Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

Sekhemre-Wepmaat Intef

Sekhemre-Wepmaat Intef (hoặc Antef, Inyotef), còn được gọi là Intef V[1] hoặc Intef VI[2], là một vị vua thuộc Vương triều thứ 17 trong Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Hai của Ai Cập, khi đất nước bị chia cắt bởi triều đại của người Hyksos. Ông cai trị Thebes của Thượng Ai Cập, trong khi người Hyksos kiểm soát Hạ Ai Cập.

Không có nhiều thông tin về khoảng thời gian trị vì của Sekhemre-Wepmaat. Triều đại của ông có lẽ bắt đầu khoảng từ năm 1573 TCN đến 1571 TCN[3]. Sau khi qua đời, người anh/em của ông, pharaon Nubkheperre Intef lên ngôi kế vị.

Gia đình

Sekhemre-Wepmaat và Nubkheperre Intef là 2 người con trai của vua Sobekemsaf II, nhưng không rõ mẹ của họ là ai, dựa vào dòng chữ trên rầm cửa của một ngôi đền ở Gebel-Antef, Kim Ryholt giải thích[4]. Hai nhà nghiên cứu Aidan DodsonDaniel Polz cũng đồng tình quan điểm này[5][6]. Theo dấu tích trên quan tài E3019, "Từ người anh/em, vua Antef (chỉ Nubkheperre) trao tặng", pharaon Nubkheperre đã tặng nó cho việc chôn cất ông[4].

Lăng mộ

Mộ của Sekhemre-Wepmaat vẫn còn nguyên vẹn cho đến những năm 1850, những tên trộm mộ đã bắt đầu viếng thăm ngôi mộ của ông[7].

Đỉnh ngôi mộ kim tự tháp của Sekhemre-Wepmaat lại được tìm thấy tại Dra Abu el-Naga[8], nơi mà nhà khoa học Daniel Polz đã tìm ra mộ của Nubkheperre, hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Anh[9]. Phần đỉnh nghiêng 60 độ và có khắc tên nhà vua, được cho là hoàn thiện nhất[10].

Ngoài ra, người ta còn phát hiện được một chiếc rương chứa những bình canopic cùng cỗ quan tài của Sekhemre-Wepmaat, hiện trưng bày tại Bảo tàng Louvre[11]. Một lưỡi rìu đồng được cho là tìm thấy từ ngôi mộ của ông, thì được trưng bài tại một bảo tàng của Berlin[7].

Quan tài và chiếc rương chứa những bình canopic của Sekhemre-Wepmaat Intef, bên trái là quách của Sekhemre-Heruhirmaat Intef

Chú thích

  1. ^ Dodson, Aidan and Hilton, Dyan. The Complete Royal Families of Ancient Egypt. Thames & Hudson. 2004. ISBN 0-500-05128-3
  2. ^ Chris Bennett, A Genealogical Chronology of the Seventeenth Dynasty, Journal of the American Research Center in Egypt, Vol. 39 (2002), tr.123-155
  3. ^ Kim Ryholt, The Political Situation in Egypt during the Second Intermediate Period, CNI Publications, Copenhagen: Museum Tusculanum Press, 1997, tr.204
  4. ^ a b Ryholt, tr.270
  5. ^ Aidan Dodson, University of Bristol November 1998, Book review of K.S.B. Ryholt, The Political Situation in Egypt during the Second Intermediate Period, tr.51
  6. ^ Daniel Polz, Der Beginn des Neuen Reiches. Zur Vorgeschichte einer Zeitenwende. Sonderschriften des Deutschen Archäologischen Instituts, Abteilung Kairo, 31. Berlin/New York: Walter de Gruyter, 2007. tr.34-38
  7. ^ a b “Sechemre-Wepmaat Anjotef (tiếng Đức)”.
  8. ^ Thomas Schneider, "The Relative Chronology of the Middle Kingdom and the Hyksos Period (Dyns. 12-17)" in Erik Hornung, Rolf Krauss & David Warburton (editors), Ancient Egyptian Chronology (Handbook of Oriental Studies), Brill, 2006. tr.187
  9. ^ Dodson, Aidan. The Tomb in Ancient Egypt. Thames and Hudson. 2008. p 208, ISBN 9780500051399
  10. ^ Lehner, Mark. The Complete Pyramids. Thames & Hudson. 2008 (reprint). ISBN 978-0-500-28547-3
  11. ^ “Sekhemrê Oupmaât Antef (tiếng Pháp)”.
Kembali kehalaman sebelumnya