Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

Thủ tướng Campuchia

Thủ tướng Vương quốc Campuchia
Đương nhiệm
Hun Manet

từ 28 tháng 7 năm 2023
Nội các Campuchia
Bổ nhiệm bởiVua Campuchia
Nhiệm kỳ5 năm
Người đầu tiên nhậm chứcNorodom Sihanouk
Thành lập18 tháng 3 năm 1945
Bài này nằm trong loạt bài về:
Chính trị và chính phủ
Campuchia

Thủ tướng Campuchia (tiếng Khmer: នាយករដ្ឋមន្ត្រីនៃកម្ពុជា, Néayôk Rôdthâmôntrei ney Kâmpŭchéa [niəjuək rɔəttʰamɔntrəj nəj kampuciə]) là người đứng đầu chính phủ của Campuchia. Thủ tướng cón được biết tới là Chủ tịch Nội các và lãnh đạo ngành hành pháp của Chính phủ Hoàng gia Campuchia. Thủ tướng được yêu cầu là một thành viên của, và được chỉ định bởi Quốc vương với nhiệm kỳ là 5 năm. Từ năm 1945, đã có 36 Thủ tướng.[1]

Thủ tướng có thời gian tại vị lâu nhất trong lịch sử Campuchia là Hun Sen, thuộc Đảng Nhân dân Campuchia. Ông đảm nhiệm chức vụ từ 1985 đến năm 1993 và là đồng Thủ tướng từ năm 1993 đến năm 1998, sau đó tiếp tục được bầu làm Thủ tướng từ năm 1998 đến năm 2023. Hun Manet, Thủ tướng tân nhiệm, là con trai của ông.

Lịch sử

Vị trí này được vua Norodom Sihanouk nắm giữ vào tháng 3 năm 1945, trong thời kỳ thuộc địa Pháp. Các cuộc bầu cử quốc hội đầu tiên của Campuchia được tổ chức vào ngày 1 tháng 9 năm 1946. Đảng Dân chủ chi phối chính trị Campuchia trong suốt những năm 1940 cho đến khi sự hình thành của Sangkum Reastr Niyum vào năm 1955. Sangkum chiếm ưu thế trong Campuchia 1955-1970 tới cuộc đảo chính quân sự do Tướng Lon Nol tiến hành. Cho đến năm 1993, chức vụ không phải là một vị trí được bầu. Chỉ có vài Thủ tướng được bầu là Sisowath Youtevong, Norodom Sihanouk, và Lon Nol. Năm 1993, chế độ quân chủ lập hiến được khôi phục tại Campuchia. Vai trò của thủ tướng chính thức được công nhận trong hiến pháp. Norodom Ranariddh trở thành thủ tướng đầu tiên được bầu cử dân chủ.

Bổ nhiệm

Thủ tướng được yêu cầu là một thành viên của quốc hội. Trước tiên, ông cần phải được đa số nghị viện bầu trước khi tuyên thệ. Lễ nhậm chức của thủ tướng diễn ra tại Cung điện Hoàng gia. Người được chỉ định của thủ tướng tuyên thệ trước tòa nhà và hai biểu tượng Thammayut và Mohanikay. Một nội các sau đó sẽ được công bố. Sự hình thành một chính phủ mới diễn ra không quá 60 ngày sau cuộc bầu cử, như được định nghĩa trong hiến pháp. Thủ tướng được các Phó thủ tướng hỗ trợ.

Điều 125 của Hiến pháp quy định rằng nếu thủ tướng từ chức hoặc chết tại chức, thì một thủ tướng hành động được chỉ định.

Văn phòng

Tập tin:Cambodian Peace Palace.JPG
Văn phòng Thủ tướng.

Cung Hòa bình là nơi làm việc chính của thủ tướng.[2] Nó được khánh thành vào ngày 19 tháng 10 năm 2010 bởi nhà vua. Tuy nhiên, thủ tướng sống tại nhà riêng của mình.

