Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

Thành nhà Mạc (Lạng Sơn)

Thành nhà Mạc ở tỉnh Lạng Sơn là một di tích lịch sử văn hóa ở phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam. Đây là một trong số khá ít di tích còn lại của thời kỳ nhà Mạc trong lịch sử Việt Nam. Thành nhà Mạc cùng với núi Tô Thị được xem là hai di tích bộ mặt của tỉnh Lạng Sơn.[1]

Lịch sử

Năm 1592, thời chiến tranh Lê-Mạc, quân Nam triều (nhà Lê trung hưng) do Trịnh Tùng chỉ huy tiến ra bắc đánh chiếm Thăng Long. Vua nhà Mạc là Mạc Mậu Hợp bị bắt và bị xử tử. Các quý tộc và quan lại rút về vùng núi Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên Quang để tiếp tục chống cự. Trong thập niên cuối thế kỷ XVI, một quý tộc nhà Mạc là Mạc Kính Cung khi đó đã tổ chức đắp thành ở núi Vệ Sơn - Đông Kinh.[2] Thành lũy được xây dựng dựa trên địa hình tự nhiên trấn giữ con đường độc đạo qua Lạng Sơn đến Trung Quốc.[3][4]

Năm 1962, Thành nhà Mạc trở thành một phần của Khu di tích danh thắng Tam Thanh (sau là Nhị-Tam Thanh) được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia (gồm chùa Tam Thanh, núi Tô Thị, thành nhà Mạc).[2][3][5][6]

Kiến trúc

Dấu tích hiện nay còn lại gồm 2 đoạn tường thành xây bằng đá giữa hẻm núi giữa ba ngọn núi cao, trong đó gồm hai ngọn núi Tô Thị và núi Lô Cốt. Bức tường thành phía tây bắc, xây bằng đá hộc miết mạch vôi cát có chiều dài 65m, chiều cao 4m, có cửa công, lỗ châu mai, cửa ra vào. Bức phía đông dài 75 m cũng có cổng ra vào, 15 lỗ châu mai, 7 cửa công. Chất liệu kết dính những khối đá hộc lớn lại với nhau là mật mía và mật ong.[5] Tổng chiều dài hai đoạn tường thành là 300m.[3]

Mặt thành dày trung bình 1m, có nhiều lỗ châu mai. Cửa thành được bố trí để thuận tiện cho việc phòng thủ.[2] Đứng từ trên thành nhìn về hướng đông có thể bao quát toàn bộ thành phố Lạng Sơn ngày nay.[5]

Đoạn cầu thang gồm hơn 100 bậc tam cấp được xây dựng về sau nhằm phục vụ mục đích tham quan.[7]

Bảo tồn

Năm 2004, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn giao khu di tích Thành nhà Mạc và núi Tô Thị cho Công ty Cổ phần Thương mại - Quảng cáo Hoàng Việt Anh đầu tư quản lý và khai thác.[5][7] Công ty Hoàng Việt Anh đã tổ chức trồng cây xanh, tu bổ lại bộ phận di tích, đồng thời đưa ra dự án bao gồm nhà biểu diễn, lầu vọng cảnh, khu vực lễ hội,... và cả chùa. Tuy nhiên, dự án xây chùa bị ngành văn hóa tỉnh Lạng Sơn từ chối một cách kiên quyết.[1]

Sự đầu tư của Công ty Hoàng Việt Anh sau đó tỏ ra thiếu hiệu quả. Các khu xử lý chất thải, các công trình vệ sinh, thu gom rác, biển báo, nội quy,... chưa đưa vào sử dụng đã xuống cấp nghiêm trọng. Rác thải không được dọn dẹp, vệ sinh lâu ngày dẫn đến tràn ngập khắp các khu vực từ bãi cỏ, lối đi, hốc đá và khắp các đỉnh núi. Ngoài tình trạng ô nhiễm, các sườn dốc, bậc thềm còn bị sạt lở, bong tróc, tạo nên "khung cảnh nham nhờ".[7]

Năm 2006, Công ty Hoàng Việt Anh bị công an điều tra vì vụ "tượng phật".[1] Năm 2010, di tích được tu bổ, tôn tạo nhưng chỉ có một đoạn được tu bổ sạch sẽ, đoạn còn lại để hoang và là nơi người dân vứt rác.[6] Năm 2011, Ban quản lý di tích tham mưu cho tỉnh đưa khu di tích này vào Chương trình mục tiêu quốc gia nhằm chống xuống cấp. Điều này khiến Ban quản lý di tích Lạng Sơn chỉ có thể quản lý về mặt Nhà nước, đưa ra hướng dẫn sử dụng, còn việc khai thác và quản lý trực tiếp thì lại do đơn vị khác thực hiện.[6] Năm 2014, tình trạng ô nhiễm trở nên nghiêm trọng đến mức khu di tích được cảnh báo là có nguy cơ trở thành phế tích.[7]

