Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

Phú Dương

Phú Dương
Xã Phú Dương
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngBắc Trung Bộ
TỉnhThừa Thiên Huế
Thành phốHuế
Trụ sở UBNDĐường tỉnh 2, thôn Dương Nổ Tây
Địa lý
Tọa độ: 16°30′42″B 107°36′03″Đ / 16,511629°B 107,600831°Đ / 16.511629; 107.600831
Phú Dương trên bản đồ Việt Nam
Phú Dương
Phú Dương
Vị trí xã Phú Dương trên bản đồ Việt Nam
Diện tích5,85 km²
Dân số (2020)
Tổng cộng10.981 người
Mật độ1.877 người/km²
Khác
Mã hành chính19906[1]
Websitephuduong.thuathienhue.gov.vn

Phú Dương là một thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam.

Địa lý

Xã Phú Dương nằm ở phía bắc thành phố Huế, có vị trí địa lý:

Xã có diện tích 5,85 km², dân số năm 2020 là 10.981 người[2], mật độ dân số đạt 1.877 người/km².

Hành chính

Xã Phú Dương được chia thành 9 thôn: Dương Nổ Cồn, Dương Nổ Đông, Dương Nổ Nam, Dương Nổ Tây, Lưu Khánh, Mỹ An, Phò An, Phú Khê, Thạch Căn.[cần dẫn nguồn]

Lịch sử

Trước đây, Phú Dương là một xã thuộc huyện Phú Vang.

Ngày 11 tháng 3 năm 1977, huyện Phú Vang sáp nhập với huyện Hương Thủy thành huyện Hương Phú[3], xã Phú Dương thuộc huyện Hương Phú.

Ngày 11 tháng 9 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 64-HĐBT[4]. Theo đó, sáp nhập xã Phú Dương vào thành phố Huế.

Ngày 29 tháng 9 năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 345-HĐBT[5]. Theo đó, chuyển xã Phú Dương về huyện Phú Vang vừa tái lập.

Ban đầu, xã Phú Dương là huyện lỵ của huyện Phú Vang. Tuy nhiên, đến năm 2003, huyện lỵ được dời về xã Phú Đa (nay là thị trấn Phú Đa).[6]

Ngày 27 tháng 4 năm 2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1264/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2021)[2]. Theo đó, chuyển xã Phú Dương trở lại thành phố Huế quản lý.

Di tích

Trên địa bàn xã có hai di tích nằm trong hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên Huế là nhà lưu niệm Bác Hồ và đình làng Dương Nổ. Làng Dương Nổ là nơi Nguyễn Sinh Cung (Chủ tịch Hồ Chí Minh) sinh sống và học tập từ năm 1898 đến năm 1900 cùng với cha là cụ Nguyễn Sinh Sắc và anh trai Nguyễn Sinh Khiêm.[7]

Chú thích

  1. ^ Tổng cục Thống kê
  2. ^ a b “Nghị quyết số 1264/NQ-UBTVQH14 năm 2021 về việc điều chỉnh địa giới hành chính các đơn vị hành chính cấp huyện và sắp xếp, thành lập các phường thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
  3. ^ “Quyết định 62-CP năm 1977 về việc hợp nhất và điều chỉnh địa giới một số huyện thuộc tỉnh Bình Trị Thiên”.
  4. ^ “Quyết định 64-HĐBT năm 1981 về việc mở rộng thành phố Huế, thị xã Đông Hà và phân vạch lại địa giới các huyện Hương Điền, Triệu Hải thuộc tỉnh Bình Trị Thiên”.
  5. ^ “Biên niên sự kiện tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 1990 đến nay (sau ngày tái lập tỉnh Thừa Thiến Huế 01/7/1989 theo Nghị quyết Quốc hội khóa VIII thông qua tại kỳ họp thứ 5)”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2021.
  6. ^ “Công bố Nghị quyết số 82/NQ-CP của Chính phủ về việc thành lập thị trấn Phú Đa thuộc huyện Phú Vang”. Báo điện tử Chính phủ. ngày 19 tháng 8 năm 2011.
  7. ^ “Hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên Huế”. Cục Di sản văn hóa. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2021.

Tham khảo

Kembali kehalaman sebelumnya