Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

Rheni(V) chloride

Rheni(V) chloride
Danh pháp IUPACRhenium pentachloride
Tên khácRhenium(V) chloride, Rhenium chloride, pentachlororhenium
Nhận dạng
Số CAS13596-35-5
PubChem83602
Số EINECS237-042-6
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • Cl[Re](Cl)(Cl)(Cl)Cl

InChI
đầy đủ
  • 1/5ClH.Re/h5*1H;/q;;;;;+5/p-5/rCl5Re/c1-6(2,3,4)5
Thuộc tính
Công thức phân tửReCl5
Khối lượng mol363,4635 g/mol
Bề ngoàichất rắn đỏ nâu
Khối lượng riêng4,9 g/cm3
Điểm nóng chảy 220 °C (493 K; 428 °F)
Điểm sôiN/A
Độ hòa tan trong nướcphản ứng, phân hủy và giải phóng HCl (g)
MagSus+1225.0·10−6 cm3/mol
Các nguy hiểm
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
☑Y kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Rheni(V) chloride là một hợp chất vô cơ có thành phần gồm hai nguyên tố là clorheni. Hợp chất có công thức Re2Cl10 nhưng nó thường được gọi là pentachloride (ReCl5). Hợp chất này tồn tại dưới hình dạng bên ngoài là một chất rắn màu nâu đỏ.

Điều chế

Hợp chất này lần đầu tiên được điều chế vào năm 1933,[1] một vài năm sau khi phát hiện ra nguyên tố rheni. Việc điều chế được thực hiện bằng cách cho clo tác dụng với rheni ở nhiệt độ 900 °C.[2] Ngoài ra, hợp chất này còn có thể được tinh chế bằng cách thăng hoa.

ReCl5 là một chất bị oxy hóa. Với cấu hình d2, nó có thể được tiếp tục nhận thêm clo, và đó là lý do ReCl6 đã được điều chế thành công, mặc dù gián tiếp từ rheni(VI) fluoride.[3] Rheni (VII) fluoride đã được nhận biết còn rheni(VII) chloride thì vẫn chưa rõ.[4]

Sử dụng và phản ứng

Hợp chất này bị phân hủy trong không khí thành chất lỏng màu nâu.[5]

Mặc dù rheni(V) chloride không có ứng dụng thương mại, nhưng nó có ý nghĩa lịch sử như một trong những chất xúc tác ban đầu cho phản ứng olefin.[6] Khử hợp chất này tạo ra rheni(III) chloride.

Phản ứng oxy hóa tạo thành Rheni(VII) oxychloride:[7]

ReCl5 + 3Cl2O → ReO3Cl + 5Cl2

Tham khảo

  1. ^ Geilmann, Wilhelm; Wrigge, Friedrich W.; Biltz, Wilhelm. (1933). “Rheniumpentachlorid”. Z. Anorg. Allg. Chem. (bằng tiếng Đức). 214 (3): 244. doi:10.1002/zaac.19332140304.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ Roger Lincoln, Geoffrey Wilkinson "Rhenium Pentachloride and Volatile Metal Chlorides by Direct Chlorination Using a Vertical-Tube Reactor" Inorganic Syntheses, 1980, Volume 20, Pages 41–43. doi:10.1002/9780470132517.ch11.
  3. ^ Tamadon, Farhad; Seppelt, Konrad (2013). “The Elusive Halides VCl5, MoCl6, and ReCl6”. Angew. Chem. Int. Ed. 52: 767–769. doi:10.1002/anie.201207552.
  4. ^ Stuart A. Macgregor and Klaus H. Moock "Stabilization of High Oxidation States in Transition Metals. 2.1 WCl6 Oxidizes [WF6]-, but Would PtCl6 Oxidize [PtF6]-? An Electrochemical and Computational Study of 5d Transition Metal Halides: [MF6]z versus [MCl6]z (M = Ta to Pt; z = 0, 1−, 2−)" pp 3284–3292. doi:10.1021/ic9605736
  5. ^ Edwards, D. A.; Ward, R. T. (1970). “Some reactions of rhenium(V) chloride”. Journal of the Chemical Society A: 1617. doi:10.1039/J19700001617.
  6. ^ Ring-opening polymerization of endo and exo-dicyclopentadiene and their 7,8-dihydro derivatives, Hamilton, J.G.; Ivin, K.J.; Rooney, J.J. Journal of Molecular Catalysis 1986, 36, 115.
  7. ^ Housecroft, C. E.; Sharpe, A. G. (2004). Inorganic Chemistry (ấn bản thứ 2). Prentice Hall. ISBN 978-0130399137.
Kembali kehalaman sebelumnya