sau năm 1968, Gò Công mới trở lại là tỉnh lỵ của tỉnh Gò Công khi tỉnh này được phía chính quyền Cách mạng tái lập và tách ra khỏi tỉnh Mỹ Tho.

Thời phong kiến

Thời Gia Long (18021819), trung tâm thành phố Gò Công hiện nay là thôn Bình Thuận Đông và thôn Bình Thuận Tây, phía bắc là thôn Tân Niên Trung, Bình Xuân, Bình Thạnh Đông thuộc tổng Hòa Bình, huyện Kiến Hoà, thành Gia Định.

Thời vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, vùng trung tâm Gò Công là huyện lỵ của huyện Tân Hòa, phủ Hòa Thạnh, tỉnh Gia Định.

Năm 1836, vùng phía nam, hai thôn Bình Thuận Đông được đổi tên thành thôn Thuận Tắc và thôn Bình Thuận Tây được đổi tên thành thôn Thuận Ngãi. Vùng phía bắc là các thôn: Bình Xuân, Bình Thạnh Đông, Bình Thạnh Tây, Mỹ Lợi, Mỹ Xuân và Tân Niên Trung thuộc tổng Hòa Lạc.[5]

Dưới thời Nhà Nguyễn độc lập, Gò Công chỉ là địa danh để chỉ vùng đất thôn Thuận Tắc ban đầu cùng thuộc tổng Hòa Lạc và sau đó là tổng Hòa Lạc Hạ, huyện Tân Hòa, phủ Tân An, tỉnh Gia Định. Toàn bộ địa bàn huyện Tân Hòa khi đó sau này được chính quyền thực dân Pháp đổi thành hạt Gò Công và sau đó là tỉnh Gò Công, với lỵ sở của huyện lúc bấy giờ cũng đặt tại Gò Công, tức thôn Thuận Tắc.

Thời Pháp thuộc

Ngày 9 tháng 11 năm 1864, thực dân Pháp lại thành lập hạt Thanh tra Tân Hòa trên địa bàn huyện Tân Hòa thuộc phủ Tân An, tỉnh Gia Định cũ. Trụ sở hạt Thanh tra Tân Hòa đặt tại Gò Công. Lúc đầu, hạt Thanh tra tạm gọi tên theo tên các phủ huyện cũ, sau mới đổi tên gọi theo địa điểm đóng trụ sở. Ngày 16 tháng 8 năm 1867, hạt Thanh tra Gò Công được thành lập do đổi tên từ hạt Thanh tra Tân Hòa trước đó, là một trong 24 hạt Thanh tra toàn xứ Nam Kỳ thuộc Pháp lúc bấy giờ.

Ngày 5 tháng 1 năm 1876, các thôn được gọi là làng, đồng thời Gò Công trở thành một hạt tham biện (arrondissement) thuộc khu vực (circonscription) Mỹ Tho do thực dân Pháp đặt ra, với lỵ sở cũng được đặt tại làng Thuận Tắc như cũ. Ngày 31 tháng 3 năm 1885, tòa Tham biện Gò Công chứng nhận một nghị định đổi tên làng của chính quyền thuộc địa, được đăng trên "Gia Định Báo", theo đó, làng Thuận Tắc và làng Thuận Ngãi được sáp nhập làm một và mang tên làng Thành Phố.[7]

Theo Nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương đổi tất cả các hạt tham biện thành tỉnh thì từ ngày 1 tháng 1 năm 1900 hạt tham biện Gò Công trở thành tỉnh Gò Công. Tỉnh lỵ Gò Công đặt tại làng Thành Phố thuộc tổng Hòa Lạc Hạ.

Từ ngày 9 tháng 2 năm 1913 đến này 9 tháng 2 năm 1924, tỉnh Gò Công bị giải thể và trở thành quận Gò Công trực thuộc tỉnh Mỹ Tho. Lúc này, làng Thành phố trở thành nơi đặt quận lỵ quận Gò Công. Sau năm 1924, khi tỉnh Gò Công được tái lập trở lại thì làng Thành Phố tiếp tục là nơi đặt tỉnh lỵ Gò Công.

