Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

MAC-10

Ingram MAC-10
MAC-10 (.45 ACP) với nòng giảm thanh và không có hộp tiếp đạn
LoạiSúng ngắn liên thanh
Súng tiểu liên
Nơi chế tạo Hoa Kỳ
Lược sử hoạt động
Phục vụ1970–nay
Sử dụng bởiXem #Các nước sử dụng
 Bolivia
 Chile
 Trung Quốc
 Colombia
 Cộng hòa Dominica
 Hy Lạp
 Guatemala
 Greece
 Guatemala
 Honduras
 Israel
 Jordan
 Liban
 Malaysia
 Mexico
 Maroc
 Thái Lan
 Việt Nam
 Ba Lan
 Philippines
 Bồ Đào Nha
 Ả Rập Xê Út
 Hàn Quốc
 Tây Ban Nha
 Syria
 Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
 Hoa Kỳ
 Uruguay
 Venezuela
Trận
Lược sử chế tạo
Người thiết kếGordon B. Ingram
Năm thiết kế1964
Nhà sản xuấtMilitary Armament Corporation
Giá thành$120
Giai đoạn sản xuất1970–1973
Thông số
Khối lượng2.84 kg (6.26 pounds) không có nòng giảm thanh
Chiều dài
  • 269 mm (10.7 inches) không có báng
  • 295 mm (11.6 inches) với báng rút lại
  • 548 mm (1 foot 9.6 inches) với báng kéo ra
  • 545 mm (1 foot 9.45 inches) với báng rút lại/nòng giảm thanh
  • 798 mm (2 feet 7.4 inches) với báng kéo ra và nòng giảm thanh
Độ dài nòng146 mm (4.49 inches)
Chiều rộng
  • 50 mm (1.96 inches) không có nòng giảm thanh
  • 54 mm (2.13 inches) với nòng giảm thanh

Đạn
Cơ cấu hoạt độngBlowback[2]
Tốc độ bắn
  • 1,200 viên/phút. (9mm)
  • 1,090 viên/phút. (.45 ACP)
Sơ tốc đầu nòng
  • 366 m/s (1,201 ft/s) với đạn 9mm
  • 280 m/s (919 ft/s) với đạn.45 ACP
Tầm bắn hiệu quả
Tầm bắn xa nhất100 mét (đạn.45 ACP)
Chế độ nạp
Ngắm bắnĐiểm ruồi

Military Armament Corporation Model 10, còn được gọi là Ingram MAC-10, M10 hay M-10 là loại súng máy nhỏ gọn, chủ yếu dùng hai loại đạn 9x19mm Parabellum.45 ACP. Một loại nòng giảm thanh có hai đoạn với đoạn trước (đoạn gắn vào nòng) lớn hơn đoạn sau dành cho MAC-10 giúp nó giảm tiếng ồn và giảm độ giật vì vậy làm tăng khả năng kiểm soát khi bắn ở chế độ tự động hoàn toàn (mặc dù nó cũng làm MAC-10 mất cân đối).

Thiết kế

MAC-10 có khối lượng 2,84 kg, chiều dài 584 mm khi mở báng và 269mm khi gập báng, nòng súng dài 146mm. MAC-10 khá ngắn và gọn so với những khẩu tiểu liên cùng thời lẫn hiện nay. Tuy nhiên, MAC-10 lại khá nặng so với các súng tiểu liên hiện đại vì vật liệu thời điểm chế tạo MAC-10 chưa thực sự phát triển hoặc chưa áp dụng tốt được. Thành phần chủ yếu của MAC-10 là thép, rất chắc chắn.

Cấu tạo của súng có hai phần chính: trên và dưới. Hai phần này được gắn kết với nhau bằng các đinh tán. Tay nắm chính của súng gắn chết vào phần dưới, được làm lõm và nhám phía sau để cầm nắm chắc chắn hơn. Cò súng được làm ngắn, sử dụng thoải mái; vành bao cò được làm khá nhỏ, không phù hợp với người bắn đang đeo găng tay. Một điểm độc đáo khác của MAC-10 chính là báng súng. Súng có báng kết hợp dạng khung kim loại hai nhánh ngang, phía sau là một khung kim loại khác dạng chữ L được gắn với khung trước thông qua một trục quay cứng. Ở trạng thái không sử dụng, phần khung kim loại trước sẽ được đẩy gọn và giấu vào trong thân. Phần chữ L phía sau sẽ được gập lên, gắn vào phần thước ngắm phía sau của súng.

