Trên thực tế, Sa hoàng được xem là nguyên thủ quốc gia suốt chiều dài lịch sử Nga kể từ khi Moskva trở thành một công quốc độc lập cho đến chế độ quân chủ bị lật đổ vào tháng 2 năm 1917. Như vậy Sa hoàng kế thừa các đại công tước Moskva, và là tiền thân của các Hoàng đế Nga. Trong những thời kỳ thiếu Sa hoàng, như "Thời kì lộn xộn" (1610 - 1613), Giáo trưởng Moskva, là người đứng đầu Giáo hội Chính thống giáo Nga, đóng vai trò như vua Nga và nguyên thủ quốc gia.
Lịch sử
Từ nguyên của Tsar có nghĩa là "nguyên thủ quốc gia", "quân vương", "người đứng đầu", và cũng là tước vị chính thức của quân vương, hoặc người mang danh hiệu đó. Từ này bắt nguồn từ danh hiệu "Caesar" có từ thời La Mã cổ đại. Theo nghĩa hẹp, từ Царь (tiếng Anh: Tsar, gốc từ tiếng LatinCaesar, viết theo tiếng Nga là Цезарь) có họ hàng với từ tiếng ĐứcKaiser và là tước vị chính thức của các vua Nga từ năm 1547 đến năm 1721.
Trước năm 1547, đứng đầu quốc gia Moskva là một Đại công tước (Великий князь, Velikiy Knyaz). (Hồi đó các vua Nga thực ra là lãnh chúa từng vùng, phạm vi quyền lực hạn chế nên chỉ là Đại công tước). Năm 1547 Đại công tước Moskva là Ivan IV, tức Ivan Hung đế (Иван Грозный) xưng là Sa hoàng (Царь) để khẳng định vị trí đặc biệt hơn hẳn các đại công tước khác. Tước vị đó đặt Ivan IV ngang hàng với các vua chúa châu Âu, coi như ông là ngưởi kế thừa các hoàng đế Đông La Mã năm xưa. Thực ra, sau khi Đông La Mã sụp đổ thì các đại công tước Ivan III và Vasily III xứ Moskva đã xưng làm "Sa hoàng" khi giao tiếp với các nước nhỏ như Livonia[2]. Đế hiệu chính thức của các Sa hoàng Nga là "Sa hoàng và Đấng cầm quyền chuyên chính của toàn Nga"[3].
Năm 1721, Pyotr I, tức Pyotr Đại đế (Пётр Великий), đổi tước hiệu từ Sa hoàng thành Hoàng đế (Император Imperator), là từ cùng gốc với từ Emperor của Tây Âu, nhưng tước vị Sa hoàng vẫn được dùng một cách không chính thức để gọi hoàng đế Nga cho đến khi Cách mạng tháng Hai năm 1917 lật đổ chế độ quân chủ. Hoặc, xem tước hiệu đầy đủ của Hoàng đế Nikolai II, ông xưng làm "Hoàng đế và Đấng cầm quyền chuyên chính của Nga" kèm theo nhiều danh hiệu khác như "Sa hoàng của Moskva, Kiev, Vladimir, Novgorod, Kazan, Astrakhan, Siberia, Chersonesosdãy Taurus, Gruzia…"[4].
15 tháng 3 năm 1917 - 16 tháng 3 năm 1917 (Kế vị Nikolai II, tuy nhiên bị buộc thoái vị ngay sau đó. Về sau thỉnh thoảng cũng xưng hiệu là "Mikhail II", nhưng không chính thức.
Các tước vị trong hoàng gia
Царица Tsaritsa — Sa hậu hoặc nữ Sa hoàng
Цесаревич Tsesarevich — Thái tử, tước vị đầy đủ là Наследник Цесаревич Naslednik Tsesarevich; không chính thức gọi là Наследник Naslednik, nghĩa là Người kế vị.
Царевич Tsarevich — Hoàng tử. Trước kia từ này được dùng để chỉ thái tử thay vì Tsesarevich. Các hoàng tử không phải là người kế vị và các hoàng tôn (cháu nội vua) thì được phong Đại công tước.
Царевна Tsarevna — Hoàng nữ
Цесаревна Tsesarevna — Thái tử phi (vợ của Thái tử)