Quyền hạn

Quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ được quy định trong Hiến pháp hiện hành của Campuchia, được thông qua ngày 24 tháng 9 năm 1993 và sửa đổi vào ngày 4 tháng 3 năm 1999. Các điều khoản này được định nghĩa trong Hiến pháp như sau:

  • Điều 11:Trong trường hợp nhà vua không đảm nhiệm được nhiệm vụ của nguyên thủ quốc gia vì bệnh nặng được chứng nhận bởi một nhóm chuyên gia y tế được Chủ tịch Thượng viện, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, thì Chủ tịch Thượng viện sẽ phục vụ như người đứng đầu nhà nước thay cho Vua làm Nhiếp chính.
  • Điều 13: Trong thời hạn bảy ngày sau khi trống ngôi, vị vua mới của Campuchia sẽ được Hội đồng Tôn vương lựa chọn. Các thành viên hội đồng bao gồm:
    • Chủ tịch Thượng viện
    • Chủ tịch Quốc hội
    • Thủ tướng
    • Lãnh đạo của Thammayut và Mohanikay
    • Phó Chủ tịch thứ nhất và thứ hai của Thượng viện
    • Phó Chủ tịch thứ nhất và thứ hai của Quốc hội.
  • Điều 19: Vua chỉ định Thủ tướng Chính phủ và Hội đồng Bộ trưởng theo quy định tại Điều 119.
  • Điều 20: Nhà vua gặp Thủ tướng Chính phủ và Nội các một tháng hai lần để hỏi về tình hình của đất nước.
  • Điều 22: Khi quốc gia đang gặp nguy hiểm, nhà vua tuyên bố công khai tình trạng khẩn cấp với sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch Thượng viện.
  • Điều 78: Quốc hội không thể bị giải tán trước nhiệm kỳ, trừ trường hợp trong vòng 12 tháng mà chính phủ bị lật đổ tới hai lần, thì Vua phải giải tán quốc hội, sau khi có đề nghị của Thủ tướng và được sự đồng ý của Chủ tịch quốc hội.
  • Điều 83:... Mỗi phiên họp của Quốc hội kéo dài ít nhất ba tháng. Theo yêu cầu của nhà vua, Thủ tướng Chính phủ hoặc một phần ba số thành viên của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội triệu tập Quốc hội phiên họp đặc biệt....
  • Điều 88: Các cuộc họp của Quốc hội được công khai. Quốc hội có thể họp phiên họp kín theo yêu cầu của Chủ tịch Quốc hội hoặc ít nhất một phần mười thành viên theo yêu cầu của nhà vua hoặc theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ....
  • Điều 91: Đại biểu quốc hội, nghị sĩ thượng viện và thủ tướng có quyền đề xuất luật.
  • Điều 96: Đại biểu quốc hội có quyền chất vất chính phủ. Những chất vấn này phải được viết bằng văn bản gửi qua chủ tịch quốc hội. Trả lời chất vấn có thể do một hoặc nhiều bộ trưởng có liên quan đến trách nhiệm. Nếu vấn đề có liên quan đến chính sách chung của chính phủ thì thủ tướng phải trực tiếp trả lời. Trả lời của bộ trưởng hoặc thủ tướng có thể trực tiếp bằng miệng hoặc bằng văn bản. Trả lời trên phải được tiến hành trong thời gian 7 ngày kể từ khi nhận được chất vấn. Đối với việc trả lời trực tiếp bằng miệng, Chủ tịch quốc hội có thể quyết định cho hoặc không cho tranh luận. Nếu không cho tranh luận thì sự trả lời của bộ trưởng hoặc thủ tướng được coi là kết thúc chất vấn. Nếu có tranh luận mà người chất vấn không còn vấn đề gì khác nữa thì bộ trưởng liên quan hoặc thủ tướng có thể tranh luận trao đổi ý kiến trong thời gian không quá một buổi họp.
  • Điều 107: Thượng viện sẽ họp thường kỳ hai lần một năm. Mỗi phiên kéo dài ít nhất ba tháng. Theo yêu cầu của nhà vua hoặc theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất 1/3 số thành viên, Thượng viện triệu tập các thành viên của mình cho một phiên họp đặc biệt.
