Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

Nhà Ptolemaios

Nhà Ptolemaios
<
p
t
wAl
M
iis
>
Quốc giaAi Cập cổ đại, Macedonia, Mauretania
Thành lập305 TCN
Người sáng lậpPtolemaios I Soter
Người cầm quyền cuối cùngPtolemaios XV (Ai Cập),
Cleopatra VIII (Cyrenaica, Libya)
Danh hiệuPharaon, Quốc vương Macedonia, Quốc vương Mauretania
Di sảnAi Cập, Cyrenaica, Cyprus, Canaan
  Vương quốc của Ptolemaios I Soter
Các vương quốc diadochi khác:
  Vương quốc của Cassander
  Vương quốc của Lysimachus
  Vương quốc của Seleukos
  Epirus
Các lãnh thổ khác:
  La Mã

Nhà Ptolemaios (tiếng Anh: The Ptolemaic dynasty; tiếng Hy Lạp: Πτολεμαίος, Ptolemaioi), cũng thường gọi là Lagids, Lagides hay Lagidae theo tên của Lagos, người cha của Ptolemaios I Soter, vị quốc vương sáng lập ra nhà này. Đây là một vương triều của người Hy Lạp cai trị Ai Cập và các vùng lân cận từ năm 305 TCN đến năm 30 TCN, đây cũng là Vương triều cuối cùng của Ai Cập cổ đại.

Ptolemaios I Soter vốn là một trong bảy vị somatophylax (cận vệ, tướng quân kiêm đại thần) của Alexandros Đại đế của xứ Macedonian. Ông được bổ nhiệm làm thống đốc satrap đất Ai Cập cuối năm 323 TCN và xưng làm quốc vương vào năm 305 TCN với danh hiệu King Ptolemaios I, về sau ông được biết đến với tên gọi Soter (đấng cứu thế). Người Ai Cập đương thời nhanh chóng công nhận sự cai trị của dòng họ Ptolemanios và xem là những người kế vị các pharaon của Vương quốc Ai Cập.

Tất cả các quốc vương của vương triều này đều lấy tên là Ptolemaios, còn các Vương hậu hoặc Nữ vương thường tên là Cleopatra, Berenice hay Arsinoe[1]. Thành viên được biết đến nhiều nhất của vương triều này là Cleopatra VII, vị quân chủ cuối cùng của Ai Cập cổ đại và cũng là cuối cùng của vương triều này. Cái chết của bà vào năm 30 TCN đánh dấu chấm hết cho quyền cai trị của vương tộc trên Ai Cập, và cũng từ đây Ai Cập hoàn toàn lệ thuộc vào các đế quốc xâm chiếm bên ngoài.

Các quân chủ nhà Ptolemaios

Những niên đại trong ngoặc là niên đại trị vì của các pharaon nhà Ptolemanios. Các pharaon thường cho vợ mình cai trị chung, mà các bà này cũng thường là chị hay em gái của pharaon đó. Theo cổ tục Hy Lạp, anh em, chị em cùng cha khác mẹ được phép lấy nhau, nhưng cùng cha cùng mẹ thì không. Theo cổ tục Ai Cập, được củng cố bởi tích thần vương Osiris lấy em gái là thần Isis, anh chị em ruột lại được khuyến khích lấy nhau. Nhà Ptolemaios theo lối sống này - theo cái nhìn của nhiều sử gia - là để được lòng dân Ai Cập.

Khi pharaon qua đời thì quyền nối ngôi ưu tiên dành cho con trai. Nếu không có con trai thì con gái được nối ngôi.[2] Có lúc đất nước được hai vị Nữ vương đồng cai trị (Cleopatra VBerenice IV từ năm 58 TCN đến 57 TCN), thật là một sự kiện hi hữu trong lịch sử Ai Cập nói riêng và trong lịch sử thế giới nói chung.

Gia phả giản hóa của nhà Ptolemaios

Nhiều liên hệ gia đình trong sơ đồ dưới đây vẫn là đề tài tranh cãi. Những tranh cãi được khai triển trong các trang "liên kết ngoài" phía dưới.

Vài nhân vật khác của nhà Ptolemaios

Chú thích

  1. ^ "L'impérialisme macédonien et l'hellénisation de l'Orient" - Pierre Jouguet, trang 428
  2. ^ "L'impérialisme macédonien et l'hellénisation de l'Orient" - Pierre Jouguet, trang 305

Tham khảo

Xem thêm

Liên kết ngoài

Kembali kehalaman sebelumnya