Ngày 16 tháng 5 năm 2018, thực hiện chủ trương của tỉnh về việc phân cấp quản lý di tích, Ban quản lý di tích thành phố Lạng Sơn thành lập. Sang năm 2019, Ban quản lý di tích thành phố bắt đầu hoạt động tích cực và có hiệu quả trong việc giảm thiểu xâm hại di tích, bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích trên địa bàn thành phố, trong đó có Thành nhà Mạc.[8]

Tháng 6 năm 2018, Khu di tích được Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn giao cho Ủy ban nhân dân thành phố Lạng Sơn quản lý. Ủy ban nhân dân thành phố tiếp tục giao cho Ủy ban nhân dân phường Tam Thanh quản lý. Trong thời gian này, Ủy ban nhân dân thành phố đã đầu tư hệ thống chiếu sáng; cho trồng hoa, thảm cỏ; cải tạo lối đi; cho cán bộ dọn vệ sinh, cắt cỏ; trồng 600 cây đào nhân dịp Tết trồng cây.[9] Tuy nhiên, đến tháng 5 năm 2019, cảnh báo về tình trạng xuống cấp và ô nhiễm ở Thành nhà Mạc lại trở lên nghiêm trọng. Các loại rác thải, kim tiêm vứt bừa bãi. Nguyên nhân được cho là bởi sự vắng bóng của lực lượng chức năng trong khi di tích mở cửa tự do.[10] Ngay sau khi có phản ánh, Ủy ban nhân dân thành phố đã tăng cường chỉ đạo, giúp di tích "thay đổi diện mạo", được người dân đánh giá tích cực.[11]

Ngày 26 tháng 10 năm 2019, dưới sự tham mưu của Ban quản lý di tích thành phố Lạng Sơn,[8] Ủy ban nhân dân thành phố Lạng Sơn phối hợp với Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức hội thảo khoa học Di tích danh thắng Nhị - Tam Thanh núi Tô Thị, thành nhà Mạc - Di sản văn hóa và tiềm năng du lịch.[12][12][13]

Tháng 7 năm 2020, Ủy ban nhân dân thành phố triển khai dự án tu bổ di tích Thành nhà Mạc với tổng kinh phí trên 10 tỷ đồng.[14]

Vụ "tượng phật"

Năm 2004, Công ty Cổ phần Thương mại - Quảng cáo Hoàng Việt Anh được chính quyền địa phương giao cho quản lý và khai thác khu vực Thành nhà Mạc và núi Tô Thị.[1][5]

Ngày 12 tháng 2 năm 2006, nhân dịp tỉnh Lạng Sơn tổ chức "Lễ hội Văn hóa - du lịch năm 2006". Ngày 13 tháng 2, Công ty Hoàng Việt Anh tung tin phát hiện một bức tượng phật cổ trong hang đá thuộc khuôn viên Thành nhà Mạc. Thông tin này khiến số lượng du khách lên núi tham quan Thành nhà Mạc tăng cao.[15]

Chiều 15 tháng 2, Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Lạng Sơn kết luận bức tượng thực chất chỉ là một khối thạch anh bình thường. Chiều 16 tháng 2, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn Nông Xuân Tiến khẳng định "hình thù tượng lạ" là do một số công nhân của Công ty Hoàng Việt Anh dùng xà beng, đục, giấy ráp tạo thành nhằm tạo "điểm nhấn". Bài viết trên báo Nhân dân cho rằng đây là hành động "bày đặt ra những chuyện phi lịch sử phi văn hóa" vì mục đích lợi nhuận. Hành vi này sau đó được giao cho công an điều tra.[1]