Năm 1913, hai làng: Bình Xuân, Tân Niên Trung vẫn ổn định, ba làng: Bình Thạnh Tây, Mỹ Lợi, Mỹ Xuân nhập vào làng Bình Thạnh Đông thuộc tổng Hòa Lạc Thượng; hai làng Thuận Tắc và Thuận Ngãi nhập lại thành làng Thành Phố thuộc tổng Hòa Lạc Hạ. Làng Thành Phố là Châu Thành, Gò Công của Khu tham biện Tân Hòa, tỉnh Sài Gòn.[5]

Sau năm 1945, chính quyền kháng chiến của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho thành lập thị xã Gò Công trực thuộc tỉnh Gò Công trên phần đất làng Thành Phố trước đó.

Thời Việt Nam Cộng hòa

Ngày 2 tháng 4 năm 1955, chính quyền Việt Nam Cộng hòa cho thành lập quận Châu Thành và quận Hòa Đồng ở tỉnh Gò Công. Lúc này, làng Thành phố cũng là nơi đặt quận lỵ quận Châu Thành.

Sau năm 1956, các làng gọi là xã. Đồng thời, làng Thành phố (bao gồm hai làng Thuận Tắc và Thuận Ngãi nhập lại vào năm 1885) hợp nhất với làng Long Chánh thành một xã mới lấy tên là xã Long Thuận.

Ngày 22 tháng 10 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa quyết định thành lập tỉnh Định Tường trên cơ sở hợp nhất tỉnh Mỹ Thotỉnh Gò Công trước đó. Lúc này, quận Châu Thành (tỉnh Gò Công cũ) được đổi tên là quận Gò Công trực thuộc tỉnh Định Tường, quận lỵ vẫn đặt tại xã Long Thuận.

Ngày 20 tháng 12 năm 1963, chính quyền Việt Nam Cộng hòa tái lập tỉnh Gò Công, tách từ tỉnh Định Tường. Tỉnh lỵ có tên là "Gò Công", về mặt hành chánh thuộc xã Long Thuận, quận Châu Thành (quận Gò Công cũ). Ngày 6 tháng 4 năm 1965, chính quyền Việt Nam Cộng hòa sắp xếp hành chính, chia quận Châu Thành thuộc tỉnh Gò Công thành 2 quận: Hòa Tân và Hòa Lạc. Do đó, từ năm 1965, tỉnh lỵ Gò Công thuộc xã Long Thuận, quận Hòa Lạc.

Năm 1957 chính quyền Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam) và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhập 2 tỉnh Gò Công và Mỹ Tho làm một đơn vị và gọi là tỉnh Mỹ Tho, đồng thời chuyển thành huyện Gò Công trực thuộc tỉnh Mỹ Tho. Lúc này thị xã Gò Công lại được chính quyền Cách mạng chuyển thành thị trấn Gò Công trực thuộc huyện Gò Công, tỉnh Mỹ Tho.

Bản đồ tỉnh Gò Công năm 1973

Nhưng đến tháng 8 năm 1968, huyện Gò Công lại được chính quyền Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tách khỏi tỉnh Mỹ Tho để lập lại tỉnh Gò Công. Lúc này thị xã Gò Công cũng được tái lập trở lại. Địa bàn thị xã Gò Công tương ứng với xã Long Thuận thuộc quận Hòa Lạc của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ ban đầu vẫn đặt thị xã Gò Công trực thuộc tỉnh Gò Công cho đến đầu năm 1976.

Sau năm 1975

Tháng 2 năm 1976, thị xã Gò Công trực thuộc tỉnh Tiền Giang, đồng thời cùng tồn tại song song với huyện Gò Công.

Ngày 26 tháng 3 năm 1977, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 77-CP[8] về việc chuyển thị xã Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang thành thị trấn Gò Công, huyện lỵ của huyện Gò Công.

