Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

Người Khắc Liệt

Keraites
Tên bản ngữ
  • Хэрэйд (Khereid)
thế kỷ 11–thế kỷ 13
Vị thếthần phục:
nhà Liêu, Tây Liêu và các nhà nước kế tục Đế quốc Mông Cổ
Tôn giáo chính
Cảnh giáo
Chính trị
Chính phủhãn quốc
Hãn 
• thế kỷ 11
Markus Buyruk Khan
• thế kỷ 12
Saryk Khan
• thế kỷ 12
Kurchakus Buyruk Khan
• –1203
Tooril Khan (cuối cùng)
Lịch sử
Lịch sử 
• Thành lập
thế kỷ 11
• absorbed into the Đế quốc Mông Cổ.
thế kỷ 13
Tiền thân
Kế tục
 Zubu
Khách Lạt hãn quốc
Đế quốc Mông Cổ
Hiện nay là một phần củathị tộc Khách Nhĩ Khách[1][2], người Buryat[3][4], người Kalmyk[5] và một số dân tộc Mông CổTurk

Người Khắc Liệt (cũng gọi là Kerait, Kereit, Khereid; tiếng Mông Cổ: Хэрэйд) là một trong năm bộ tộc chiếm ưu thế trong liên minh bộ lạc Mông Cổ thống trị ở vùng Altai-Sayan trong giai đoạn thế kỷ 12. Họ đã cải sang cảnh giáo vào đầu thế kỷ 11 và là một trong những thành phần đưa đến câu chuyện của huyền thoại John Prester ở châu Âu.

Lãnh thổ sinh sống của họ tương ứng với phần lớn lãnh thổ Mông Cổ ngày nay. Nhà sử học người Nga Vasily Bartold (1913) đã xác định được vị trí phân bố của họ dọc theo thượng nguồn sông OnonKherlen và dọc theo sông Tuul.[6] Năm 1203, họ đã bị đánh bại bởi Thành Cát Tư Hãn và thành một trong những bộ tộc có tầm ảnh hưởng lớn trong sự trỗi dậy của đế quốc Mông Cổ. Họ dần dần trở thành một phần trong liên minh các bộ tộc Turco-Mongol trong thế kỷ 13.

Tên gọi

Trong tiếng Mông Cổ hiện đại được viết là Хэрэйд, (Khereid). Trong tiếng Anh được gọi là Keraites, Kerait, hoặc Kereyit. Trong một số văn bản trước đây cũng có lúc được gọi là Karait hoặc Karaites.[7][8]

Một giả thuyết phổ biến coi tên này bắt nguồn từ một từ tiếng Mông Cổ xap/khar và tiếng qarā Turkick có nghĩa là "đen hay màu sẫm". Đã có nhiều bộ tộc Mông Cổ và Turk khác với những cái tên liên quan đến thuật ngữ này nhưng thường bị xáo trộn.[9] Theo một nghiên cứu đầu thế kỷ 14 mang tên Jami 'al-tawarikh của nhà sử học người Iran Rashid-al-Din Hamadani, huyền thoại Mông Cổ truy tìm gốc tích của bộ tộc là tám người anh em với khuôn mặt đen khác thường trong liên minh mà họ thành lập. Khắc Liệt là tên của gia tộc người anh giữ chức lãnh đạo, trong khi các bộ tộc khác của anh em mình được ghi lại là Jirkin, Konkant, Sakait, Tumaut, Albat.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng cái tên Khereid trong tiếng Mông Cổ có thể bắt nguồn từ một cổ vật được làm từ rễ Kherre (хэрээ) có nghĩa là ''quạ''.[10]

Lịch sử

Nguồn gốc

Người Khắc Liệt xuất hiện lần đầu tiên trong lịch sử với tư cách là bộ tộc thống trị của liên minh bộ tộc Zubu. Zubu là một liên minh bộ tộc lớn thống trị thảo nguyên Mông Cổ trong khoảng thế kỷ 11 và 12 và thường xảy ra nhiều xung đột với nước Liêu vốn kiểm soát phần lớn đất đai tại Mông Cổ tại khu vực bắc Trung Hoa.