Chú thích

  1. ^ a b c d e “Về "tượng Phật" ở Lạng Sơn: Chỉ là tượng nhân tạo”. Báo Nhân Dân điện tử. ngày 17 tháng 2 năm 2006. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2021.
  2. ^ a b c Ban Quản lý di tích tỉnh Lạng Sơn (ngày 29 tháng 4 năm 2018). “Khu di tích danh thắng Nhị - Tam Thanh”. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2021.
  3. ^ a b c “Ai lên xứ Lạng cùng anh?”. Báo Người lao động. ngày 15 tháng 1 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2021.
  4. ^ “Núi Nàng Tô Thị – Thành Nhà Mạc”. Đài Phát thanh - Truyền hình Lạng Sơn. ngày 4 tháng 10 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2021.
  5. ^ a b c d e Hồng Vân (ngày 10 tháng 10 năm 2015). “Dấu tích thành nhà Mạc tại Lạng Sơn”. Tin nhanh Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2021.
  6. ^ a b c “Lạng Sơn: Di tích quốc gia xuống cấp nghiêm trọng”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. ngày 23 tháng 5 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2021.
  7. ^ a b c d “Thành Nhà Mạc Lạng Sơn trước nguy cơ trở thành phế tích”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. ngày 26 tháng 11 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2021.
  8. ^ a b Tuyết Mai (ngày 24 tháng 2 năm 2021). “Ban Quản lý di tích thành phố Lạng Sơn: Điểm sáng bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa”. Báo Lạng Sơn điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2021.
  9. ^ TTXVN (ngày 23 tháng 2 năm 2018). “Lạng Sơn phấn đấu trồng mới 9.000 ha rừng trong năm 2018”. Cổng thông tin điện tử Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2021.
  10. ^ Tuấn Ngọc (ngày 13 tháng 5 năm 2019). “Rác và kim tiêm 'rắc đầy' Khu di tích Thành nhà Mạc Lạng Sơn, núi Tô Thị”. Báo điện tử Pháp luật Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2021.
  11. ^ Xuân Hinh (ngày 24 tháng 5 năm 2019). “Lạng Sơn: Diện mạo mới của di tích thành nhà Mạc”. Báo điện tử Petrotimes. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2021.
  12. ^ a b Anh Vũ (ngày 28 tháng 10 năm 2019). “Di tích danh thắng Nhị - Tam Thanh núi Tô Thị, thành nhà Mạc - Di sản văn hóa và tiềm năng du lịch”. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2021.
  13. ^ “Hội thảo khoa học di tích danh thắng Nhị – Tam Thanh, núi Tô Thị, thành Nhà Mạc "Di sản văn hóa và tiềm năng du lịch". Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. ngày 27 tháng 10 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2021.
  14. ^ Hoàng Hiếu; Thùy Dung (ngày 4 tháng 8 năm 2020). “Phát huy giá trị di tích thành nhà Mạc”. Báo Lạng Sơn điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2021.
  15. ^ Lê Thanh Hiền (ngày 13 tháng 2 năm 2006). “Lạng Sơn: Phát hiện bức tượng lạ trên núi”. Báo Dân trí. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2021.

Xem thêm

Liên kết ngoài

Read other articles:

Artikel ini perlu diwikifikasi agar memenuhi standar kualitas Wikipedia. Anda dapat memberikan bantuan berupa penambahan pranala dalam, atau dengan merapikan tata letak dari artikel ini. Untuk keterangan lebih lanjut, klik [tampil] di bagian kanan. Mengganti markah HTML dengan markah wiki bila dimungkinkan. Tambahkan pranala wiki. Bila dirasa perlu, buatlah pautan ke artikel wiki lainnya dengan cara menambahkan [[ dan ]] pada kata yang bersangkutan (lihat WP:LINK untuk keterangan lebih lanjut...

 

Литовский этнокосмологический музей Нижнее здание музея (вход) Дата основания 1990 Основатель Гунарас Какарас,Либертас Климка Местонахождение Kulionys[d] Адрес деревня Кулёнис, Молетский район, Литва Посетителей в год до 50 тыс. в год Директор Гунарас Какарас Сайт etnokosmomuziejus.lt/ru/...

 

هذه المقالة يتيمة إذ تصل إليها مقالات أخرى قليلة جدًا. فضلًا، ساعد بإضافة وصلة إليها في مقالات متعلقة بها. (فبراير 2019) بريانكا روي   معلومات شخصية الميلاد 2 مارس 1988 (35 سنة)  كلكتا  الجنسية الهند  المدرسة الأم جامعة كلكتا  الحياة العملية الفرق منتخب الهند للكريكت...

The topic of this article may not meet Wikipedia's notability guidelines for companies and organizations. Please help to demonstrate the notability of the topic by citing reliable secondary sources that are independent of the topic and provide significant coverage of it beyond a mere trivial mention. If notability cannot be shown, the article is likely to be merged, redirected, or deleted.Find sources: Community Foundation of Northern Colorado – news · newspapers �...

 

Fontana di Piazza della Madonna dei Monti KonstnärGiacomo della PortaBasfaktaTillkomstår1588–1589TypFontänMaterialTravertinPlatsPiazza della Madonna dei Monti i Rom Fontana di Piazza della Madonna dei Monti, även benämnd Fontana dei Catecumeni, är en fontän på Piazza della Madonna dei Monti i Rione Monti i Rom. Fontänen designades av skulptören Giacomo della Porta och utfördes av Battista Rusconi.[1] Fontänen förses med vatten från Acqua Felice. Tillnamnet ”Catecumeni” syf...