Ngày 13 tháng 4 năm 1979, Hội đồng Chính phủ Quyết định số 155-CP[9] về việc chia huyện Gò Công thành huyện Gò Công Đông và huyện Gò Công Tây:

  • Huyện Gò Công Đông gồm có 16 xã: Tân Đông, Tân Trung, Bình Xuân, Bình Đông, Tân Phước, Gia Thuận, Tân Thành, Tân Điền, Phước Trung, Tăng Hòa, Bình Nghị, Bình Ân, Phú Đông, Kiểng Phước, Vàm Láng, Tân Tây và thị trấn Gò Công.
  • Huyện Gò Công Tây gồm có 15 xã: Bình Nhì, Thạnh Nhựt, Đồng Sơn, Đồng Thạnh, Yên Luông, Bình Tân, Bình Phú, Thành Công, Long Vĩnh, Vĩnh Hựu, Tân Thới, Tân Phú, Phú Thạnh, Long Bình, Thạnh Trị và thị trấn Vĩnh Bình.

Ngày 16 tháng 2 năm 1987, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số Quyết định số 37-HĐBT[1] về việc:

  • Tái lập thị xã Gò Công trên cơ sở thị trấn Gò Công; một phần diện tích, dân số của xã Tân Đông; một phần diện tích, dân số của xã Bình Nghị với tổng diện tích tự nhiên 2.207 hécta cùng 40.115 nhân khẩu của huyện Gò Công Đông và một phần diện tích, dân số của xã Yên Luông; một phần diện tích, dân số của xã Thành Công với tổng diện tích tự nhiên 893 hécta với 7.843 nhân khẩu của huyện Gò Công Tây.
  • Thành lập Phường 1 và Phường 2 từ thị trấn Gò Công cũ.

Thị xã Gò Công có diện tích 31 km², dân số 48.043 người, bao gồm 2 phường: 1, 2 và 4 xã: Long Chánh, Long Hưng, Long Hòa, Long Thuận.

Ngày 23 tháng 6 năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 69-CP[10] về việc:

  • Thành lập Phường 3 trên cơ sở một phần diện tích và nhân khẩu của xã Long Hưng
  • Thành lập Phường 4 trên cơ sở một phần diện tích và nhân khẩu của xã Long Chánh.

Ngày 9 tháng 12 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 154/2003/NĐ-CP[11] về việc thành lập Phường 5 trên cơ sở 160 ha diện tích tự nhiên và 7.740 nhân khẩu của xã Long Hòa.

Ngày 21 tháng 1 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 09/2008/NĐ-CP[12] về việc:

  • Chuyển các xã Bình Đông, Bình Xuân, Tân Trung thuộc huyện Gò Công Đông về thị xã Gò Công quản lý
  • Điều chỉnh 580,72 ha diện tích tự nhiên và 2.238 nhân khẩu của xã Thành Công thuộc huyện Gò Công Tây về xã Bình Xuân thuộc thị xã Gò Công quản lý.

Thị xã Gò Công có 10.198,48 ha diện tích tự nhiên và 97.709 nhân khẩu, có 12 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 5 phường: 1, 2, 3, 4, 5 và 7 xã: Long Hoà, Long Thuận, Long Hưng, Long Chánh, Tân Trung, Bình Đông, Bình Xuân.

Ngày 14 tháng 4 năm 2017, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 368/QĐ-BXD[3] về việc công nhận thị xã Gò Công là đô thị loại III.

Ngày 19 tháng 3 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1013/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp, thành lập các phường thuộc thị xã Gò Công và thành lập thành phố Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 5 năm 2024)[2]. Theo đó:

  • Sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của Phường 4 vào Phường 1
  • Sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của Phường 3 vào Phường 2
  • Thành lập 4 phường: Long Chánh, Long Hòa, Long Hưng, Long Thuận trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 4 xã có tên tương ứng
  • Thành lập thành phố Gò Công trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị xã Gò Công.

Sau khi thành lập, thành phố Gò Công có diện tích 101,69 km², dân số là 151.937 người, bao gồm 7 phường và 3 xã như hiện nay.

Kinh tế

Thành phố Gò Công có lợi thế là đô thị phía đông tỉnh Tiền Giang, được định hướng phát triển theo cơ cấu thương mại - dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp[13]. Ngành bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt khoảng 5.675 tỷ đồng năm 2023 và tổng thu ngân sách địa phương khoảng 215,376 tỷ đồng[14].