Không rõ liệu người Khắc Liệt là một bộ tộc Turk hay Mông Cổ. Tên và chức danh của các vị lãnh đạo đầu tiên của người Khắc Liệt cho thấy rằng họ đã sử dụng một loại ngôn ngữ Turk, nhưng sự liên minh và thống nhất các bộ tộc có thể đã dẫn đến sự hợp nhất Turk-Mông Cổ từ thời kỳ đầu.[11][12]

Người Khắc Liệt lãnh đạo tám bộ tộc tại Mông Cổ, bao gồm Khereid, Jirkhin, Khonkhoid, Sukhait, Albat, Tumaut, Dunghaid và Khirkh.

Người Khắc Liệt được phân vào cả hai nhóm Mông Cổ và Turk bởi nhiều nguồn khác nhau. Tất cả các tên của bộ tộc Khắc Liệt đều có thể giải thích được bằng tiếng Mông Cổ và tất cả các tên bộ lạc kết thúc bằng hậu tố số nhiều trong tiếng Mongolic "d" (t; ud, uud, üd, üüd) và hậu tố số ít "n".[13] Hậu tố số nhiều "d" (t; üd, üüd) và hậu tố số ít "n" phổ biến trong các bộ lạc Mông Cổ.

Rashid-al-Din Hamadani (1247-1318) đã nêu trong Jami 'al-tawarikh (Phần ba, Bộ tộc Khắc Liệt):

At that time they had more power and strength than other tribes. The call of Jesus - peace be upon him - reached them and they entered his faith. They belong to the Mongol ethnicity. They reside along the Onon and Kerulen rivers, the land of the Mongols. That land is close to the country of the Khitai.

Tạm dịch: Ở thời điểm đó họ đạt được sức mạnh vượt trội hơn so với bộ tộc khác. Lời gọi của Chúa- bình an đến với ông ta - chạm lấy họ và họ sẽ gia nhập đức tin của mình. Họ thuộc về các bộ tộc Mông Cổ. Họ cư trú dọc theo sông Onon và Kerulen, vùng đất của người Mông Cổ. Khu vực này nằm gần vương quốc của người Khiết Đan.

Những điều này được ghi lại đầu tiên trong hồ sơ của Giáo hội Syriac trong đó đề cập đến việc họ đã cải sang cảnh giáo vào khoảng năm 1000 sau Công nguyên bởi Metropolitan Abdisho của Merv.

Hãn quốc

Sau khi liên minh Zubu tan rã, người Khắc Liệt vẫn giữ quyền thống trị của họ trên thảo nguyên cho đến khi họ trở thành một phần của đế quốc Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn.

Ở thời kỳ đỉnh cao, hãn quốc Khắc Liệt được tổ chức và phân chia quyền lực theo hình thức giống với người Nãi Man và các bộ tộc thảo nguyên hùng mạnh khác đương thời. Một phần viết về người Khắc Liệt bởi Rashid-al-Din Hamadani (1247-1318), nhà sử học của triều đình Genghisid ở Ba Tư, trong tác phẩm Jami 'al-tawarikh (c. 1300). ☃☃ân chúng Dđược chia thành phe "trung tâm" vt phe "bên ngoài". Phe trung tâm phục vcho ư quân đội cá nhân củhãn à bao gồm các chiến binh từ nhiều bộ lạc khác nhau không có lòng trung thành với bất cứ ai trhãnan. Điều này làm cho phe trung tâm giống như một nhà nước phong kiến hơn là một btộcnh. Phe "bên ngoài" bao gồm các bộ lạc cam kết vâng lờvà phục tùng hãnan, nhưng sống trên đồng cỏ bộ lạc của chính họ và hoạt động bán tự trị. "Thủ đô" củhãntquốc Khắc Liệt e là một nơi gọi là Orta Balagasun, có lẽ nằm trong một pháo đàcủa người Duy Ngô Nhĩ hoặc Khiết Đan cũ. [cần dẫn nguồn]

Markus Buyruk Khan, là một thủ lĩnh người Khắc Liệt đồng lãnh đạo trong liên minh Zubu. Năm 1100, ông bị nhà Liêu giết chết. Kurchakus Buyruk Khan là con trai và là người kế thừa của Bayruk Markus, trong số những người vợ của ông là Toreqaimish Khatun, con gái của Korchi Buiruk Khan của Nãi Man.

Em trai của Kurchakus là Gur Khan. Kurchakus Buyruk Khan có nhiều con trai. Những người con trai đáng chú ý bao gồm Toghrul (Thoát Lý), Yula-Mangus, Tai-Timur, Bukha-Timur. [cần dẫn nguồn] thần phục người Khiết Đan, họ trở thành chư hầu của nhà nước Tây Liêu. [cần dẫn nguồn]

Hình tượng ẩn dụ vị vương hãn là "Prester John " trong Le Livre des Merveilles, thế kỷ 15.