  • Điều 111: Buổi điều trần của Thượng viện là công khai. Thượng viện có thể họp phiên họp kín theo yêu cầu của Chủ tịch hoặc ít nhất một phần mười thành viên, theo yêu cầu của nhà vua, theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ hoặc theo yêu cầu của Chủ tịch Quốc hội.
  • Điều 118: Hội đồng Bộ trưởng là Chính phủ Hoàng gia Campuchia. Hội đồng Bộ trưởng do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu với sự trợ giúp của các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và Thư ký Nhà nước là thành viên.
  • Điều 119: Theo đề nghị của Chủ tịch và với sự đồng ý của hai Phó Chủ tịch Quốc hội, Nhà Vua bổ nhiệm thành viên của bên thắng trong cuộc bầu cử để thành lập Chính phủ Hoàng gia. Người được chỉ định, là thành viên của đảng hoặc đảng viên được đại diện tại Quốc hội chịu trách nhiệm về các chức vụ của các bộ trong chính phủ hoàng gia, tìm kiếm sự tín nhiệm của Quốc hội. Khi Quốc hội biểu quyết sự tín nhiệm, nhà vua sẽ ký kết cuộc bầu cử toàn bộ nội các. Trước khi được nhậm chức, Hội đồng Bộ trưởng sẽ tuyên thệ theo các điều khoản quy định tại Phụ lục 6.
  • Điều 121. Tất cả các thành viên của Chính phủ Hoàng gia đều chịu trách nhiệm chung với Quốc hội về chính sách chung của chính phủ hoàng gia. Mỗi thành viên của Chính phủ Hoàng gia chịu trách nhiệm cá nhân với Thủ tướng và Quốc hội về các hành vi đã cam kết.
  • Điều 123: Nội các họp mỗi tuần trong phiên họp toàn thể hoặc làm việc. Phiên họp toàn thể do Thủ tướng Chính phủ chủ trì. Thủ tướng Chính phủ có thể uỷ nhiệm cho Phó Thủ tướng chủ trì các cuộc họp. Tất cả các biên bản cuộc họp của Hội đồng Bộ trưởng phải được chuyển cho nhà vua để biết thông tin.
  • Điều 124: Thủ tướng Chính phủ có thể uỷ quyền cho Phó Thủ tướng hoặc thành viên của chính phủ hoàng gia.
  • Điều 125: Khi chức vụ của Thủ tướng Chính phủ vắng mặt vĩnh viễn, phải tiến hành bổ nhiệm Hội đồng Bộ trưởng mới theo quy định của Hiến pháp này. Nếu vị trí tạm thời trống, tạm thời chỉ định một Thủ tướng Chính phủ.
  • Điều 140: Nhà vua, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội hoặc một phần mười số đại biểu, Chủ tịch Thượng viện hoặc một phần tư số thượng nghị sĩ, có thể tham khảo luật do Quốc hội thông qua cho Hội đồng Hiến pháp để xem xét trước khi ban hành.
  • Điều 141: Sau khi có luật, Quốc vương, Chủ tịch Thượng viện, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, một phần tư Thượng viện, một phần mười số đại biểu hoặc Toà án có quyền yêu cầu Hội đồng Hiến pháp xác định tính hiến pháp của luật này. Công dân có quyền thách thức tính hiến pháp của luật pháp thông qua Nghị viện hoặc của Chủ tịch Quốc hội hoặc Thượng viện hoặc Chủ tịch Thượng viện như được quy định ở đoạn trên.
  • Điều 148: Đại hội Quốc dân họp mỗi năm một lần vào đầu tháng 12 theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ. Đại hội Quốc dân được tổ chức dưới sự chủ tọa của nhà Vua.
  • Điều 151: Quyền sửa đổi, bổ sung hiến pháp thuộc về nhà vua, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, theo đề xuất của một phần tư số thành viên của Quốc hội. Việc sửa đổi hoặc sửa đổi hiến pháp phải được thực hiện theo luật hiến pháp do Quốc hội biểu quyết thông qua đa số 2/3 tất cả các thành viên của Quốc hội.