Công nghiệp: Khu công nghiệp Bình Đông, Cụm công nghiệp Mỹ Lợi.

Thành lập chợ đêm thành phố Gò Công để phát triển kinh tế đêm.

Ngoài ra còn có các siêu thị lớn được đầu tư phát triển như: Coop Mart Gò Công, Siêu thị Go.

Giao thông

Quốc lộ 50 kết nối thành phố Gò Công với Thành phố Hồ Chí Minh về phía bắc qua tỉnh Long An, với thành phố Mỹ Tho về phía tây gần nút giao Trung Lương.

Đường Mạc Văn Thành (ĐT871) và đường Nguyễn Thìn kết nối đi các xã ven biển thuộc huyện Gò Công Đông (Kiểng Phước, Tân Điền).

Đường Thủ Khoa Huân (ĐT682) kết nối đi biển Tân Thành, huyện Gò Công Đông.

Đường Huyện lộ 7 kết nối đi thị trấn Vĩnh Bình và các xã thuộc huyện Gò Công Tây.

Đường phố

Tên đường ở thành phố Gò Công trước năm 1975

  • Đường Phạm Đăng Hưng (cũ) nay là đường Trương Định
  • Đường Võ Tánh nay là đường Rạch Gầm
  • Đường Phan Thanh Giản nay là đường Lê Thị Hồng Gấm
  • Đường Tân Hội và Nguyễn Trãi nay là đường Phan Chu Trinh
  • Đường Lý Thường Kiệt nay là đường Phan Đình Phùng
  • Đường Huyện Nguơn, Chủ Sự Thiều, Tổng Thư và Đồ Chiểu nay là đường Nguyễn Huệ
  • Đường Huyện Tri nay là đường Võ Duy Linh
  • Đường Hai Bà Trưng,Duy Tân và Tổng Đốc Phương nay là đường Hai Bà Trưng
  • Đường Joffre, Thái Lập Thành, Hộ Mưu nay là đường Nguyễn Văn Côn
  • Đường Nguyễn Thái Học nay là đường Thủ Khoa Huân
  • Đường Phan Đình Phùng,Phan Châu Trinh nay là đường Nguyễn Trãi
  • Đường Nguyễn Văn Thinh nay là Quốc lộ 50
  • Đường Từ Dũ nay là đường Lý Tự Trọng
  • Đường Hàm Nghi và Lê Văn Duyệt nay là đường Lưu Thị Dung
  • Đường Gia Long và Trần Hưng Đạo nay là đường Trần Hưng Đạo.

Những con đường mất hẳn do quy hoạch

  • Đường Đốc Phủ Vinh
  • Hẻm số 13
  • Đường Trịnh Hoài Đức
  • Đường Paulus Của
  • Đường Nguyễn Công Trứ
  • Đường Nguyễn Du
  • Đường Cả
  • Đường Pétrus Ký.

Danh nhân

Gò Công là quê hương của rất nhiều nhân vật kiệt xuất như:

Gò Công cũng được cho là vùng đất nhan sắc với hai hoàng hậu thời nhà Nguyễn xuất thân từ Gò Công: Hoàng thái hậu Từ Dụ, Nam Phương Hoàng hậu.