Sau khi Kurchakus Buyruk Khan qua đời, một người hầu người Tatar của Ilma là Eljidai trở thành nhiếp chính. Điều này khiến Toghrul (Thoát Lý) buồn bã khi người đã giết các em trai của mình và sau đó giành lấy ngai vàng là hãn Thoát Lý (tiếng Mông Cổ: Тоорил хан/Tooril khan [cần dẫn nguồn] Cung điện của ông được đặt tại Ulan Bator ngày nay và ông đã kết nghĩa anh em (anda) với Dã Tốc Cai. Thành Cát Tư Hãn gọi ông là khan etseg ('khan cha'). Dã Tốc Cai, người đã trừ khử tất cả con trai của Thoát Lý, và trở thành người duy nhất được thừa hưởng giữ danh hiệu Hãn.

Người Tatar nổi dậy chống lại nhà Kim vào năm 1195. Chỉ huy quân Kim đã gửi một sứ giả đến gặp Thiết Mộc Chân. Một cuộc chiến với Tatars nổ ra và liên minh các bộ tộc Mông Cổ đã đánh bại họ. Năm 1196, nhà Kim đã trao tặng Thoát Lý danh hiệu "Vương" (vua). Sau này, Thoát Lý đã được ghi lại dưới tiêu đề ''Vương Hãn" (Ван хан/Van khan; tiếng Trung: 王汗; bính âm: Wáng Hàn hay Ong Khan). Khi Thiết Mộc Chân tấn công Trát Mộc Hợp để lấy tranh danh hiệu Hãn, vị vương hãn Thoát Lý, vì sợ sức mạnh ngày càng tăng của quân độ Thiết Mộc Chân, đã âm mưu câu kết với Trát Mộc Hợp để ám sát Thiết Mộc Chân.

Năm 1203, Thiết Mộc Chân đã đánh bại người Khắc Liệt. Người Khắc Liệt đã bị phân tâm bởi sự sụp đổ của liên minh do chính họ thiết lập. Vị vương hãn đã bị giết bởi những người lính Nãi Man, họ đã không nhận ông là người đang chạy trốn sự thất bại trước Thành Cát Tư Hãn.

Đế quốc Mông Cổ và sự tan rã của bộ tộc

Thành Cát Tư Hãn cho người con trai út của mình là Đà Lôi kết hôn với một trong những cháu gái của Thoát Lý là một tín đồ thiên chúa giáo tên Sorghaghtani Bekhi, là con gái của người anh của Thoát Lý là Jakha Khambu. Đà Lôi và Sorghaghtani Bekhi có bốn người con là Mông Kha, Húc Liệt Ngột, Hốt Tất LiệtA Lý Bất Ca.[14] Những người Khắc Liệt còn lại đã chấp nhận sự cai trị của Thiết Mộc Chân, nhưng vì mất lòng tin, Thiết Mộc Chân đã phân tán họ vào các bộ tộc Mông Cổ khác.  

Rinchin đã bảo vệ các tín đồ Kitô hữu khi vị hãn Hợp Tán bắt đầu đàn áp họ nhưng ông đã bị Abu Sa'id Bahadur Khan giết khi chiến đấu chống lại người giám hộ của mình là Chupan của Taichiud (Thái Xích Ô) vào năm 1319.

Người Khắc Liệt đã xâm nhập vào châu Âu bằng cuộc xâm lược của người Mông Cổ do hãn Bạt ĐôMông Kha lãnh đạo. Đội quân của Khadui dùng để chinh phạt châu âu trong những năm 1270s được cho là chủ yếu gồm những người lính người Khắc Liệt và Nãi Man.[15]

Từ những năm 1380 trở đi, cơ đốc giáo Nestorian ở Mông Cổ đã bị suy thoái, một mặt do sự phát triển của hồi giáo dưới thời Thiếp Mộc Nhi và mặt khác do cuộc chinh phạt của nhà Minh vào Karakorum. Những tàn dư của bộ tộc Khắc Liệt vào cuối thế kỷ 14 đã sống dọc theo khu vực Kara Irtysh.[15] và cuối cùng đã phân tán vào những năm 1420 trong các cuộc chiến Mongol-Oirat do Uwais Khan lãnh đạo.[15]