Danh sách Thủ tướng Campuchia

STT Thủ tướng Tại nhiệm Ghi chú
Xứ bảo hộ Campuchia thuộc Liên bang Đông Dương
(1945-1949)
1 Quốc vương

Norodom Sihanouk

18 tháng 3 năm 1945 - 13 tháng 8 năm 1945 Lần thứ nhất
148 ngày
2 Sơn Ngọc Thành 14 tháng 8 năm 1945 - 16 tháng 10 năm 1945 Lần thứ nhất
63 ngày
3 Hoàng thân

Sisowath Monireth

17 tháng 10 năm 1945 - 15 tháng 12 năm 1946 1 năm, 59 ngày
4 Hoàng thân

Sisowath Youtevong

15 tháng 12 năm 1946 - 15 tháng 7 năm 1947 212 ngày
5 Sisowath Watchayavong 25 tháng 7 năm 1947 - 20 tháng 2 năm 1948 210 ngày
6 Chhean Vam 20 tháng 2 năm 1948 - 14 tháng 8 năm 1948 176 ngày
7 Samdech

Penn Nouth

15 tháng 8 năm 1948 - 21 tháng 1 năm 1949 Lần thứ nhất
160 ngày
8 Yem Sambaur 12 tháng 2 năm 1949 - 20 tháng 9 năm 1949 Lần thứ nhất
242 ngày
9 Ieu Koeus 20 tháng 9 năm 1949 - 29 tháng 9 năm 1949 9 ngày
(8) Yem Sambaur 29 tháng 9 năm 1949 - 8 tháng 11 năm 1949 Lần thứ hai
40 ngày
Quốc gia Campuchia trong Liên hiệp Pháp
(1949–1953)
(8) Yem Sambaur 8 tháng 11 năm 1949 - 28 tháng 4 năm 1950 Lần thứ ba

171 ngày

(1) Quốc vương

Norodom Sihanouk

28 tháng 4 năm 1950 - 30 tháng 5 năm 1950 Lần thứ hai
32 ngày
10 Hoàng thân

Samdech Krom Luong Sisowath Monipong

30 tháng 5 năm 1950 - 3 tháng 3 năm 1951 277 ngày
11 Oum Chheang Sun 3 tháng 3 năm 1951 - 12 tháng 10 năm 1951 Lần thứ nhất
223 ngày
12 Huy Kanthoul 13 tháng 10 năm 1951 - 16 tháng 6 năm 1952 248 ngày
(1) Quốc vương

Norodom Sihanouk

16 tháng 6 năm 1952 - 24 tháng 1 năm 1953 Lần thứ ba
222 ngày
(7) Samdech

Penn Nouth

24 tháng 1 năm 1953 - 9 tháng 11 năm 1953 Lần thứ hai
289 ngày
Vương quốc Campuchia độc lập
(1953–1960)
(7) Samdech

Penn Nouth

9 tháng 11 năm 1953 - 22 tháng 11 năm 1953 Lần thứ hai
13 ngày
13 Chan Nak 23 tháng 11 năm 1953 - 7 tháng 4 năm 1954 135 ngày
(1) Quốc vương

Norodom Sihanouk

7 tháng 4 năm 1954 - 18 tháng 4 năm 1954 Lần thứ 4
11 ngày
(7) Samdech

Penn Nouth

18 tháng 4 năm 1954 - 26 tháng 1 năm 1955 Lần thứ ba
283 ngày
14 Leng Ngeth 26 tháng 1 năm 1955 - 3 tháng 10 năm 1955 250 ngày
(1) Hoàng thân

Norodom Sihanouk

3 tháng 10 năm 1955 - 5 tháng 1 năm 1956 Lần thứ 5
94 ngày
(11) Oum Chheang Sun 5 tháng 1 năm 1956 - 29 tháng 2 năm 1956 55 ngày
(1) Hoàng thân