Hình ảnh

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ a b “Quyết định số 37-HĐBT năm 1987 về việc thành lập thị xã Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang do Hội đồng Bộ trưởng ban hành”. Thư viện Pháp luật. 16 tháng 2 năm 1987.
  2. ^ a b c d “Nghị quyết số 1013/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp, thành lập các phường thuộc thị xã Gò Công và thành lập thành phố Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ. 19 tháng 3 năm 2024. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2024.
  3. ^ a b Quyết định số 368/QĐ-BXD về việc công nhận thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang là đô thị loại III.
  4. ^ Tổng cục Thống kê
  5. ^ a b c d UBND TX. Gò Công (2023). Đề án thành lập thành phố Gò Công. TX. Gò Công. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 5 năm 2023.
  6. ^ Hoàng Xuân Việt, Nguyễn Minh Tiến. Tìm hiểu lịch sử chữ quốc ngữ.
  7. ^ “Dấu xưa phố cổ”. Văn nghệ tỉnh Tiền Giang. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2015.
  8. ^ “Quyết định số 77-CP năm 1977 về việc chuyển thị xã Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang thành thị trấn Gò Công thuộc huyện Gò Công cùng tỉnh do Hội đồng Chính phủ ban hành”. Thư viện Pháp luật. 26 tháng 3 năm 1977.
  9. ^ “Quyết định số 155-CP năm 1979 về việc chia huyện Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang thành huyện Gò Công Đông và huyện Gò Công Tây do Hội đồng Chính phủ ban hành”. Thư viện Pháp luật. 13 tháng 4 năm 1979.
  10. ^ Nghị định số 69-CP ngày 23-6-1994 của Chính phủ về việc thành lập một số phường thuộc thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang.
  11. ^ “Nghị định số 154/2003/NĐ-CP về việc thành lập phường, xã thuộc thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang”. Thư viện Pháp luật. 9 tháng 12 năm 2003.
  12. ^ “Nghị định số 09/2008/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Gò Công Đông và Gò Công Tây để mở rộng thị xã Gò Công và thành lập huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang”. Thư viện Pháp luật. 21 tháng 1 năm 2008.
  13. ^ https://www.vccinews.vn/prode/44771/thi-xa-go-cong-khoi-day-tiem-nang-loi-the-tao-da-but-pha.html
  14. ^ https://tiengiang.vietnam.vn/tx-go-cong-kinh-te-xa-hoi-dat-nhieu-ket-qua-tich-cuc/

Tham khảo

Read other articles:

  Santa Lucía de Tirajanaسانتا لوثيا دي تيراخانا (بالإسبانية: Santa Lucía de Tirajana)‏[1]  مقاطعة لاس بالماس - منطقة جزر الكناري (إسبانيا) سانتا لوثيا دي تيراخانا سانتا لوثيا دي تيراخانا موقع سانتا لوثيا دي تيراخانا في جزيرة كناريا الكبرى الواقعة في مقاطعة لاس بالماس (إسبانيا) تقسيم إدا

 

 

Biografi ini tidak memiliki sumber tepercaya sehingga isinya tidak dapat dipastikan. Bantu memperbaiki artikel ini dengan menambahkan sumber tepercaya. Materi kontroversial atau trivial yang sumbernya tidak memadai atau tidak bisa dipercaya harus segera dihapus.Cari sumber: Adzana Shaliha – berita · surat kabar · buku · cendekiawan · JSTOR (Pelajari cara dan kapan saatnya untuk menghapus pesan templat ini) Adzana ShalihaLahirAdzana Shaliha Alifyaa8 Jan...

 

 

Pemilihan umum Pakistan 20182013202325 Juli 2018Total 342 kursi di Majelis Nasional172 kursi untuk meraih status mayoritasJajak pendapat Kehadiran pemilih51,77%[1]( 3,25pp)Kandidat   Partai pertama Partai kedua Partai ketiga   Ketua Imran Khan Shehbaz Sharif Bilawal Bhutto Zardari Partai PTI LMP (N) PPP Ketua sejak 25 April 1996 6 Maret 2018 30 Desember 2007 Kursi ketua BannuIslamabad-IIMianwali-ILahore-IXKarachi East-II Lahore-X Larkana-I Pemilu sebelumn...

Resolusi 1747Dewan Keamanan PBB IranTanggal24 Maret 2007Sidang no.5.647KodeS/RES/1747 (Dokumen)TopikNon-proliferasiRingkasan hasil15 mendukungTidak ada menentangTidak ada abstainHasilDiadopsiKomposisi Dewan KeamananAnggota tetap Tiongkok Prancis Rusia Britania Raya Amerika SerikatAnggota tidak tetap Afrika Selatan Belgia Ghana Rep. Kongo Indonesia Italia Panama Peru Qatar Slowakia Resolusi 1747 Dewan Kea...

