Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

Mars 6

Mars 6
Dạng nhiệm vụMars flyby/lander[1]
Nhà đầu tưLavochkin
COSPAR IDBus: 1973-052A[2]
Lander: 1973-052D
SATCAT no.Bus: 6768[2]
Lander: 7223
Các thuộc tính thiết bị vũ trụ
Thiết bị vũ trụ3MP No.50P
Nhà sản xuấtLavochkin
Khối lượng hạ cánh635 kilôgam (1.400 lb)
Bắt đầu nhiệm vụ
Ngày phóngKhông nhận diện được ngày tháng. Năm phải gồm 4 chữ số (để 0 ở đầu nếu năm < 1000).  UTC[3]
Tên lửaProton-K/D
Địa điểm phóngBaikonur 81/23
Kết thúc nhiệm vụ
Lần liên lạc cuốiLander: ngày 12 tháng 3 năm 1974, 09:11:05 UTC
Các tham số quỹ đạo
Hệ quy chiếuHeliocentric
Bay qua Mars
Thành phần phi thuyềnBus
Tiếp cận gần nhấtngày 12 tháng 3 năm 1974, 09:05:53 UTC
Khoảng cách1.600 kilômét (990 mi)
Va chạm Mars (hạ cánh thất bại)
Thành phần phi thuyềnlander
Thời điểm va chạmngày 12 tháng 3 năm 1974, 09:11 UTC
Địa điểm va chạm23°54′N 19°25′T / 23,9°N 19,42°T / -23.90; -19.42
 

Mars 6 (tiếng Nga: Марс-6), còn được gọi là 3MP No.50P là một phi thuyền của Liên Xô được phóng ra để khám phá sao Hỏa. Là phi thuyền bus 3MP được đưa ra như là một phần của chương trình sao Hỏa, nó bao gồm một tàu đổ bộ, và một giai đoạn nghiên cứu mặt ngoài với các công cụ nghiên cứu sao Hỏa khi nó bay qua.

Tàu vũ trụ

Tàu vũ trụ Mars 6 mang theo một loạt các công cụ để nghiên cứu sao Hỏa. Thiết bị hạ cánh được trang bị một nhiệt kế và phong vũ biểu để xác định các đặc điểm bề mặt, một máy đo tốc độ và đài phát thanh để hạ cánh, và các công cụ phân tích vật liệu bề mặt bao gồm quang phổ khối.[4] Giai đoạn nghiên cứu, hoặc giai đoạn bus, mang theo một từ kế, bẫy plasma, tia vũ trụ và máy dò vi thiên thạch, và một công cụ để nghiên cứu các dòng protonelectron từ Mặt Trời.[4]

Được xây dựng bởi Lavochkin, Mars 6 là tàu vũ trụ 3MP đầu tiên được phóng lên sao Hỏa vào năm 1973 và tiếp theo là Mars 7. Hai tàu vũ trụ quỹ đạo, Mars 4Mars 5, được phóng lên trước đó trong cửa sổ phóng tàu lên sao Hỏa năm 1973 và dự kiến ​​sẽ chuyển tiếp dữ liệu cho hai tàu hạ cánh. Tuy nhiên, Mars 4 không thể đi vào quỹ đạo, và Mars 5 bị hỏng sau một vài ngày trên quỹ đạo.

Tham khảo

  1. ^ Krebs, Gunter. “Interplanetary Probes”. Gunter's Space Page. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2013.
  2. ^ a b “Mars 6”. US National Space Science Data Centre. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2013.
  3. ^ McDowell, Jonathan. “Launch Log”. Jonathan's Space Page. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2013.
  4. ^ a b Siddiqi, Asif A. (2002). “1973”. Deep Space Chronicle: A Chronology of Deep Space and Planetary Probes 1958-2000 (PDF). Monographs in Aerospace History, No. 24. NASA History Office. tr. 101–106.
Kembali kehalaman sebelumnya