Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

Phan Huỳnh Điểu

Phan Huỳnh Điểu
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
(1924-11-11)11 tháng 11, 1924
Nơi sinh
Đà Nẵng, Trung Kỳ, Liên bang Đông Dương
Mất
Ngày mất
29 tháng 6, 2015(2015-06-29) (90 tuổi)
Nơi mất
Bệnh viện Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpNhạc sĩ
Khen thưởngHuân chương Độc lập Huân chương Độc lập hạng Ba
Huân chương Kháng chiến Huân chương Kháng chiến hạng Nhất
Sự nghiệp âm nhạc
Bút danhPhan Huỳnh Điểu, Huy Quang
Giai đoạn sáng tác1940 - 2015
Dòng nhạcNhạc đỏ, nhạc tiền chiến
Tác phẩm"Hành khúc ngày và đêm", "Thuyền và biển", "Thư tình cuối mùa thu", "Trầu cau", "Cuộc đời vẫn đẹp sao", "Đoàn Vệ quốc quân"
Giải thưởng
Giải thưởng Hồ Chí Minh 2000
Văn học nghệ thuật

Phan Huỳnh Điểu (sinh ngày 11 tháng 11 năm 1924[1] - mất ngày 29 tháng 6 năm 2015)[2] là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu nhất của dòng nhạc cách mạng Việt Nam trong thế kỉ XX. Phần lớn các ca khúc của Phan Huỳnh Điểu là nhạc đỏ, nhưng ông cũng có nhiều ca khúc trữ tình đặc sắc. Ông được mệnh danh là "Con chim vàng của nền âm nhạc Việt Nam"[3] và được Nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vì những đóng góp của mình cho sự nghiệp âm nhạc Việt Nam, ngoài ra còn có Huân chương Độc lập hạng Ba và Huân chương Kháng chiến hạng Nhất,... Rất nhiều các bài hát của ông có lời từ các tác phẩm thơ.

Tiểu sử

Ông sinh ngày 11 tháng 11 năm 1924 tại Đà Nẵng. Ông cũng là người con thứ 11 trong một gia đình cha làm thợ may. Tuy sinh ra và lớn lên ở Đà Nẵng, nhưng nguyên quán gốc của ông ở Điện Bàn, Quảng Nam.

Ông bắt đầu hoạt động âm nhạc từ năm 1940 trong nhóm tân nhạc. Sau ca khúc đầu tay Trầu cau, sáng tác của ông được biết rộng rãi là bài Đoàn Vệ quốc quân viết cuối 1945. Một nhạc phẩm nổi tiếng khác của ông là Mùa đông binh sĩ được viết khoảng giữa thập niên 1940.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Phan Huỳnh Điểu gia nhập quân đội, công tác ở Liên khu 5. Thời gian này ông viết một số ca khúc như Nhớ ơn Hồ Chủ tịch, Quê tôi ở miền Nam...

Năm 1955, sau khi tập kết ra Bắc, ông công tác ở Ban Nhạc vũ, Hội Văn nghệ Việt Nam. Năm 1957, khi thành lập Hội Nhạc sĩ Việt Nam, ông được cử vào Ban chấp hành là Ủy viên Thường vụ và công tác tại Hà Nội. Tháng 12 năm 1964, Phan Huỳnh Điểu vào chiến trường Trung Trung Bộ ở trong Ban văn nghệ Khu. Thời gian đó ông viết bản hành khúc Ra tiền tuyến với bút danh Huy Quang.

Sau 1975, Phan Huỳnh Điểu chuyển về Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh và sống ở đó. Ông đã sáng tác và công bố hơn 100 ca khúc, quá nửa trong số đó là các bài hát phổ thơ.

Âm nhạc của Phan Huỳnh Điểu có giai điệu trau chuốt, trữ tình, ngay cả trong thể loại hành khúc, như Cuộc đời vẫn đẹp sao, Hành khúc ngày và đêm. Phan Huỳnh Điểu còn có nhiều ca khúc về đề tài tình yêu thành công như Tình trong lá thiếp, Những ánh sao đêm, Bóng cây Kơnia, Anh ở đầu sông em cuối sông, Sợi nhớ sợi thương, Ở hai đầu nỗi nhớ, Đêm nay anh ở đâu, Thuyền và biển, Thơ tình cuối mùa thu, Người ấy bây giờ đang ở đâu, Tình ca Đămbri, Tia nắng... Ông đã phổ nhạc thành công cho rất nhiều bài thơ.

