Quách Thanh Côn tham gia lực lượng lao động vào năm 1973 trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa với tư cách là một thanh niên được gửi đi ở tỉnh Giang Tây nông thôn và gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 12 năm 1974.
Từ năm 1977 đến năm 1979 ông nghiên cứu khai thác mỏ tại Viện Luyện kim Giang Tây (nay là Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Giang Tây).[1][2] Ông tốt nghiệp chuyên ngành quản lý khoa học và công trình tại Học viện Quản lý kinh tế, thuộc Trường Đại học Khoa học kỹ thuật Bắc Kinh. Sau một thời gian làm việc tại vài đơn vị khai khoáng thuộc Bộ Luyện kim từ 1979 đến 1985, ông Quách Thanh Côn được điều tới công tác tại một số đơn vị thuộc Tổng công ty công nghiệp kim loại màu từ năm 1985 đến năm 2000. Ông đã đảm trách nhiều cương vị lãnh đạo tại đây.
Năm 2000, ông là một trong những người sáng lập Tổng công ty Nhôm Trung Quốc (Chinalco) và trở thành Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của công ty.[1][2][3] Ông cũng giám sát danh sách kép các công ty con của Chinalco, Công ty Cổ phần Nhôm Trung Quốc (Chalco), trên thị trường chứng khoán New York và Hồng Kông.[3] Sau khi được cử giữ chức Chủ tịch Ủy ban giám sát các công trình trọng điẻmXequốc gia từ 2000 đến 2001, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Nhôm từ 2001 đến 2004, ông Quách Thanh Côn được bầu làm Phó Bí thư, Phó Chủ tịch Khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây từ năm 2004 đến 2007, nơi có trữ lượng kim loại màu phong phú.[3]
Tháng 11 năm 2002, ông Quách Thanh Côn được bầu làm Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng. Tháng 10 năm 2007, được bầu tái đắc cử Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng. Tháng 11 năm 2007, ông được bổ nhiệm giữ chức Bí thư khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Ông giữ vị trí này cho đến tháng 12 năm 2012, khi ông Bành Thanh Hoa được bổ nhiệm thay thế.[1][2][3]
^ abcdef郭声琨简历 [Biography of Guo Shengkun] (bằng tiếng Trung). People's Daily. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2013.
^“NPC endorses new cabinet lineup”. National People's Congress of China. ngày 16 tháng 3 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2013. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)
Lãnh đạo bốn cơ cấu: Khu ủy; Nhân Đại; Chính phủ; Chính Hiệp. Người đứng đầu các cơ quan đều cấp chính tỉnh, lãnh đạo cao nhất là Bí thư, thứ hai là Chủ tịch.