Sắt(II) sunfat là tên chung của một nhóm muối với công thức hóa họcFeSO4·xH2O. Dạng muối phổ biến nhất là dạng ngậm 7 phân tử nước (x = 7) nhưng ngoài ra cũng có nhiều giá trị x khác nhau. Muối ngậm nước này được sử dụng trong y tế để điều trị chứng thiếu sắt, và cũng cho các ứng dụng công nghiệp. Được biết đến từ thời cổ đại với cái tên coppera và vitriol xanh lá cây, muối ngậm 7 phân tử nước với màu lục lam nhạt là dạng phổ biến nhất của hợp chất này. Tất cả sắt(II) sunfat hòa tan trong nước để tạo ra cùng một aquo phức [Fe(H2O)6]2+, có mô hình hình học phân tử bát diện và thuận từ. Tên copperas có từ thời đồng(II) sunfat được gọi là coppera xanh, và có lẽ tương tự, sắt(II) và kẽm sunfat được biết đến tương ứng là coppera màu xanh lá cây và coppera trắng.[14]
FeSO4 còn tạo ra một số hợp chất với N2H4, như FeSO4·2N2H4·H2O là tinh thể lục phương màu lục nhạt, có tính nổ.[20]
FeSO4 còn tạo một số hợp chất với CON3H5, như FeSO4·2CON3H5 là tinh thể màu trắng, tan vừa trong nước. Trong dung dịch nó dễ bị oxy hóa, tạo ra sắt(III) hydroxide.[21]
FeSO4 còn tạo một số hợp chất với CS(NH2)2, như FeSO4·2CS(NH2)2 là tinh thể không màu.[22]
FeSO4 còn tạo một số hợp chất với CSN3H5, như FeSO4·2CSN3H5 là tinh thể màu lục, tan trong nước.[23]
^A Text-book Of Inorganic Chemistry Vol-x, trang 127 – [2]. Truy cập 7 tháng 3 năm 2020.
^A Comprehensive Treatise on Inorganic and Theoretical Chemistry: Fe (part 3) (Joseph William Mellor; Longmans, Green and Company, 1947), trang 273 – [3]. Truy cập 25 tháng 4 năm 2020.
^Russian Journal of Inorganic Chemistry, Tập 19,Phần 2 (British Library Lending Division with the cooperation of the Royal Society of Chemistry, 1974), trang 1582 – [4]. Truy cập 2 tháng 2 năm 2021.
^Smith – "Co-ordination compounds of semicarbazide, phenylsemicarbazide, m-tolylsemicarbazide, and aminoguanidine" trong Journal of the Chemical Society, Phần 2 (Chemical Society (Great Britain); The Society, 1937), trang 1356. Truy cập 12 tháng 3 năm 2021.
^Glenn A.Eisman, William MichaelReiff – A magnetic susceptibility and Mössbauer spectroscopy study of bis(thiosemicarbazide)iron(II) sulfate. A case of zero field splitting. Inorganica Chimica Acta (50), 1981, tr. 239–242. doi:10.1016/S0020-1693(00)83750-0.
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Sắt(II) sulfat.