Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

HD 219134

HR 8832

Sao HR 8832 (khoanh tròn) nằm ngay ngoài hình "W" của chòm sao Tiên Hậu.
Dữ liệu quan sát
Kỷ nguyên J2000      Xuân phân J2000
Chòm sao Tiên Hậu
Xích kinh 23h 13m 16,97632s[1]
Xích vĩ +57° 10′ 06,0823″[1]
Cấp sao biểu kiến (V) 5,574[2]
Các đặc trưng
Kiểu quang phổK3V[3]
Chỉ mục màu U-B+0,902[2]
Chỉ mục màu B-V+0,983[2]
Kiểu biến quangNghi vấn[4]
Trắc lượng học thiên thể
Vận tốc xuyên tâm (Rv)–18,5[5] km/s
Chuyển động riêng (μ) RA: + mas/năm
Dec.: +295,45±0,25[1] mas/năm
Thị sai (π)152,76 ± 0,29[1] mas
Khoảng cách21,35±0,04 ly
(6,55±0,01 pc)
Cấp sao tuyệt đối (MV)6.46[6]
Chi tiết
Khối lượng0,81 ± 0,03[7] M
Bán kính0,778 ± 0,005[7] R
Độ sáng0,2646[7] L
Hấp dẫn bề mặt (log g)4,567 ± 0,018[7] cgs
Nhiệt độ4.699[7] K
Độ kim loại+0,11 ± 0,04[7]
Tốc độ tự quay (v sin i)6,94[8] km/s
Tuổi11,0 tỷ[7] năm
Tên gọi khác
BD+56 2966, FK5 875, GCTP 5616.00, Gl 892, HD 219134, HIP 114622, LFT 1767, LHS 71, LTT 16826, SAO 35236.[9]
Cơ sở dữ liệu tham chiếu
SIMBADdữ liệu

HD 219134 (hoặc HR 8832, Gliese 892) là một ngôi sao thuộc dãy chính trong chòm sao Tiên Hậu (Cassiopeia). Nó nhỏ hơn và kém sáng hơn Mặt Trời, với lớp phổ K3V, làm cho nó trở thành một sao màu da cam. HD 21934 tương đối gần với hệ Mặt Trời, với khoảng cách ước tính là 21,25 năm ánh sáng. Ngôi sao này gần với giới hạn cấp sao biểu kiến mà mắt thường có thể nhìn thấy được. Giới hạn đối với hầu hết các nhà quan sát được coi là cấp 6. Sao này có một đồng hành quang học cấp 9,4 với chia tách góc là 106,6 giây cung.[10]

Hệ hành tinh

Ngôi sao này có một hệ gồm 6 ngoại hành tinh. Hành tinh trong cùng nhất là HD 219134 b, một siêu Trái Đất đất đá, dựa trên kích thước (1,6 lần kích thước Trái Đất) và mật độ (6,4 gam trên cm khối).[11][12] Ngoại hành tinh này cùng 3 ngoại hành tinh bổ sung, trong đó một là siêu Trái Đất (định danh c và sau này được xác định cũng là hành tinh đất đá), một cỡ Sao Hải Vương (d) và một cỡ Sao Mộc (e), đã được Motalebi et al. suy luận bằng cách sử dụng dữ liệu vận tốc xuyên tâm của HARPS-N.[13][14] Hai tháng sau, Vogt et al. công bố bài báo về hệ thống này, trong đó tìm thấy đáp án 6 hành tinh, với các hành tinh b & c tương ứng với các hành tinh đề cập trong Motalebi et al., e & g tương ứng với d & e của Motalebi, còn d & f là các hành tinh mới.[15][gc 1][16] Tổng cộng có 4 nghiên cứu độc lập về hệ thống hành tinh của HD 219134 đã được thực hiện, với một số kết quả của chúng mâu thuẫn với nhau. Tính đến tháng 3 năm 2017, ngôi sao này được biết là có ít nhất 5 hành tinh, hai trong số đó (HD 219134 b và c) được biết là hành tinh đất đá siêu Trái Đất và quá cảnh.[17]

Tham số của các hành tinh

Hệ hành tinh HD 219134 [15][16][17]
Thiên thể đồng hành
(thứ tự từ ngôi sao ra)
Khối lượng Bán trục lớn
(AU)
Chu kỳ quỹ đạo
(ngày)
Độ lệch tâm Độ nghiêng Bán kính
b 4,74 ± 0,19 M🜨 0,03876 ± 0,00047 3,092926 ± 0,000010 0 (cố định) 85,05 ± 0,09° 1,602 ± 0,055 R🜨
c 4,36 ± 0,22 M🜨 0,06530 ± 0,00080 6,76458 ± 0,00033 0,062 ± 0,039 87,28 ± 0,10° 1,511 ± 0,047 R🜨
f >7,30 ± 0,40 M🜨 0,1463 ± 0,0018 22,717 ± 0,015 0,148 ± 0,047
d >16,17 ± 0,64 M🜨 0,2370 ± 0,0030 46,859 ± 0,028 0,138 ± 0,025
g >11 ± 1 M🜨 0,3753 ± 0,0004 94,2 ± 0,2 0
h (e) >108 ± 6 M🜨 3,11 ± 0,04 2.247 ± 43 0,06 ± 0,04

