Vào năm 1868, Jannssen đã khám phá cách để quan sát Mặt Trời phun trào ngoài pha tối. Khi khám phá ra pha tối Mặt Trời vào ngày 18 tháng 8 năm 1868, ông đã lưu tâm đến đường viền sáng trong quang phổ của quyển sắc và cho rằng quyển sắc là khí gas. Tại thời điểm đó, trong quang phổ của Mặt Trời, mặc dù không có sự lưu tâm ngay tức thì nào cũng như không có lời bình luận nào, có xuất hiện một vệt sáng màu vàng. Sau này nó được xác định là có bước sóng là 587.49 nm. Sự quan sát của Janssen là sự quan sát đầu tiên về một đương sáng cụ thể và nó đã mở ra khả năng khám phá một thứ chưa được khám phá trên Trái Đất. Từ mức độ ánh sáng của đường quang phổ này, Janssen đã nhận ra có thể quan sát nó mà không cần có pha tối của Mặt Trời và tiếp tục làm điều đó.
Vào ngày 20 tháng 10 năm 1868, Joseph Norman Lockyer đã dùng một chiếc máy đo quang phổ và ông cũng khám phá ra ánh sáng màu vàng tương tự trong quang phổ trong quyển sắc của Mặt Trời. Chỉ trong một vài năm, Lockyer đã làm việc như một nhà hóa học và ông đã đi đến kết luận rằng nó có thể được tạo ra bởi một nguyên tố chưa biết đến, sau khi đã không thành công khi cho rằng nó là một dạng của hydro. Đây là lần đầu tiên một nguyên tố hóa học được khám phá ngoài Trái Đất. Lockyer cùng với một nhà hóa học người Anh khác tên Edward Frankland đặt tên nó bằng một từ tiếng Hy Lạp nói về Mặt Trời, ἥλιος (helios).[2][3]
Những quan sát
Trong quan sát tại Guntur vào năm 1868, Janssen đã khám phá ra khí gas tự nhiên và sự phun trào của Mặt Trời và ông đã nghĩ ra một phương pháp nhưng quan sát những sự vật và hiện tượng này dưới điều kiện ánh sáng ban ngày bình thường. Một câu hỏi cần được giải đáp đối với Janssen là liệu trên Mặt Trời có oxy hay không. Việc cần làm đầu tiên để có thể trả lời câu hỏi này là loại ảnh hưởng của khí quyển Trái Đất và Jassen đã thực hiện cuộc quan sát trên đỉnh núi Mont Blanc. Ông đã thực hiện cuộc khám phá này vào tháng 9 năm 1893, phải chịu tác động của tuổi tác và sự giá lạnh của đỉnh núi. Ông đã mất 4 ngày để trèo lên đỉnh núi.[4]
^Oxford English Dictionary (1989), s.v. "helium". Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2006, from Oxford English Dictionary Online. Also, from quotation there: Thomson, W. (1872). Rep. Brit. Assoc. xcix: "Frankland and Lockyer find the yellow prominences to give a very decided bright line not far from D, but hitherto not identified with any terrestrial flame. It seems to indicate a new substance, which they propose to call Helium."