 

 

ميشيل نو (بالفرنسية: Michel Nau)‏  معلومات شخصية الميلاد 24 يوليو 1633(1633-07-24)تور  الوفاة 8 مارس 1683 (49 سنة)   باريس  مواطنة فرنسا  الحياة العملية المهنة كاهن كاثوليكي  اللغات الفرنسية  تعديل مصدري - تعديل   ميشيل نو (بالفرنسية: Michel Nau)‏ Michel Nau (1631 - 1683 م) هو مبشر يسوعي ورح

 

 

Species of shark Milk shark Conservation status Vulnerable (IUCN 3.1)[1] Scientific classification Domain: Eukaryota Kingdom: Animalia Phylum: Chordata Class: Chondrichthyes Subclass: Elasmobranchii Subdivision: Selachimorpha Order: Carcharhiniformes Family: Carcharhinidae Genus: Rhizoprionodon Species: R. acutus Binomial name Rhizoprionodon acutus(Rüppell, 1837) Range of the milk shark Synonyms Carcharias aaronis Hemprich & Ehrenberg, 1899 Carcharias acutus Rüppell, 1...

Hindu temple in Leicester, England, UK ISKCON LeicesterNortheast elevation of temple, featuring the main entrance and stained-glass façade.ReligionAffiliationHinduism, Gaudiya VaishnavismDeityRadha KrishnaGoverning bodyInternational Society for Krishna ConsciousnessLocationLocation31 Granby Street, LeicesterCountryUnited KingdomShown within LeicesterGeographic coordinates52°38′2″N 1°7′51″W / 52.63389°N 1.13083°W / 52.63389; -1.13083ArchitectureArchitect(s)...

 

 

This is a list of Archaeological Protected Monuments in Colombo District, Sri Lanka.[1] Monument Image Location GramaNiladhariDivision DivisionalSecretary'sDivision Registered Description Refs Akarawita Raja Maha Vihara No. 434 Akarawita Hanwella 6 June 2008 The drip ledged rock caves [2] Alakeshwara Archaeological Site Sri Jayawardenepura Kotte Kotte House belonging to G. S. Dabaree (bearing Assessment No. 184) Colombo central, East Colombo 23 February 2007 K. B. Cristee Pere...

 

 

Material that government claims requires confidentiality A typical classified document. Page 13 of a U.S. National Security Agency report[1] on the USS Liberty incident, partially declassified and released to the public in July 2004. The original overall classification of the page, top secret, and the Special Intelligence code word umbra, are shown at top and bottom. The classification of individual paragraphs and reference titles is shown in parentheses—there are six different leve...

Website providing statistics about cycling Cycling RankingType of siteOnline All-Time Pro-Cycling Ranking WebsiteAvailable inEnglishOwnerPrivate-ownedCreated byPeter van UijtregtURLcyclingranking.comCommercialNoRegistrationNo registration needed.LaunchedJune 6, 1971; 52 years ago (1971-06-06)Current statusActive Cycling Ranking is an online database that offers insight into the yearly and overall career performances of professional road racing cyclists. The da...

 

 

Sakura-dōri LineSakura-dōri Line 6050 series, July 2010OverviewLocaleNagoyaTerminiTaiko-doriTokushigeStations21ServiceTypeRapid transitSystem Nagoya Municipal SubwayOperator(s) Transportation Bureau City of NagoyaDepot(s)TokushigeRolling stock6000 series 6050 seriesDaily ridership85,173[1] (2008)HistoryOpened10 September 1989; 34 years ago (10 September 1989)TechnicalTrack length19.1 km (11.9 mi)Track gauge1,067 mm (3 ft 6 in)Electrificatio...

 

 

British genres of hip hop UK rapOther namesBritish hip hopBritish rapBrit-hopUK hip hopStylistic originsHip hopR&B/hip-hopgarage housedubCultural originsEarly 1980s, United KingdomDerivative formsTrip hopSubgenresChap hoproad rapUK drillBritcore (British hardcore hip hop)[1]Other topicsDrum and bassgrimedubstepUK garagegangsta rapUK drilldrilltraphip hopR&Bafroswing UK rap, also known as British hip hop or UK hip hop, is a genre of music, and a culture that covers a variety of...

