Bài viết hoặc đoạn này cần người am hiểu về chủ đề này trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện. Bạn có thể giúp cải thiện trang này nếu có thể. Xem trang thảo luận để biết thêm chi tiết.(tháng 5/2024)
Ngữ tộc Hmông (Miêu) và ngữ tộc Miền (Dao) rõ ràng có quan hệ mật thiết, nhưng đồng thời cũng không bao hàm lẫn nhau. Điểm khác biệt chính giữa hai nhóm là sự phát triển âm vị học khác nhau. Nhóm Hmông giữ lại phần lớn phụ âm đầu trong ngôn ngữ nguyên thủy, nhưng lại đơn giản hóa hầu hết vận mẫu (như loại bỏ âm lướt giữa âm tiết và phụ âm cuối). Nhóm Miền, ngược lại, lưu giữ đa số vận mẫu nhưng hợp nhất nhiều phụ âm đầu.
Một số phân loại thời trước xếp hệ Hmông-Miền vào ngữ hệ Hán-Tạng. Dù tại Trung Quốc cách phân loại này vẫn thường thấy, song với cộng đồng ngôn ngữ học Tây phương, Hmông-Miền là một ngữ hệ riêng biệt. Ngữ hệ này có lẽ bắt nguồn đâu đó tại miền Trung-Nam Trung Quốc. Sự đồng thuận hiện tại là ngữ hệ này phát nguyên từ một vùng nằm giữa Trường Giang và Mê Kông, nhưng có lẽ còn bắt nguồn từ nơi xa hơn nữa về phía bắc, rồi bị đẩy xuống phương nam do sự di cư của người Hán.[2] Thời điểm ngôn ngữ Hmông-Miền hiện diện
được ước tính là khoảng 500 TCN theo Sagart, Blench, và Sanchez-Mazas, và chừng 2243 TCN theo Automated Similarity Judgment Program (ASJP), một thuật toán thử nghiệm để xác định niên đại tự động.[3]
Paul K. Benedict, một học giả người Mỹ, mở rộng giả thuyết Austric để bao gồm cả ngữ hệ Hmông-Miền. Tuy vậy, giả thuyết này chưa bao giờ nhận được nhiều sự ủng hộ.[4] Kosaka (2002) ủng hộ sự tồn tại của nhóm Miêu–Dai.[5]
Đặc điểm
Như nhiều ngôn ngữ miền Nam Trung Quốc, các ngôn ngữ Hmông-Miền có xu hướng đơn âm tiết và mang cú pháp phân tích. Một số ngôn ngữ trong hệ có số thanh điệu thuộc hàng nhiều nhất thế giới: tiếng Hmông Tông Địa có tận 12 thanh.[6] Chúng nổi bật ở sự có mặt của phụ âm sonorant vô thanh và âm lưỡi gà.
Chúng có trật tự từ chủ-động-tân, với sở hữu từ và số từ đứng trước danh từ. Chúng có rất ít giới từ thực sự, kết cấu chuỗi động từ đóng thay vai trò của giới từ. Ví dụ, cụm từ "ở gần" có thể được dùng với nghĩa "trong".[7]
Ngoài hệ thống thanh điệu phức tạp và thiếu vắng giới từ, một nét nổi bật khác là số lượng lớn phân loại từ trong những ngôn ngữ này.
Chú thích
^Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Hmong–Mien”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
^"On the Thai evidence for Austro-Tai" (PDF), in Selected Papers on Comparative Tai Studies, ed. R.J. Bickner et al., pp. 117–164. Center for South and Southeast Asian studies, the University of Michigan.
^Goddard, Cliff; The Languages of East and Southeast Asia: An Introduction; p. 36. ISBN0-19-924860-5
^Goddard, The Languages of East and Southeast Asia; p. 121
Tài liệu
Trần Kỳ Quang / Chen Qiguang [陈其光] (2013). Miao and Yao language [苗瑶语文]. Beijing: Ethnic Publishing House [民族出版社]. ISBN9787566003263
Paul K. Benedict (1942). "Thai, Kadai and Indonesian: a new alignment in south east Asia." American Anthropologist 44.576-601.
Paul K. Benedict (1975). Austro-Thai language and culture, with a glossary of roots. New Haven: HRAF Press. ISBN0-87536-323-7.
Enwall, J. (1995). Hmong writing systems in Vietnam: a case study of Vietnam's minority language policy. Stockholm, Sweden: Center for Pacific Asian Studies.
Enwall, J. (1994). A myth become reality: history and development of the Miao written language. Stockholm East Asian monographs, no. 5-6. [Stockholm?]: Institute of Oriental Languages, Stockholm University. ISBN91-7153-269-2
Lombard, S. J., & Purnell, H. C. (1968). Yao-English dictionary.
Lyman, T. A. (1979). Grammar of Mong Njua (Green Miao): a descriptive linguistic study. [S.l.]: The author.
Lyman, T. A. (1974). Dictionary of Mong Njua: a Miao (Meo) language of Southeast Asia. Janua linguarum, 123. The Hague: Mouton.
Lyman, T. A. (1970). English/Meo pocket dictionary. Bangkok, Thailand: German Cultural Institute, Goethe-Institute.
Purnell, H. C. (1965). Phonology of a Yao dialect spoken in the province of Chiengrai, Thailand. Hartford studies in linguistics, no. 15.
Smalley, W. A., Vang, C. K., & Yang, G. Y. (1990). Mother of writing: the origin and development of a Hmong messianic script. Chicago: University of Chicago Press. ISBN0-226-76286-6
Smith, P. (1995). Mien–English everyday language dictionary = Mienh in-wuonh dimv nzangc sou. Visalia, CA: [s.n.].