Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

Sắt(II) sulfit

Sắt(II) sulfit
Tên khácFerơ sulfit
Ferrum(II) sulfit
Sắt(II) sulfat(IV)
Ferơ sulfat(IV)
Ferrum(II) sulfat(IV)
Số CAS21006-12-1 (2 và 3 nước)
13450-81-2 (2,5 nước)
Nhận dạng
Số CAS51092-74-1
Thuộc tính
Công thức phân tửFeSO3
Khối lượng mol135,9112 g/mol (khan)
171,94176 g/mol (2 nước)
180,9494 g/mol (2,5 nước)
189,95704 g/mol (3 nước)
Bề ngoàitinh thể bát diện màu lục nhạt (2,5 và 3 nước)[1][2]
Điểm nóng chảy
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướckhông tan
Độ hòa tantạo phức với hydrazin
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhđộc
Các hợp chất liên quan
Anion khácSắt(II) selenide
Sắt(II) telurit
Hợp chất liên quanSắt(II) sulfat
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Sắt(II) sulfit là một hợp chất vô cơ của sắt và ion sulfitcông thức hóa học FeSO3. Muối này có màu lục nhạt, không tan trong nước.

Lịch sử

Năm 1968, Bugli & Pannetier là những người đầu tiên điều chế α-FeSO3·3H2O.[2] Đến năm 1977, Lars-Gunnar Johansson, E. Ljungström đã điều chế và nghiên cứu dạng ngậm nước thấp hơn của nó, FeSO3·2,5H2O.[1]

Điều chế và tính chất

FeSO3·2,5H2O được điều chế bằng cách làm mất nước của α-FeSO3·3H2O, sử dụng dung dịch SO2 bão hòa trong một ống thủy tinh, đậy kín và làm nóng đến 100 °C (212 °F; 373 K).[1]

FeSO3·2,5H2O từ từ bị oxy hóa trong không khí, màu của hợp chất chuyển dần sang vàng nâu.[1] α-FeSO3·3H2O có tính ổn định không cao, màu của tinh thể chuyển dần từ lục nhạt sang nâu nhạt trước khi phân hủy.[2]

Hợp chất khác

FeSO3 còn tạo một số hợp chất với N2H4, như FeSO3·2N2H4·H2O là tinh thể màu lục nhạt.[3]

Tham khảo

  1. ^ a b c d Lars-Gunnar Johansson, E. Ljungström – Structure of iron(II) sulfite 2.5-hydrate. Acta Cryst. (tháng 5 năm 1980). B36, 1184–1186. doi:10.1107/S0567740880005547.
  2. ^ a b c Lars-Gunnar Johansson, O. Lindqvist – The crystal structure of iron(II) sulfite trihydrate, α-FeSO3·3H2O. Acta Cryst. (tháng 5 năm 1979). B35, 1017–1020. doi:10.1107/S0567740879005471.
  3. ^ Jayant S. BudkuIey, K. C. Patil – Synthesis, infrared spectra and thermoanalytical properties of transition metal sulfite hydrazine hydrates. Journal of Thermal Analysis, 36 (1990): 2583–2592. doi:10.1007/bf01913655.
Kembali kehalaman sebelumnya