Các tín đồ Kitô hữu Mông Cổ trốn tránh dưới sự dẫn dắt của Tokhtamysh, [cần dẫn nguồn] và họ dường như đã bị tách khỏi nhà thờ chính của họ sau cuộc ly giáo năm 1552. Nhiều người đã bị cuốn vào các dòng tu khác, một số người theo đạo Hồi, trong khi những người khác trở thành tính đồ Judaizers. [cần dẫn nguồn]

Kitô giáo Nestorian

Người Khắc Liệt đã cải sang Nestorianism, một phái của Kitô giáo vào đầu thế kỷ 11.[14][16] Các bộ tộc khác cũng cải đạo hoàn toàn hoặc ở mức độ lớn trong thế kỷ thứ 10 và 11 bao gồm người Nãi Man và Ongud.

Rashid al-Din, nhà sử học của triều đình Mông Cổ ở Ba Tư, trong quyển Jami al-Tawarikh của ông viết rằng người Khắc Liệt là các tín đồ Kitô hữu. William xứ Rubruck, người đã gặp nhiều người theo phái Nestorian trong thời gian ở tại cung điện của Mông Kha và tại Karakorum trong những năm 1254-1255, lưu ý rằng phái Nestorian ở Mông Cổ đã bị xáo trộn và biến tấu bởi Shaman giáoMani giáo khi các ảnh hưởng từ các tôn giáo này không tuân theo các quy tắc thông thường của Nhà thờ Thiên chúa giáo như những nơi khác trên thế giới. Ông gán cho điều này là do sự thiếu hụt các giáo sĩ chuyên giảng đạo, sự tranh giành quyền lực giữa các giáo sĩ và việc sẵn sàng nhượng bộ về mặt giáo lý để giành được sự ưu ái của Hãn. Công giáo ở Mông Cổ đã bị mất dần do các ảnh hưởng của Hồi giáo dưới thời Thiếp Mộc Nhi (trị vì 1370-1405), người đã tàn phá hoạt động của Giáo hội phương Đông. Nhà thờ Nestorian ở Karakorum đã bị phá hủy bởi quân đội nhà Minh trong cuộc xâm lược năm 1380.

Theo câu chuyện Prester John, nếu không lấy bối cảnh ở Ấn Độ hay Ethiopia, thì hình tượng này có thể đề cập đến những người cai trị theo phái Nestorian của người Khắc Liệt. Trong một số phiên bản, Prester John được nhận định là ám chỉ tới Thoát Lý,[14] nhưng các nguồn tin tại Mông Cổ không đề cập gì về tôn giáo của ông.[17]

Sự cải đạo

Sự cải đạo của bộ tộc này diễn ra vào khoảng thế kỷ 12 Sách về những tòa tháp (Kitab al-Majdal) của Mari ibn Suleiman, vào thế kỷ thứ 13 theo giáo hội Syriac Orthodox bởi nhà sử học Bar Hebraeus đã gọi họ bằng những từ ngữ tiếng Syriac ܟܹܪܝܼܬ ("Keraith").[18]

Theo các nguồn này, không lâu trước năm 1007, một vị hãn người Khắc Liệt đã bị lạc đường trong cơn bão tuyết khi đi săn trên những ngọn núi cao tại vùng đất của mình. Khi ông đã gần như đã tuyệt vọng, linh ảnh của thánh Sergius hiện lên và phán rằng: "Nếu ngươi tin vào đức Chúa, ta sẽ dẫn dắt ngươi thoát khỏi sự diệt vong." Khi vị hãn hứa sẽ cải sang Cơ đốc giáo, và vị thánh bảo ông ta nhắm mắt lại. Sau đó, vị hãn thấy mình đã trở về nhà (theo phiên bản của Bar Hebraeus thì cho rằng vị thánh đã dẫn ông ta về thung lũng nơi ông ta và bộ tộc của mình cư trú). Khi ông gặp các thương nhân Kitô giáo, ông ta nhớ đến linh ảnh và hỏi họ về cơ đốc giáo, các lời cầu nguyện và giáo luật. Họ đã dạy cho ông " kinh lạy cha, Lakhu MaraQadisha Alaha." Ma vương Lakhu là phiên bản tiếng Syriac của bài thánh ca Te Deum, và Qadisha Alaha là phiên bản tiếng Syriac của Trisagion. Theo lời đề nghị của họ, ông đã gửi một thông điệp tới Abdisho, một đô thị tại Merv, cho các linh mục và phó tế để rửa tội cho ông và bộ tộc của mình. Abdisho đã gửi thư cho Yohannan V, thượng phụ của Giáo hội phương Đông ở Baghdad (Tổ phụ thứ 63 sau Saint Thomas). Abdisho thông báo với Yohannan V rằng vị hãn đã hỏi về việc nhịn ăn và xin ý kiến rằng liệu họ có thể được miễn cách ăn chay thông thường của Cơ đốc giáo hay không khi chế độ ăn uống của họ chủ yếu là thịt và sữa.

