Madeleine Albright có tên lúc sanh là Marie Jana Korbelová IPA: [ˈmarɪjɛ ˈjana ˈkorbɛlova:] tại Praha,[1]Tiệp Khắc (ngày nay là Cộng hòa Séc) và được cha mẹ cho theo Công giáo La Mã, mà cha mẹ bà lại chuyển từ đạo Do Thái để tránh bị ngược đãi. Bà có một anh (em) trai tên John, người sau này làm một nhà kinh tế. "Madeleine" là một lối dịch tiếng Pháp của "Madlenka", một nickname mà bà của bà đặt cho. Albright xài tên mới khi bà theo học một trường phổ thông nội trú Thụy Sĩ. Albright là con gái của một nhà ngoại giao — cha của bà, Josef Korbel, đã làm trong ngành ngoại giao Séc. Em (anh) trai bà nói: "Madeleine đã có mối liên hệ đặc biệt với ba chúng tôi, một phần là do cô đã theo sát từng bước chân của ông". Sau này, bà đã gia nhập Thánh Hội Hoa Kỳ.
Từ năm 1936 đến năm 1939, gia đình Korbel sống ở Belgrade, và năm 1939 gia đình họ đã chuyển đến London. Nhiều người bà con Do Thái của bà ở Tiệp Khắc đã bị giết trong đợt thảm sát Holocaust, bao gồm 3 người ông bà của bà.[2]
Bà và cha mẹ lại bỏ chạy một lần nữa khi những người Cộng sản nắm quyền tại Tiệp Khắc, họ chạy qua Hoa Kỳ năm 1948. Khi đã định cư tại đó, Josef đã trở thành hiệu trưởng sáng lập của Trường nghiên cứu quốc tế (Graduate School of International Studies) tại Đại học Denver. Korbel sau đó đã làm thầy dạy của người sau này là bộ trưởng ngoại giao Mỹ Condoleezza Rice.[3] Trong Madam Secretary, Albright đã viết mẹ bà đã cho bà biết việc Rice được cha bà coi là sinh viên được ông quý mến. Tại đám tang của Josef, Rice đã tặng gia đình một chậu hoa có hình giống như một chiếc piano để tưởng nhớ đến Korbel.
Họ có với nhau ba con gái, chị em sinh đôi Anne và Alice, và Katie. Khi cặp sinh đôi này bị đẻ non 6 tuần, Albright đã theo học một khóa tiếng Nga làm tiêu khiển. Cuối thời gian nằm viện này, bà đã thông thạo tiếng Nga. Trong thời gian nuôi con nhỏ này, bà đã bảo vệ thành công tiến sĩ Luật công và Chính quyền tại Đại học Columbia.[4] Bà ly hôn năm 1982.