Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

Sông Ka Long

Khu vực cửa sông Bắc Luân năm 1888. Công ước năm 1887 giữa Pháp và Nhà Thanh lấy cửa sông này làm đường biên giới

Sông Ka Long là sông chảy ở vùng biên giới giữa tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam và tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.[1][2]. Một đoạn dài của sông là ranh giới tự nhiên cho đường biên giới Việt - Trung [3].

Tại Trung Quốc sông còn được gọi là sông Bắc Luân (tiếng Trung: 北侖河, âm Hán Việt: Bắc Luân hà),[4][5] là con sông tại khu vực biên giới giữa thành phố Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam) và thành phố Đông Hưng (địa cấp thị Phòng Thành Cảng, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc).

Tuy nhiên theo các bản đồ của Việt Nam thì quan niệm về dòng chảy của sông Ka Longsông Bắc Luân không hoàn toàn trùng khớp với quan niệm về sông Bắc Luân của Trung Quốc [2][note 1].

Dòng chảy

Theo bản đồ của Việt Nam xuất bản, sông Ka Long bắt nguồn từ rìa bắc xã Quảng Đức, Hải Hà 21°36′36″B 107°41′2″Đ / 21,61°B 107,68389°Đ / 21.61000; 107.68389 (sông Ka Long), phía tây cửa khẩu Bắc Phong Sinh cỡ 5 km, chảy uốn lượn về hướng đông đông bắc. Đoạn sông này dài cỡ 16 km.

Đến "bãi Chắn Coóng Pha" ở bản Thán PhúnHải Sơn, Móng Cái 21°39′34″B 107°48′24″Đ / 21,65944°B 107,80667°Đ / 21.65944; 107.80667 (sông Ka Long), sông hợp lưu với Bei Lun He (Bắc Luân hà) bên Trung Quốc, và đổi hướng chảy về đông, sau đó đông nam đến nội thị của thành phố Móng Cái. Toàn bộ đoạn sông nói trên là ranh giới tự nhiên cho đường biên giới Việt - Trung.

Đến ranh giới phường Ka LongTrần Phú ở thành phố Móng Cái thì sông chia nhánh 21°32′13″B 107°57′58″Đ / 21,53694°B 107,96611°Đ / 21.53694; 107.96611 (sông Ka Long):

Bên phía Trung Quốc coi Bei Lun He (Bắc Luân hà) bắt nguồn từ khu vực Thập Vạn Đại Sơn 21°45′3″B 107°45′31″Đ / 21,75083°B 107,75861°Đ / 21.75083; 107.75861 (Bei Lun He)Phòng Thành, Trung Quốc, chảy theo hướng đông nam tới vùng "bãi Chắn Coóng Pha". Từ đây sông là ranh giới tự nhiên cho đường biên giới Việt - Trung đến cửa Bắc Luân [2]. Sông có tổng chiều dài 109 km, trong đó đoạn tạo thành biên giới Việt Nam-Trung Quốc là 60 km [6].

Tư liệu lịch sử

Đại Nam nhất thống chí chépː Sông Ninh Dương ở cách châu Vạn Ninh 1 dặm [7] về phía tây. Nguồn (của sông này) từ các xã Thượng Lai và Mông Sơn tổng Bát Trang chảy về đông 37 dặm ven theo địa giới nước Thanh (đến ngã ba[8]). Rồi chuyển (dòng) chảy sang phía đông 7 dặm, đổ ra cửa Lạch. Một nhánh chảy về phía nam 5 dặm đến xã Ninh Dương, lại chia làm 2 chiː một chi chảy về phía đông làm sông Trà Cổ[9], một chi chảy về tây nam 1 dặm đến đông nam núi Hữu Hàn chảy 10 dặm đổ ra cửa Đại... Ải Thác Mang[10] ở xã Vạn Xuân, cách châu Vạn Ninh 2 dặm[11] về phía bắc, giáp đồn phủ Đông Hưng của nước Thanh. Phàm hai nước có công văn đều do ải này giao đệ. (Đường bộ) đi đến tỉnh thành mất 8 ngày.[12]

Các cầu

Cầu Ka Long

Bắc qua nhánh Ka Long chảy trong thành phố Móng Cái có 2 cầu là cầu Ka Long và cầu Hòa Bình.

Bắc qua nhánh Bắc Luân chảy dọc biên giới hiện có cầu Bắc Luân nối hai cửa khẩu quốc tế Móng Cái của Việt Nam và cửa khẩu Bắc Luân của Trung Quốc.

Ngày 13/09/2017 hai nước đã cùng khánh thành cầu Bắc Luân II Việt - Trung, là cây cầu thứ 2 nối giữa 2 thành phố cũng như 2 quốc gia, cũng là cây cầu dạng vòm lớn nhất Việt Nam[13].

Hình ảnh

Chỉ dẫn

  1. ^ Hiện chưa rõ tư liệu trong Hiệp định biên giới Việt - Trung sử dụng tên gọi các đoạn sông này như thế nào.

Tham khảo

  1. ^ Bản đồ Hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Bản đồ, 2004.
  2. ^ a b c d Bản đồ tỷ lệ 1:50.000 tờ F-48- 60C & 60D. Cục Đo đạc và Bản đồ, 2004.
  3. ^ Minh Hải, Vẻ hào nhoáng bên sông Ka Long, Tiền Phong, truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2015.
  4. ^ Như Tâm, Việt Nam, Trung Quốc kết thúc đàm phán về sông Bắc Luân, VnExpress, truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2015.
  5. ^ 庞革平, 中越北仑河第二公路大桥正式开工建设, 人民网, truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2015.
  6. ^ “Cầu Ka Long – biểu tượng lịch sử của tình hữu nghị Viêt – Trung”. mongcai. 27 tháng 2 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 8 năm 2016. Truy cập 28 tháng 5 năm 2016.
  7. ^ khoảng 0,45 km.
  8. ^ ải Thác Mang Nhai
  9. ^ chi này nay đã bị bồi lấp.
  10. ^ chữ Hán (隘), Thác Mang Ải còn gọi là Thác Mang Nhai hay Mang Nhai. Đọc theo tiếng Sán Dìu thành Móng Cái.
  11. ^ khoảng 9 km
  12. ^ Đại Nam nhất thống chí, quyển 18, tập 4, trang 24, 52.
  13. ^ “Khánh thành cầu Bắc Luân II – Cây cầu có khẩu độ nhịp vòm lớn nhất Việt Nam”.

Liên kết ngoài

Kembali kehalaman sebelumnya