Người Khắc Liệt đã "dựng lên một túp lều để thay thế cho gian thờ, trong đó dựng một cây thánh giá và một quyển sách Phúc âm, và đặt tên nó theo Mar Sergius. Ông ta buộc một con ngựa của mình ở đó, lấy sữa ngựa và đặt nó trên quyển sách và thập tự giá, đọc thuộc lòng những lời cầu nguyện đã học được và làm dấu thánh giá trên đó.... " Yohannan trả lời Abdisho và nói sẽ phái một linh mục và một phó tế đến để rửa tội cho vị hãn và các thành viên của bộ tộc. Yohannan cũng chấp thuận miễn trừ cho người Khắc Liệt khỏi luật nhà thờ nghiêm ngặt, rằng họ vẫn phải kiêng thịt trong mùa chay hàng năm như các tín đồ Kitô hữu khác nhưng họ vẫn có thể uống sữa trong thời gian đó, mặc dù họ nên chuyển "sữa chua" (kumis) thành "sữa ngọt" (sữa bình thường) để ghi nhớ sự đau khổ của Chúa Kitô trong Mùa chay. Yohannan cũng bảo Abdisho nên nỗ lực tìm lúa mì và rượu cho họ, để họ có thể cử hành bữa tiệc Thánh. Theo đó, vị hãn và 200.000 người của ông đã được rửa tội (cả Bar Hebraeus và Mari ibn Suleiman đều cung cấp cùng một số liệu).[11][19]

Hậu duệ

Những bộ phận còn sót lại của người Khắc Liệt sau nhiều lần phân tán định cư dọc theo sông Irtysh trong liên minh bốn Oirats vào đầu thế kỷ 15, họ biến mất như một nhóm có khả năng nhận dạng. Có nhiều giả thuyết khác nhau về các nhóm phân tán có thể một phần có nguồn gốc từ người Khắc Liệt trong khoảng thế kỷ 16 hoặc 17. Theo Tynyshbaev (1925), tương lai của họ có thể giống với số phận của người Argyn.[20]

Người turk Qarai có thể bắt nguồn từ người Khắc Liệt, nhưng người Khắc Liệt cũng có thể là nguồn gốc của nhiều giống dân Trung Á khác như người qara "đen" [21] hoặc các dân tộc Kipchak như người Argyn, Kazakhs hoặc Kyrgyz Kireis đã được đề cập như một phần bắt nguồn từ những tàn dư của người Khắc Liệt khi họ đã tìm cách lánh sang Đông Âu trong thế kỷ khoảng đầu thế kỷ 15.[22]

