Với nympheAxioche (Ἀξιόχη)[40] hoặc Danais[41] hay Astyoche,[42] Pelops cũng có một người con hoang là Chrysippus, sau này có nguồn gọi là con trai của Pelops với Hippodamia và là anh trai của Pleisthenes, đôi khi được gọi là con trai của Pelops với người đàn bà khác.[33]
Thần thoại
Bữa tiệc man rợ của Tantalus
Cha của Pelops là Tantalus, cai trị vùng núi Spilus ở Anatolia, vốn là con trai của thần Zeus với nymphePlouto. Vốn kiêu căng vì là con trai của thần Zeus, Tantalus quyết định lừa các vị thần Olympia. Ông đã làm thịt con trai mình là Pelops, sau đó sai người mang ra phục vụ cho các vị thần. Nữ thần Demeter, vì vô cùng đau buồn sau vụ Hades bắt cóc con gái mình là Persephone làm vợ, đã vô tình ăn miếng vai trái của Pelops. Tuy nhiên, các vị thần khác đã biết được mưu đồ của Tantalus và quyết định không ăn thịt cậu bé. Sau khi Tantalus bị các vị thần trừng phạt, Pelops đã được các vị thần Olympia cứu sống lại, vai trái của cậu được thần rèn Hephaestus thay thế bằng một miếng ngà voi.
Cầu hôn Hippodamia
Khi trưởng thành, Pelops được nghe danh công chúa Hippodamia nổi tiếng xinh đẹp nên đã đến cầu hôn cô. Cha của cô là vua Oenomaus đã được nghe lời tiên tri rằng ông sẽ bị con rể của mình giết chết. Thế nên ông đã thách đấu những kẻ cầu hôn phải chiến thắng trong cuộc đua xe ngựa với ông mới được ông gả con gái cho. Trước đó, chưa có người cầu hôn nào sống sót. Pelops với sự giúp đỡ của Myrtilus, một người hầu của nhà vua Oenomaus, đã chiến thắng trong cuộc đua xe ngựa với nhà vua. Khi vua Oenomaus chết, Pelops đã cưới Hippodamia làm vợ nhưng lại quên ơn nghĩa với Myrtilus. Anh nghĩ ra kế để giết trừ Myrtilus. Trước khi chết, Myrtilus nguyền rủa rằng thế hệ con cháu của Pelops sẽ có một mối thù truyền kiếp, đó là bắt đầu từ hai anh em sinh đôi Atreus và Thyestes, một trong số những người con trai của Pelops với Hippodamia.
Nhà địa lý Pausanias viết vào cuối thế kỷ II TCN rằng Pelops đã dựng một tượng đài để vinh danh tất cả những người cầu hôn đi trước ông, và liệt kê tên của họ như sau:[43]
^Scholia on Pindar, Olympian Odes 1.37a & 9.51.a (FGrHist 298 F1) with the historian Autesion as the authority
^Robert Fowler, Early Greek Mythography: Commentary 14.1 (2013): "These two genealogies were probably meant to cancel Pelops' foreign origins; the first is transparently derived from the passage upon which the scholiast is commenting."
^Pausanias, Graeciae Descriptio 2.30.8; Scholia on Euripides, Orestes 4
^Pseudo-Apollodorus, Bibliotheca 3.12.7; Pausanias, Graeciae Descriptio 1.41.3; Scholia on Euripides, Orestes 4; Scholia on Pindar, Olympian Odes 1.144c–e
Kerenyi, Karl (1959). The Heroes of the Greeks. New York/London: Thames and Hudson.
Patay-Horváth, András (2017). “Pelops and the Peloponnese”. Orbis Terrarum, Internationale Zeitschrift für historische Geographie der Alten Welt. 15: 113–130.