Ghi chú

  1. ^ Lưu trữ Ngoại hành tinh của NASA định danh lại d & f của Vogt thành f & g để tương thích với Motalebi et al., và ban đầu đã liệt kê không chính xác g của Vogt như là hành tinh tách biệt với e của Motalebi do sự khác biệt trong các tham số được thông báo, đưa ra định danh h cho nó. Các định danh của Lưu trữ Ngoại hành tinh từng được sử dụng trong một số bài báo tiếp theo về hệ thống này. (Xem thêm Johnson et al. 2016)

Tham khảo

  1. ^ a b c d van Leeuwen, F. (tháng 11 năm 2007), “Validation of the new Hipparcos reduction”, Astronomy and Astrophysics, 474 (2): 653–664, arXiv:0708.1752, Bibcode:2007A&A...474..653V, doi:10.1051/0004-6361:20078357.
  2. ^ a b c Oja, T. (tháng 8 năm 1986), “UBV photometry of stars whose positions are accurately known. III”, Astronomy and Astrophysics Supplement Series, 65 (2): 405–409, Bibcode:1986A&AS...65..405O.
  3. ^ Frasca, A.; và đồng nghiệp (tháng 12 năm 2009), “REM near-IR and optical photometric monitoring of pre-main sequence stars in Orion. Rotation periods and starspot parameters”, Astronomy and Astrophysics, 508 (3): 1313–1330, arXiv:0911.0760, Bibcode:2009A&A...508.1313F, doi:10.1051/0004-6361/200913327.
  4. ^ Kukarkin, B. V.; và đồng nghiệp (1981), “Nachrichtenblatt der Vereinigung der Sternfreunde e.V. (Catalogue of suspected variable stars)”, Nachrichtenblatt der Vereinigung der Sternfreunde e.V. (1981), Moscow: Academy of Sciences USSR Shternberg: 0, Bibcode:1981CSV...C......0K.
  5. ^ Wielen, R.; và đồng nghiệp (1999), “Sixth Catalogue of Fundamental Stars (FK6). Part I. Basic fundamental stars with direct solutions”, Veröff. Astron. Rechen-Inst. Heidelb, Astronomisches Rechen-Institut Heidelberg, 35 (35): 1, Bibcode:1999VeARI..35....1W.
  6. ^ Holmberg, J.; và đồng nghiệp (tháng 7 năm 2009), “The Geneva-Copenhagen survey of the solar neighbourhood. III. Improved distances, ages, and kinematics”, Astronomy and Astrophysics, 501 (3): 941–947, arXiv:0811.3982, Bibcode:2009A&A...501..941H, doi:10.1051/0004-6361/200811191.
  7. ^ a b c d e f g “HD 219134”. exoplanetarchive.ipac.caltech.edu. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2017.
  8. ^ Martínez-Arnáiz, R.; và đồng nghiệp (tháng 9 năm 2010), “Chromospheric activity and rotation of FGK stars in the solar vicinity. An estimation of the radial velocity jitter” (PDF), Astronomy and Astrophysics, 520: A79, arXiv:1002.4391, Bibcode:2010A&A...520A..79M, doi:10.1051/0004-6361/200913725, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2017, truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2018.
  9. ^ “HR 8832”. SIMBAD. Trung tâm dữ liệu thiên văn Strasbourg. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2012.Quản lý CS1: postscript (liên kết)
  10. ^ Eggleton, P. P.; Tokovinin, A. A. (tháng 9 năm 2008), “A catalogue of multiplicity among bright stellar systems”, Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, 389 (2): 869–879, arXiv:0806.2878, Bibcode:2008MNRAS.389..869E, doi:10.1111/j.1365-2966.2008.13596.x.
  11. ^ “PIA19832: Location of Nearest Rocky Exoplanet Known”. NASA. ngày 30 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2015.
  12. ^ Chou, Felicia; Clavin, Whitney (ngày 30 tháng 7 năm 2015). “NASA's Spitzer Confirms Closest Rocky Exoplanet”. NASA. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2015.
  13. ^ Motalebi, F.; và đồng nghiệp (tháng 12 năm 2015). “The HARPS-N Rocky Planet Search. I. HD 219134 b: A transiting rocky planet in a multi-planet system at 6.5 pc from the Sun”. Astronomy & Astrophysics. 584: A72. arXiv:1507.08532. Bibcode:2015A&A...584A..72M. doi:10.1051/0004-6361/201526822.
  14. ^ “Cassiopeia's Hidden Gem”. Harvard. ngày 30 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2015.
  15. ^ a b Vogt, Steven S.; và đồng nghiệp (tháng 11 năm 2015). “Six Planets Orbiting HD 219134”. The Astrophysical Journal. 814 (1): 12. arXiv:1509.07912. Bibcode:2015ApJ...814...12V. doi:10.1088/0004-637X/814/1/12.
  16. ^ a b Johnson, Marshall C.; và đồng nghiệp (tháng 4 năm 2016). “A 12-year Activity Cycle for the Nearby Planet Host Star HD 219134”. The Astrophysical Journal. 821 (2): 74. arXiv:1602.05200. Bibcode:2016ApJ...821...74J. doi:10.3847/0004-637X/821/2/74.
  17. ^ a b Gillon, Michaël; và đồng nghiệp (2017). “Two massive rocky planets transiting a K-dwarf 6.5 parsecs away”. Nature Astronomy. 1. 0056. arXiv:1703.01430. Bibcode:2017NatAs...1E..56G. doi:10.1038/s41550-017-0056.

Liên kết ngoài


Kembali kehalaman sebelumnya