 

Rumah tradisional Pahang. Rumah tradisional Pahang merupakan rumah tradisional khas masyarakat Pahang. Nama lainnya adalah rumah Serambi Pahang. Rumah ini ada yang berbumbung panjang dan ada pula yang tidak. Bumbung panjang dibuat pada rumah dengan tepi dinding dipasang tawing layar. Bagian dinding dibuatkan ukiran. Rumah tradisional pahang dibagi menjadi rumah ibu dan dapur. Kedua bagian ini dipisahkan dengan ruang yang disebut selang. Pada bagian depan, terdapat ruang serambi. Bagian ruang ...

Stasiun Honjō本庄駅Pintu masuk selatan Stasiun Honjō, Desember 2006Lokasi3-6-19 Ginza, Honjō-shi, Saitama-ken 367-0041JepangKoordinat36°14′11″N 139°11′18″E / 36.2364°N 139.1884°E / 36.2364; 139.1884Koordinat: 36°14′11″N 139°11′18″E / 36.2364°N 139.1884°E / 36.2364; 139.1884Pengelola JR EastJalur■ Jalur TakasakiLetak dari pangkal55.7 km dari ŌmiyaJumlah peron1 sisi + 1 pulauJumlah jalur3Informasi lainStatusStaf (M...

 

Kesatuan Mahasiswa Hindu Dharma IndonesiaLogo / Lambang Kesatuan Mahasiswa Hindu Dharma IndonesiaSingkatanKMHDITanggal pendirian3 September 1993; 30 tahun lalu (1993-09-03)TipeOrganisasi Kemahasiswaan, Perkaderan dan Perjuangan.Tujuan1. Wadah Pemersatu Mahasiswa Hindu Indonesia; 2. Alat Pendidikan Kader Mahasiswa Hindu Indonesia.Kantor pusatJakarta, IndonesiaBahasa resmi IndonesiaKetua Presidium PP KMHDI (2021-2023)I Putu Yoga SaputraSitus webhttps://kmhdi.org/ Kesatuan Mahasiswa Hindu D...

 

KBBI Edisi Ketiga, diterbit pada tahun 2005. Kamus Besar Bahasa Indonesia (KBBI) adalah kamus ekabahasa resmi bahasa Indonesia yang disusun oleh Badan Pengembangan dan Pembinaan Bahasa dan diterbitkan oleh Balai Pustaka. Kamus ini menjadi acuan tertinggi bahasa Indonesia yang baku, karena merupakan kamus bahasa Indonesia terlengkap dan paling akurat yang pernah diterbitkan oleh penerbit yang memiliki hak paten dari Pemerintah Indonesia yang dinaungi oleh Kementerian Pendidikan, Kebudayaan, Ri...

Artikel ini membutuhkan rujukan tambahan agar kualitasnya dapat dipastikan. Mohon bantu kami mengembangkan artikel ini dengan cara menambahkan rujukan ke sumber tepercaya. Pernyataan tak bersumber bisa saja dipertentangkan dan dihapus.Cari sumber: Isotop iodin – berita · surat kabar · buku · cendekiawan · JSTOR (Juli 2022) Isotop utama iodin Iso­top Peluruhan kelim­pahan waktu paruh (t1/2) mode pro­duk 123I sintetis 13 jam ε, γ 12...

 

Novel by Hartley The Betrayal First editionAuthorL.P. HartleyLanguageEnglishGenreDramaPublisherHamish HamiltonPublication date1966Media typePrintPreceded byThe Brickfield  The Betrayal is a 1966 novel by the British writer L.P. Hartley.[1] It is a sequel to his 1964 work The Brickfield in which an elderly novelist recounts the experiences of his life for his memoirs. References ^ Wright p.226 Bibliography Wright, Adrian. Foreign Country: The Life of L.P. Hartley. I. B. ...

 

San Pedro de CarazoCarazo Parroquia de Galicia Iglesia de San Pedro San Pedro de CarazoLocalización de San Pedro de Carazo en España San Pedro de CarazoLocalización de San Pedro de Carazo en LugoCoordenadas 43°05′16″N 7°24′45″O / 43.0879, -7.4126Entidad Parroquia de Galicia • País  España • Comunidad autónoma Galicia • Provincia Lugo • Comarca Meira • Municipio Pol • Entidades de población 2Población (2020) ...

