Những ngôn ngữ Semit phổ biến nhất là (chỉ tính số người bản ngữ) tiếng Ả Rập (300 triệu),[3]tiếng Amhara (22 triệu),[4]tiếng Tigrinya (7 triệu),[5]tiếng Hebrew (5 ltriệu người bản ngữ và L1 tại Israel),[6]tiếng Aram (575.000 tới 1 triệu)[7][8][9] và tiếng Malta (520,000).[10]Những ngôn ngữ ở Semit có hình thái đáng chú ý, ở chỗ những gốc từ không phải là những nhóm ký tự hay từ, thay vào đó là các nhóm phụ âm riêng rẽ (thường là ba). Những từ được tạo ra từ các gốc thường không phải bằng cách thêm tiền tố hay hậu tố, mà bằng cách thênguyên âm vào giữa phụ âm (dù tiền tố và hậu tố cũng có xuất hiện). Ví dụ, trong tiếng Ả Rập, gốc từ "viết" có dạng k-t-b. Từ gốc này, nguyên âm và đôi khi phụ âm được thêm vào: كتاب kitāb "sách", كتب kutub "những cuốn sách", كاتب kātib "người viết", كتّابkuttāb "những người viết", كتب kataba "anh ta đã viết", يكتب yaktubu "anh ta viết"...l
Chú thích
^Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Semitic”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
Edward Lipinski. Semitic Languages: Outlines of a Comparative Grammar. 2nd ed., Orientalia Lovanensia Analecta: Leuven 2001. ISBN 90-429-0815-7
Sabatino Moscati. An introduction to the comparative grammar of the Semitic languages: phonology and morphology. Harrassowitz: Wiesbaden 1969.
Edward Ullendorff, The Semitic languages of Ethiopia: a comparative phonology. London, Taylor's (Foreign) Press 1955.
William Wright & William Robertson Smith. Lectures on the comparative grammar of the Semitic languages. Cambridge University Press 1890. [2002 edition: ISBN 1-931956-12-X]
Arafa Hussein Mustafa. "Analytical study of phrases and sentences in epic texts of Ugarit." (German title: Untersuchungen zu Satztypen in den epischen Texten von Ugarit). PhD-Thesis. Martin-Luther-University Halle-Wittenberg, Germany: 1974.