Ngoài ra, ông còn sáng tác một số tác phẩm dành cho thiếu nhi, tiêu biểu là: Đội kèn tí hon, Nhớ ơn Bác...

Những nghệ sĩ thể hiện thành công tác phẩm của ông có thể kể đến Nghệ sĩ Nhân dân Quốc Hương, Nghệ sĩ ưu tú Vũ Dậu, Nghệ sĩ ưu tú Kiều Hưng và Nghệ sĩ ưu tú Tuấn Phong.

Qua đời

Sau khi có dấu hiệu không khỏe và sốt nhẹ vào ngày 23 tháng 6 năm 2015, ông được bác sĩ đến khám tại nhà và được thông báo bị thiếu máu. Sau đó, ông được nhập viện vào sáng ngày 26 tháng 6 trong tình trạng còn khỏe và tỉnh táo. Sau 2 ngày nhập viện, ông bị hôn mê sâu và qua đời vào lúc 10 giờ 15 phút sáng ngày 29 tháng 6 tại bệnh viện Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) vì sốt xuất huyết. Linh cữu của nhạc sĩ được quàn tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, Thành phố Hồ Chí Minh.[1][2] và lúc 4h30 sáng 10 tháng 7, gia đình, người thân, bạn bè, văn nghệ sĩ... đã rải tro cốt của ông về với sông Hàn (Đà Nẵng) theo di nguyện của cố nhạc sĩ.[4]

Tưởng niệm

Tối ngày 7 tháng 7 năm 2015, đêm nhạc tri ân, tưởng nhớ hai nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu và nhạc sĩ Phan Nhân do Báo Công an TP. HCM phối hợp với Ngân hàng BIDVNhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức đã diễn ra trong không khí hết sức ấm áp. Chương trình mở màn với nét viết hiện trên màn hình: "ngày 29 tháng 6 năm 2015" (ngày mất của hai nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, Phan Nhân), hình ảnh điện tâm đồ, những trang nhạc, bút ngừng viết... Người thân, đồng nghiệp, bạn bè, những người yêu mến hai nhạc sĩ gạo cội của nền âm nhạc Việt Nam đã được thưởng thức lại ca khúc bất hủ đi cùng năm tháng của hai nhạc sĩ qua những phần trình bày hết sức tuyệt vời của các nghệ sĩ tham gia chương trình.[5]

Trích dẫn

Trong cuộc phỏng vấn đăng báo Thanh Niên ngày 27 tháng 4 năm 2006, nhạc sĩ nói:

"Tôi cho rằng thơ phổ nhạc đạt đến mức độ cộng hưởng tâm hồn của nhạc sĩ và thi sĩ. Tìm thấy một bài thơ phù hợp, nhạc sĩ phổ nhạc và gửi gắm tâm trạng mình. Xét đến cùng, chất thơ trong ca từ của một nhạc sĩ thuần túy không thể bằng được chất thơ trong ca từ vốn là bài thơ của một nhà thơ. Nhà thơ chắt chiu từng con chữ, nhạc sĩ chăm chút từng nốt nhạc sẽ cho ra một tác phẩm toàn vẹn và đầy đặn. Bởi vậy, tôi hết sức thích phổ nhạc cho thơ. Thơ và nhạc như cặp anh chị em song sinh, thơ một cánh, nhạc một cánh cho tác phẩm bay lên..."[6]