Phần chữ L phía sau có thể được thay thế bằng báng gỗ để sử dụng thoải mái hơn. Báng cũng có thể tháo ra dễ dàng và người bắn vẫn thao tác tốt MAC-10 khi không có báng. Ở một số phiên bản hiện đại hóa hoặc người dùng tự độ về sau, MAC-10 sẽ trang bị các loại báng dạng khung polymer gập tương tự như các dòng tiểu liên hiện đại khác.

Súng sử dụng cơ chế nạp đạn bằng phản lực bắn thẳng rất tin cậy với thoi nạp đạn mở. Cơ chế này được chứng minh là rất hiệu quả trên các loại tiểu liên ngắn. Khe nhả vỏ đạn có kích thước lớn, nằm ngay bên thân trái của súng. Một điểm đặc biệt khác của MAC-10 chính là chốt lên đạn. Chốt lên đạn của súng dạng tròn, được làm bằng thép nhám, nằm ở phía trên của thân súng. Tuy nằm ở phía trên nhưng chốt lên đạn vẫn nằm thấp hơn và không ảnh hưởng gì đến tầm ngắm của người bắn. Khi bắn, chốt lên đạn sẽ giật và giữ vị trí cố định ở phía sau. Đây cũng là chốt an toàn của súng khi xạ thủ xoay chốt này 90°, lúc này súng sẽ bị khóa và chốt sẽ chặn cả tầm ngắm của súng. MAC-10 cũng có một chốt an toàn khác nằm bên phải của cò súng. Tuy nhiên, MAC-10 có độ chính xác rất kém nên chỉ thích hợp tác chiến ở tầm gần.

Nòng giảm thanh của MAC-10

Phụ kiện đáng quan tâm bậc nhất của MAC-10 là nòng giảm thanh. Nòng giảm thanh của MAC-10 mang tính cách mạng vào thời điểm đó, được thiết kế bởi Mitchell Werbell III của công ty SIONICS, nên thường gọi là nòng giảm thanh SIONICS. Ống hãm thanh này có thiết kế hai đoạn với đoạn trước (đoạn gắn vào nòng) lớn hơn đoạn sau. Tuy nhiên, loại phụ kiện này khá lớn nên làm cho súng trở nên mất cân đối. Nòng giảm thanh SIONICS ban đầu dài 11,44 inch, đường kính tổng thể 2,13 inch và nặng 1,20 pound.

Các nước sử dụng

Tham khảo

  1. ^ a b Lee E. Russel (1985). Grenada 1983. tr. 41.
  2. ^ McNab, Chris (2009). Firearms. Queen Street House, 4th Queen Street, Bath BA1 1HE, UK: Parragon. tr. 229. ISBN 978-1-4075-1607-3.Quản lý CS1: địa điểm (liên kết)
  3. ^ “MAC Ingram M10 / M11 (USA)”. Weapon.ge – Modern Firearms Encyclopedia. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2011.
  4. ^ a b “Operation and Maintenance Manual: Military Armament Corporation” (PDF). Military Armament Corporation.
  5. ^ a b c d e f g h Jones, Richard D.; Ness, Leland S. biên tập (ngày 27 tháng 1 năm 2009). Jane's Infantry Weapons 2009/2010 (ấn bản thứ 35). Coulsdon: Jane's Information Group. ISBN 978-0-7106-2869-5.
  6. ^ a b c d e Brassey's Infantry Weapons of the World, 1950–1975, J.I.H Owen (1975), p. 45
  7. ^ Hogg, Ian (1989). Jane's Infantry Weapons 1989-90, 15th Edition. Jane's Information Group. tr. 117. ISBN 0-7106-0889-6.
  8. ^ Diez, Octavio (2000). Handguns: Armament and Technology. Lema Publications, S.L. ISBN 84-8463-013-7.
  9. ^ Long, Duncan (1989). Terrifying Three: Uzi, Ingram And Intratec Weapons Families. Boulder, Colorado: Paladin Press. tr. 25–31. ISBN 978-0-87364-523-2.
  10. ^ Mike Ryan (2008). The Operators: Inside the World's Special Forces. tr. 187. ISBN 1602392153.
Kembali kehalaman sebelumnya