Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

Nu Hydrae

Nu Hydrae (La tinh hóa từ v Hydrae) là một ngôi sao có ánh sáng màu cam nằm trong chòm sao Trường Xà tại vị trí gần với ranh giới của chòm sao lân cận là Cự Tước. Cấp sao biểu kiến của nó là 3,115[1], tức là nó đủ độ sáng để cho chúng ta nhìn thấy bằng mắt thường. Dựa trên giá trị thị sai, khoảng cách xấp xỉ của ngôi sao này với trái đất của chúng ta là 144 năm ánh sáng (tương đương 44 parsec).[2]

Quang phổ của ngôi sao này là K0/K1 III[3], trong đó III nghĩa là nó là một ngôi sao khổng lồ đã hút kiệt hydro ở lõi của nó và đã tiến hóa ra khỏi dãy chính. Bán kính của nó gấp 21 lần bán kính mặt trời[4] với độ sáng gấp 151 lần mặt trời[4]. Nhiệt độ hiệu dụng nơi quang cầu của nó là khoảng 4335 Kelvin[4], do đó, nó là một ngôi sao loại K có ánh sáng màu cam.[5]

Nu Hydrae phát ra tia X với cường độ 6,6 x 1028 erg trên một giây[6]. Tỉ lệ các nguyên tố khác so với hydroheli (tức là độ kim loại[4]) thì bằng một nửa của mặt trời. Nó có chuyển động riêng (tiếng Anh: Proper Motion) tương đối cao thông qua thiên cầu[7], tức là nó có tốc độ riêng (tiếng Anh: Peculiar Velocity) cao hơn gấp 3 lần các thiên thể lân cận.[8]

Nu Hydrae là định danh mới của 4 Crateris.[9]

Dữ liệu hiện tại

Theo như quan sát, đây là ngôi sao nằm trong chòm sao Trường Xà và dưới đây là một số dữ liệu khác:

Xích kinh 10h 49m 37.48875s[2]

Độ nghiêng –16° 11′ 37.1360″[2]

Cấp sao biểu kiến 3.115[1]

Cấp sao tuyệt đối −0.11[10]

Vận tốc hướng tâm 1,2 km/s

Loại quang phổ K0/K1 III[3]

Giá trị thị sai 22,09 +/- 0,23 mas[2]

Tham khảo

  1. ^ a b Gutierrez-Moreno, Adelina; và đồng nghiệp (1966), “A System of photometric standards”, Publications of the Department of Astronomy University of Chile, Publicaciones Universidad de Chile, Department de Astronomy, 1: 1–17, Bibcode:1966PDAUC...1....1G
  2. ^ a b c d van Leeuwen, F. (tháng 11 năm 2007), “Validation of the new Hipparcos reduction”, Astronomy and Astrophysics, 474 (2): 653–664, arXiv:0708.1752, Bibcode:2007A&A...474..653V, doi:10.1051/0004-6361:20078357
  3. ^ a b di Benedetto, G. P. (tháng 11 năm 1998), “Towards a fundamental calibration of stellar parameters of A, F, G, K dwarfs and giants”, Astronomy and Astrophysics, 339: 858–871, Bibcode:1998A&A...339..858D
  4. ^ a b c d Massarotti, Alessandro; và đồng nghiệp (tháng 1 năm 2008). “Rotational and Radial Velocities for a Sample of 761 HIPPARCOS Giants and the Role of Binarity”. The Astronomical Journal. 135 (1): 209–231. Bibcode:2008AJ....135..209M. doi:10.1088/0004-6256/135/1/209.
  5. ^ “The Colour of Stars”, Australia Telescope, Outreach and Education, Commonwealth Scientific and Industrial Research Organisation, ngày 21 tháng 12 năm 2004, Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 2 năm 2020, truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2012
  6. ^ Gondoin, P. (tháng 12 năm 1999), “Evolution of X-ray activity and rotation on G-K giants”, Astronomy and Astrophysics, 352: 217–227, Bibcode:1999A&A...352..217G
  7. ^ “LTT 3973 -- High proper-motion Star”, SIMBAD, Centre de Données astronomiques de Strasbourg, truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2012
  8. ^ Kaler, James B., “Nu Hydrae”, Stars, University of Illinois, truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2012
  9. ^ Wagman, M. (tháng 8 năm 1987). “Flamsteed's Missing Stars”. Journal for the History of Astronomy. 18 (3): 215. Bibcode:1987JHA....18..209W. doi:10.1177/002182868701800305.
  10. ^ Anderson, E.; Francis, Ch. (2012), “XHIP: An extended hipparcos compilation”, Astronomy Letters, 38 (5): 331, arXiv:1108.4971, Bibcode:2012AstL...38..331A, doi:10.1134/S1063773712050015.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “aaa352_217” được định nghĩa trong <references> có tên “” không có nội dung.
Kembali kehalaman sebelumnya