Sáng tác

  • Ánh điện cùng chắp cánh em bay (thơ Trình Vân)
  • Anh ở đầu sông em cuối sông (1978, thơ Hoài Vũ)
  • Ai ra ngoài
  • Bạn đến chơi nhà
  • Bác Hồ của chúng em
  • Bến Tre xanh biếc quê dừa
  • Bóng cây Kơ-nia (1971, thơ Ngọc Anh)
  • Bóng nắng (thơ Vương Tâm)
  • Chiều Paris
  • Chiều tím
  • Có ai về Quảng Nam
  • Có một đàn chim
  • Cuộc đời vẫn đẹp sao (1971)
  • Đà Nẵng ơi, chúng con đã về (1975)
  • Đây thôn Vĩ Dạ (thơ Hàn Mặc Tử)
  • Đêm nay anh ở đâu (1974)
  • Đoàn Vệ quốc quân (1945)
  • Đội kèn tí hon (1959)
  • Đời học sinh (1946)
  • Em như áng mây
  • Hai dòng sông hai nỗi nhớ
  • Hai chú mèo ngoan
  • Hành khúc ngày và đêm (1972)
  • Hát về thành phố quê hương (1997)
  • Hương quế Trà My
  • Khi không còn em nữa (1992)
  • Ký họa mùa xuân (thơ Chính Hữu)
  • Là thanh niên xung phong
  • Làm cây thông reo
  • Lãng đãng chiều Phú Ninh
  • Miền Nam nguyện theo Đảng
  • Mùa đông binh sĩ (1946)
  • Mưa miền Trung (thơ Đỗ Thị Thanh Bình)
  • Một bông hoa xinh tươi (1983)
  • Người ấy bây giờ đang ở đâu
  • Nhớ (1973)
  • Nhớ ơn Bác (1959)
  • Nhớ lắm chiều nay
  • Những ánh sao đêm (1962)
  • Những em bé ngoan (1959)
  • Những người đã chết (1946, là ca khúc phổ thơ đầu tiên, sử dụng thơ của Tế Hanh)
  • Ở hai đầu nỗi nhớ (thơ Trần Hoài Thu)
  • Phú Quốc một tình yêu
  • Quảng Nam yêu thương
  • Quê tôi ở miền Nam
  • Ra tiền tuyến
  • Sang sông (thơ Đào Hồng)
  • Sợi nhớ sợi thương (1978, thơ Thúy Bắc)
  • Thanh niên xung phong
  • Thật là khó nói (1957)
  • Thơ tình cuối mùa thu (thơ Xuân Quỳnh)
  • Thuyền và biển (thơ Xuân Quỳnh)
  • Tia nắng
  • Tìm em bên giếng nước
  • Tiếng thu (thơ Lưu Trọng Lư)
  • Tình ca Đamb'ri
  • Tình trong lá thiếp (1955)
  • Tình yêu thì thầm (thơ Diệp Minh Tuyền)
  • Trầu cau (Sáng tác đầu tay, 1945)
  • Trong từng mũi chỉ đường kim
  • Tương tư chiều (thơ Xuân Diệu)
  • Tuyên truyền xung phong (1946)

Tham khảo

  1. ^ a b Dạ Ly - Thiên Hương (ngày 29 tháng 6 năm 2015). “Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu qua đời”. Thanh niên. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2015.
  2. ^ a b “Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu qua đời”. Tuoi Tre. 29 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2022.
  3. ^ “Gặp gỡ nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu trên talkshow "Đời vẫn đẹp sao". Báo Thanh Niên. 14 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2022.
  4. ^ “Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã yên nghỉ nơi "sông quê". Tuoi Tre.
  5. ^ “Thưởng thức đêm nhạc tưởng nhớ hai "cây đại thụ âm nhạc" Việt Nam qua ảnh”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2015.
  6. ^ “Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu: "Tôi nguyện chắp cánh cho thơ bay lên". Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2021.

Xem thêm

Liên kết ngoài

Read other articles:

A.A.A. Putu Oka Dewi IrianiInformasi pribadiLahir26 Maret 1958 (umur 65)Singaraja, BaliKebangsaanIndonesiaAlma materSepawamilUniversitas Udayana[1]Karier militerPihak IndonesiaDinas/cabang TNI Angkatan DaratMasa dinas–2016Pangkat Brigadir Jenderal TNISatuanCorps Hukum (CHK)Sunting kotak info • L • B Brigadir Jenderal TNI (Purn.) A.A.A. Putu Oka Dewi Iriani, S.H., M.H. (lahir 26 Maret 1958) merupakan Purnawirawan perwira tinggi TNI Angkatan Darat dan juga...

 

UFC Fight Night: Machida vs. Mousasi UFC Fight Night: Machida vs. Mousasi Detalhes Promoção Ultimate Fighting Championship Data 02014-02-15 15 de fevereiro de 2014 Local Arena Jaraguá Cidade Jaraguá do Sul, Santa Catarina Cronologia UFC 169: Barão vs. Faber II UFC Fight Night: Machida vs. Mousasi UFC 170: Rousey vs. McMann UFC Fight Night: Machida vs. Mousasi (ou UFC Fight Night 36) foi um evento de artes marciais mistas promovido pelo Ultimate Fighting Championship, ocorrido em 02014-02...