National flag As a result of the Syrian Civil War since 2011, there are at least two flags used to represent Syria, used by different factions in the war.[1] The incumbent government of the Syrian Arab Republic led by the Ba'ath Party uses the red-white-black tricolour originally used by the United Arab Republic, while Syrian opposition factions such as the Syrian National Coalition use the green-white-black tricolour known as the ''Independence flag'', first used by Mandatory Syria. ...

 

 

This article relies excessively on references to primary sources. Please improve this article by adding secondary or tertiary sources. Find sources: Baker College Prep – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (December 2018) (Learn how and when to remove this template message) Public secondary charter school in Chicago, Illinois, United StatesBaker College PrepAddress2710 E. 89th StreetChicago, Illinois 60617United StatesCoordinates41°44′04″N...

 

 

Microsoft computer operating system released in 1995 OSR2 redirects here. For the gene, see OSR2 (gene). Windows 4.0 redirects here. Not to be confused with Windows NT 4.0. Windows 95Version of the Windows 9x operating systemWindows 95 desktop, showing its icons, Start menu, taskbar and welcome screenDeveloperMicrosoftSource modelClosed sourceReleased tomanufacturingJuly 14, 1995; 28 years ago (1995-07-14)GeneralavailabilityAugust 24, 1995; 28 years ago (19...

CP-107 Argus Role Maritime patrol aircraftType of aircraft Manufacturer Canadair Designer Tom Harvie [1] First flight 27 March 1957[2] Introduction 1958 Retired 1982 Primary users Royal Canadian Air ForceCanadian Forces Produced 1957-1960 Number built 33[2] Developed from Bristol Britannia The Canadair CP-107 Argus (company designation CL-28) is a maritime patrol aircraft designed and manufactured by Canadair for the Royal Canadian Air Force (RCAF). In its early y...

 

 

Danau PauhDanau PauhLetakKabupaten Merangin, Provinsi Jambi, IndonesiaTerletak di negara IndonesiaArea permukaan30 ha/ 0,3 km²Kedalaman rata-rata20 mKetinggian permukaan1.200 mKepulauanSumatra Danau Pauh adalah sebuah danau vulkanik yang terbentuk akibat aktivitas dari gunung berapi jutaan tahun lalu. Secara administratif danau ini terletak di desa Pulau Tengah, kecamatan Jangkat, kabupaten Merangin, Jambi.[1][2] Taman bunga dengan latar belakang danau pauhDanau Jangkat ...

 

 

Pakistani intelligence operations against Serb forces during the Bosnian War Inter-Services Intelligence activities in Bosnia and HerzegovinaPart of Bosnian WarOperational scopeStrategic and TacticalLocationFormer YugoslaviaObjectiveOperationalDate1992—1995 The Inter-Services Intelligence (ISI) intelligence agency of Pakistan allegedly ran an active military intelligence program during the Bosnian War which started in 1992 lasting until 1995. Allegedly executed and supervised by General Jav...

American post-apocalyptic comedy drama adventure television series DaybreakPromotional posterGenre Post-apocalyptic Black comedy Teen drama Adventure Created by Brad Peyton Aron Eli Coleite Based on'Daybreak'by Brian RalphStarring Colin Ford Alyvia Alyn Lind Sophie Simnett Austin Crute Cody Kearsley Jeanté Godlock Gregory Kasyan Krysta Rodriguez Matthew Broderick ComposerAndrew LockingtonCountry of originUnited StatesOriginal languageEnglishNo. of seasons1No. of episodes10ProductionExecutive...

 

 

Board wargame Cover art by Rodger B. MacGowan Citadel:The Battle of Dien Bien Phu is a board wargame published by Game Designers Workshop (GDW) in 1977 that is a simulation of the Battle of Dien Bien Phu that marked the end of the First Indochina War in 1954. Description Citadel is a two-player game in which one player controls the forces of the French Foreign Legion holding the Dien Bien Phu citadel, and the other player controls the Viet Minh besiegers. Components The game box (or ziplock b...

 

 

Kembali kehalaman sebelumnya