Xem thêm

  • Danh sách các bộ tộc và dòng tộc Mông Cổ thời trung cổ

Ghi chú

  1. ^ Үндэсний Статистикийн Хороо. Хэрээд.
  2. ^ Үндэсний Статистикийн Хороо. Хэрэйд.
  3. ^ Нанзатов Б. З. Кударинские буряты в XIX веке: этнический состав и расселение // Вестник БНЦ СО РАН. — 2016. — № 4 (24). — С. 126—134.
  4. ^ Нанзатов Б. З., Содномпилова М. М. Селенгинские буряты в XIX в.: этнический состав и расселение (юго-западный ареал) // Вестник БНЦ СО РАН. — 2019. — № 1 (33). — С. 126—134.
  5. ^ Бембеев В. Ойраты. Ойрат-калмыки. Калмыки: история, культура, расселение, общественный строй до образования Калмыцкого ханства в Поволжье и Предкавказье. — Джангар, 2004. — С. 87. — 495 с.
  6. ^ V.V. Bartold in the article on Genghis Khan in the 1st edition of the Encyclopedia of Islam (1913); see Dunlop (1944:277)
  7. ^ "History of the voyages and discoveries made in the north translated from the German of Johann Reinhold Forster and elucidated by several new and original maps" p.141-142
  8. ^ "A General History And Collection of Voyages And Travels, Arranged In Systematic Order: Forming A Complete History of The Origin And Progress of Navigation, Discovery, And Commerce By Sea And Land, From The Earliest ages to the present time." Robert Kerr (writer), section VIII.2.
  9. ^ "EAS 107, Владимирцов 324, ОСНЯ 1, 338, АПиПЯЯ 54-55, 73, 103-104, 274. Despite TMN 3, 427, Щербак 1997, 134." Tower of Babel Mongolian etymology database.
  10. ^ Хойт С.К. Кереиты в этногенезе народов Евразии: историография проблемы. Элиста, 2008. 82 с.
  11. ^ a b R. Grousset, The Empire of the Steppes, New Brunswick, New Jersey, Rutgers University Press, 1970, p191.
  12. ^ Unesco. History of Civilizations of Central Asia, Volym 4. tr. 74.
  13. ^ History of Mongolia (2003) Volume II
  14. ^ a b c Li, Tang (2006). “Sorkaktani Beki: A prominent Nestorian woman at the Mongol Court”. Trong Malek, Roman; Hofrichter, Peter (biên tập). Jingjiao: the Church of the East in China and Central Asia. Monumenta Serica Institute. Steyler Verlagsbuchhandlung GmbH. ISBN 978-3-8050-0534-0.
  15. ^ a b c Tynyshbaev (1925)
  16. ^ Kingsley Bolton; Christopher Hutton (2000). Triad Societies: Western Accounts of the History, Sociology and Linguistics of Chinese Secret Societies. Taylor & Francis. tr. xlix–. ISBN 978-0-415-24397-1.
  17. ^ Atwood, Christopher P. Encyclopedia of Mongolia and the Mongol Empire. ISBN 0816046719.
  18. ^ Bar Hebraeus, Chronicon ecclesiasticum (ed. and tr. J.B. Abbeloos and T.J. Lamy, vol. 3, coll. 279-81).

    See Hunter (1991).[cần số trang]
  19. ^ Moffett, A History of Christianity in Asia pp. 400-401.
  20. ^ "The further fate of our Kerei is closely linked with the fate of Argyn, although they did not play such a large role as the Argyn. The Kerei [or at least the Achamail subgroup] participated in the campaign of Barak (1420) in Tashkent and Khujand. In 1723 the Kerei (as well as the Argyns) suffered relatively less than other peoples. In the wars of Muhammad Shaybani, there is mention of a tribe called Sakhiot, obviously the Kerei who had remained among the Uzbeks of Ferghana, Samarkand, Bukhara and Khiva." Tynyshbaev (1925)
  21. ^ G. Németh, A Hongfoglaló Magyarság Kialakulása, Budapest, 1930, 264-68, cited after P. Oberling, "Karāʾi", Encyclopedia Iranica, vol. XV, Fasc. 5 (2002), pp. 536–537.
  22. ^ Dunlop (1944:289), following Howorth, Unknown Mongolia (1913).

Thư mục

  • Boyle, John Andrew, "Khu cắm trại mùa hè và mùa đông của Kereit," Tạp chí Trung ương châu Á 17 (1973), 108-110.
  • Douglas Morton Dunlop, The Karaits of East Asia ", Bản tin của Trường Nghiên cứu phương Đông và Châu Phi, Đại học London, 1944, 276 – 289.
  • Hunter, Erica C. D. (1989). “The Conversion of the Kerait to Christianity in A.D. 1009”. 22: 142–163. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  • (tiếng Nga) Khoyt, SK, ерее т т н н н н
  • (tiếng Nga) Kudaiberdy-Uly, Sh. (Tiếng Việt là tiếng Tây Ban Nha, tiếng Tây Ban Nha), tiếng Tây Ban Nha, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Tây Ban Nha)
  • Németh, Julius, "Kereit, Kérey, Giray" Ural-Altaische Jahrbücher 36 (1965), 360 – 365.
  • Togan, İsenbike, "Tính linh hoạt và giới hạn trong các thành tạo thảo nguyên: Khan Kerait và Chinggis Khan" trong: Đế chế Ottoman và Di sản của nó, Vol. 15, Leiden: Brill (1998).
  • (tiếng Nga) Tynyshbaev, M. (Тынышбаев, Мухамеджан), КЕРЕИ "Материалы по истории казахского народа", Tashkent, 1925.
  • Borbone, Pier Giorgio. “Some Aspects of Turco-Mongol Christianity in the Light of Literary and Epigraphic Syriac Sources (Pier Giorgio Borbone) - Academia.edu”. Pisa.academia.edu. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2012.
Kembali kehalaman sebelumnya