 

هذه المقالة يتيمة إذ تصل إليها مقالات أخرى قليلة جدًا. فضلًا، ساعد بإضافة وصلة إليها في مقالات متعلقة بها. (نوفمبر 2019) أكوافيفا كوليكروس  شعار الاسم الرسمي (بالإيطالية: Acquaviva Collecroce)‏    الإحداثيات 41°52′00″N 14°45′00″E / 41.866666666667°N 14.75°E / 41.866666666667; 14.75  [1] ت

Микола Павлович Гугнінрос. Николай Павлович Гугнин Народження 29 липня 1916(1916-07-29)Фащівка, (нині Грязінський район,Липецька область)Смерть 7 грудня 1987(1987-12-07) (71 рік)Кременчук, Полтавська область, Українська РСР, СРСРПоховання КременчукКраїна  СРСРПриналежність  Радянсь

 

Artikel ini tidak memiliki referensi atau sumber tepercaya sehingga isinya tidak bisa dipastikan. Tolong bantu perbaiki artikel ini dengan menambahkan referensi yang layak. Tulisan tanpa sumber dapat dipertanyakan dan dihapus sewaktu-waktu.Cari sumber: Kasma Booty – berita · surat kabar · buku · cendekiawan · JSTOR Kasma Booty AMN LahirKasmah binti Abdullah1932Kisaran, Keresidenan Sumatera Timur, Hindia Timur Belanda (kini Sumatera Utara, Indonesia)Men...

 

سباق طواف فرنسا 1906 الاسم سباق طواف فرنسا 1906 التاريخ 4-29 يوليو 1906 التاريخ بداية:4 يوليو 1906  نهاية:29 يوليو 1906  عدد المراحل 13 عدد الرياضيين 78 (نقطة البداية)،  و14 (نقطة النهاية)  المسافة 4545 البلد فرنسا ألمانيا  نقطة البداية باريس  نقطة النهاية باريس  السرعة 24.463 (كم/...

Post-Korean War process This article has multiple issues. Please help improve it or discuss these issues on the talk page. (Learn how and when to remove these template messages) This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: Transfer of People's Volunteer Army soldiers' remains from South Korea to China – news · newspapers&#...

 

Melewati sungai Gangga Kumbha Mela (Devanagari: कुम्भ मेला; Kumbha melā) adalah sebuah ritual ziarah yang dilaksanakan oleh umat Hindu di India setiap 12 tahun sekali. Tradisi ziarah ini meliputi 4 lokasi: Allahabad (Prayag), Haridwar, Ujjain dan Nashik di India. Siklus ziarah 12 tahun sekali ini dinamakan juga Māhā Kumbha Melā (Kumbha Mela Besar) yang dilaksanakan di Prayag, yang dapat dihadiri sampai 60 juta orang. Tradisi ini mengumpulkan orang paling banyak di dunia ...

 

Indian blogger, activist, author and digital journalist (born 1976) Vidyut GoreBorn(1976-12-06)6 December 1976[1][2][a]IndiaNationalityIndianOther namesVidyut KaleVidyut Gore-KaleEducationIndian Society for Applied Behavioural Science (ISABS)Occupation(s)Internet blogger, journalist, campaignerNotable creditsWritings on:Indian domestic abuseIndian corruptionPolitical partyCalls herself apoliticalWebsitePersonal website Vidyut Gore[needs IPA] (born 6 Decemb...

2020 Canadian horror film Don't ClickFilm posterDirected byG-Hey KimWritten byCourtney EllumProduced byCourtney EllumGeorge MihalkaBill MarksStarringValter SkarsgårdMark KoufosCatherine HowardGeoff MaysMay GrehanCinematographyRuss De JongEdited byMike GallantMusic byLora BidnerRelease date August 29, 2020 (2020-08-29) (FrightFest) Running time90 minutesCountryCanadaLanguageEnglish Don't Click is a 2020 Canadian horror film that was directed by G-Hey Kim. It screened online...

 

English musician (born 1950) This article is about the musician. For other uses, see Peter Gabriel (disambiguation). Peter GabrielGabriel in Denver, October 2023Background informationBirth namePeter Brian GabrielBorn (1950-02-13) 13 February 1950 (age 73)Chobham, Surrey, EnglandGenresProgressive rockart rockart popworldbeatpost-progressiveprogressive soulOccupation(s)Singersongwriterrecord produceractivistInstrument(s)VocalskeyboardsfluteYears active1965–presentLabelsAtcoAtlanticGeffen...