2007 American filmThe Brothers SolomonTheatrical release posterDirected byBob OdenkirkWritten byWill ForteProduced by Tom Werner Matt Berenson Starring Will Arnett Will Forte Chi McBride Kristen Wiig Malin Åkerman CinematographyTim SuhrstedtEdited byTracey Wadmore-SmithMusic byJohn SwihartProductioncompanies Revolution Studios Carsey-Werner Productions Distributed by TriStar Pictures (Home Video)[1] Screen Gems (Theatrical)[2] Release date September 7, 2007 (20...

 

Surah ke-59al-Hasyr PengusiranTeks ArabTerjemahan KemenagKlasifikasiMadaniyahJuzJuz 28Jumlah ruku3 ruku'Jumlah ayat24 ayat Surah Al-Hasyr (Arab: الحشر, Pengusiran) adalah surah ke-59 dalam al-Qur'an. Surah ini tergolong surah Madaniyah yang terdiri atas 24 ayat. Dinamakan Al Hasyr yang berarti pengusiran diambil dari perkataan Al Hasyr yang terdapat pada ayat ke-2 surat ini. Di dalam surat ini disebutkan kisah pengusiran suatu suku Yahudi yang bernama Bani Nadhir yang berdiam di sekitar ...

 

2016 compilation album by The Birthday MassacreImagicaCompilation album by The Birthday MassacreReleasedJuly 22, 2016Recorded1999-2016GenreElectronic rock, gothic rock,LabelMetropolisThe Birthday Massacre chronology Superstition(2014) Imagica(2016) Under Your Spell(2017) Imagica is the first compilation album from The Birthday Massacre. The album features a collection of 11 remastered tracks from the original Imagica 4-track demos and was released July 22, 2016.[1] Three songs...

 Esta lista foi atualizada pela última vez no dia 31 de agosto de 2023 e pode não refletir a situação atual da companhia. A frota de aeronaves da Gol Linhas Aéreas Inteligentes é composta por 140 aeronaves.[1] [nota 1] Fotos dos modelos Boeing 737-700 com a antiga pintura no Rio de Janeiro Boeing 737-800 da GOL Boeing 737 MAX 8 da Gol em Crateús, Ceará Frota Frota da Gol Aeronaves Quantidade Pedidos Passageiros Notas Boeing 737-700 18 — 138 Rotas domésticas de baixa ocupação...

 

American football coach Ace MumfordBiographical detailsBorn(1898-11-26)November 26, 1898Buckhannon, West Virginia, U.S.DiedApril 28, 1962(1962-04-28) (aged 63)Scotlandville, Louisiana, U.S.[1] (now part of Baton Rouge, Louisiana)Coaching career (HC unless noted)1924–1926Jarvis Christian1927–1929Bishop1931–1935Texas College1936–1961Southern Head coaching recordOverall233–85–23Bowls1–0Accomplishments and honorsChampionshipsFootball6 black college national (1935, 1948�...

 

Indian actor (1921-1984) Not to be confused with the South Indian film actor of 1980s and onward, Rahman (actor). RehmanRehman in Sahib Bibi Aur Ghulam (1962)BornSyed Rehman Khan(1921-06-23)23 June 1921Lahore, British India(present-day Lahore, Pakistan)Died5 November 1984(1984-11-05) (aged 63)Bombay, India(present-day Mumbai, India)NationalityBritish Indian (1921–1947)Indian (1947–1984)Other namesSaid Rehman KhanOccupationActorYears active1946 – 1979Known forSahib Bi...

Tall ship STV Astrid Astrid in 2008 History Name W.U.T.A. (1924–37) Astrid (since 1937) Owner N. Müller (1930–37) J. Jeppson (1937– ) Astrid Trust (1989–96) Ineke and Pieter de Kam (2006–13) Port of registry Dordrecht, Netherlands (1924–37) Skillinge, Sweden (1937–75) Lebanon (1975–84) Weymouth, United Kingdom (1984–97) Vlissingen, Netherlands (1997–2013) BuilderG van Leeuwen, Scheveningen Launched1918[2] In service1924[1] Out of service2013 Identification...

 

Museum in Keningau, Sabah, Malaysia Keningau Heritage MuseumMuzium Warisan KeningauEstablished2008 (2008)LocationKeningau, SabahCoordinates5°20′44.58″N 116°09′28.83″E / 5.3457167°N 116.1580083°E / 5.3457167; 116.1580083TypeMuseumOwnerSabah Museum Keningau Heritage Museum (Malay: Muzium Warisan Keningau) is a museum located at Mahathir Park in Keningau of Sabah, Malaysia.[1] History The museum is located in a former Government Rest House that wa...

 
Kembali kehalaman sebelumnya