 

Metropolitan borough council ward in Liverpool, England Human settlement in EnglandNorris GreenNorris Green ward within LiverpoolPopulation17,320 (2021 census)Registered Electors11,144 (2023 election)Metropolitan boroughCity of LiverpoolMetropolitan countyMerseysideRegionNorth WestCountryEnglandSovereign stateUnited KingdomUK ParliamentLiverpool West DerbyLiverpool WaltonCouncillorsGerard Heffey (Labour)Lena McCormick (Labour)Kevin Pilnick (Labour) List...

Breed of cattle A prize-winning Irish Moiled The Irish Moiled is a rare cattle breed from Ireland. [1] [2] It is a dual-purpose breed, reared for both beef and milk. It originated in County Leitrim, County Sligo, County Down, and County Donegal, but the breed is now found throughout Ireland. History The Irish Moiled Cow is one of the oldest breeds of cow in Ireland.[3] Throughout the 19th century, they were relatively popular throughout Ireland, due to being a hardy br...

 

This article is about the DC Comics character. For the Canadian publisher's character, see The Brain (Bell comics). Comics character The BrainMonsieur Mallah with the Brain, from the cover to Outsiders (vol. 3) #37.Art by Daniel Acuña.Publication informationPublisherDC ComicsFirst appearanceDoom Patrol #86 (March 1964)Created byArnold Drake (writer)Bruno Premiani (artist)In-story informationAlter egoUnknown (Pre-Crisis and Post-Crisis)Ernst (The New 52 continuity)SpeciesCyborgTeam affiliatio...

 

1990 Indian filmIn Harihar NagarPosterDirected bySiddique-LalWritten bySiddique-LalProduced byKhais-KuriachanStarringMukeshJagadishSiddiqueAshokanCinematographyVenuEdited byGaurishekar K. R.Music byS. BalakrishnanProductioncompanyMohsin Priya CombinesDistributed bySwargachitraRelease date 1990 (1990) CountryIndiaLanguageMalayalamBox office₹23 crore In Harihar Nagar is a 1990 Indian Malayalam-language comedy thriller film written and directed by Siddique-Lal. The film, set in the fictio...

This article is about reports filed by consumers who are dissatisfied with a business transaction and/or interaction. For the consumers in biology, see Heterotroph. The Complaint tablet to Ea-nāṣir is the oldest known written customer complaint[1] A consumer complaint or customer complaint is an expression of dissatisfaction on a consumer's behalf to a responsible party (London, 1980). It can also be described in a positive sense as a report from a consumer providing documentation ...

 

Һ

Буквы со сходным начертанием: h · հ · Ⴙ Буква кириллицы шха Һһ Изображение ◄ Ҷ ҷ Ҹ ҹ Һ һ Ҽ ҽ Ҿ ► ◄ ҷ Ҹ ҹ Һ һ Ҽ ҽ Ҿ ҿ ► Характеристики Название Һ: cyrillic capital letter shhaһ: cyrillic small letter shha Юникод Һ: U+04BAһ: U+04BB HTML-код Һ‎: Һ или ...

 

Art Museum in Villeneuve d'Ascq, France LaMEstablished1983Location1, allée du Musée, Villeneuve d'Ascq, FranceWebsitewww.musee-lam.fr The Lille Métropole Museum of Modern, Contemporary and Outsider Art (LaM), formerly known as Villeneuve d'Ascq Museum of Modern Art, is an art museum in Villeneuve d'Ascq, France. With more than 4,500 artworks on a 4,000-square-metre (43,000 sq ft) exhibition area, the LaM is the only museum in Europe to present simultaneously the main components o...

Spanish TV series or program El Caso. Crónica de sucesosGenreProcedural dramaMysteryBased onthe original idea byFernando Guillén CuervoScreenplay byOlga SalvadorMauricio RomeroJoan BarberoJuan MoyaGuadalupe RilovaDirected byIñaki Mercero [es]Javier QuintasJosé Ramos PaínoStarringVerónica SánchezFernando Guillén CuervoCountry of originSpainOriginal languageSpanishNo. of seasons1No. of episodes13ProductionRunning time70 min (approx.)Production companiesRTVEPlano a Plan...

 

Cervical screening test to detect potential cancers Pap smear redirects here. For the American musician, see Pat Smear. This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: Pap test – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (July 2023) (Learn how and when to remove this template message) Papanicolaou testHigh...

 
Kembali kehalaman sebelumnya