Norodom Sihanouk

1 tháng 3 năm 1956 - 24 tháng 3 năm 1956 Lần thứ 6
23 ngày
15 Khim Tit 3 tháng 4 năm 1956 - 29 tháng 7 năm 1956 117 ngày
(1) Hoàng thân

Norodom Sihanouk

15 tháng 9 năm 1956 - 15 tháng 10 năm 1956 Lần thứ 7
30 ngày
16 Sam Yun 25 tháng 10 năm 1956 - 7 tháng 4 năm 1957 164 ngày
(1) Hoàng thân

Norodom Sihanouk

9 tháng 4 năm 1957 - 7 tháng 7 năm 1957 Lần thứ 8
89 ngày
17 Sim Var 26 tháng 7 năm 1957 - 11 tháng 1 năm 1958 Lần thứ nhất
169 ngày
18 Ek Yi Oun 11 tháng 1 năm 1958 - 17 tháng 1 năm 1958 6 ngày
(7) Samdech

Penn Nouth

17 tháng 1 năm 1958 - 24 tháng 4 năm 1958 Lần thứ 4
97 ngày
(17) Sim Var 24 tháng 4 năm 1958 - 10 tháng 7 năm 1958 Lần thứ hai
97 ngày
(1) Hoàng thân

Norodom Sihanouk

10 tháng 7 năm 1958 - 3 tháng 4 năm 1960 Lần thứ 9
1 năm, 268 ngày
Vương quốc Campuchia thời kỳ Nhiếp chính
(1960–1970)
(1) Hoàng thân

Norodom Sihanouk

3 tháng 4 năm 1960 - 19 tháng 4 năm 1960 Lần thứ 9
16 ngày
19 Pho Proeung 19 tháng 4 năm 1960 - 28 tháng 1 năm 1961 284 ngày
(7) Samdech

Penn Nouth

28 tháng 1 năm 1961 - 17 tháng 11 năm 1961 Lần thứ 5
293 ngày
(1) Hoàng thân

Norodom Sihanouk

17 tháng 11 năm 1961 - 13 tháng 2 năm 1962 Lần thứ 10
88 ngày
- Nhiek Tioulong 13 tháng 2 năm 1962 - 6 tháng 8 năm 1962 Tạm quyền
174 ngày
- Chau Sen Cocsal Chhum 6 tháng 8 năm 1962 - 6 tháng 10 năm 1962 Tạm quyền

61 ngày

20 Hoàng thân

Norodom Kantol

6 tháng 10 năm 1962 - 25 tháng 10 năm 1966 4 năm, 19 ngày
21 Lon Nol 25 tháng 10 năm 1966 - 1 tháng 5 năm 1967 Lần thứ nhất
188 ngày
22 Son Sann 1 tháng 5 năm 1967 - 31 tháng 1 năm 1968 275 ngày
(7) Samdech

Penn Nouth

31 tháng 1 năm 1968 - 14 tháng 8 năm 1969 Lần thứ 6
1 năm, 195 ngày
(21) Lon Nol 14 tháng 8 năm 1969 - 9 tháng 10 năm 1970 Lần thứ hai
1 năm, 56 ngày
Cộng hòa Khmer
(1970-1975)
(21) Lon Nol 9 tháng 10 năm 1970 - 11 tháng 3 năm 1972 Lần thứ hai
1 năm, 154 ngày
23 Hoàng thân

Sisowath Sirik Matak

11 tháng 3 năm 1972 - 18 tháng 3 năm 1972 7 ngày
(2) Sơn Ngọc Thành 18 tháng 3 năm 1972 - 15 tháng 10 năm 1972 Lần thứ hai
211 ngày
24 Hang Thun Hak 15 tháng 10 năm 1972 - 6 tháng 5 năm 1973 203 ngày
25 In Tam 6 tháng 5 năm 1973 - 9 tháng 12 năm 1973 217 ngày
26 Long Boret 26 tháng 12 năm 1973 - 17 tháng 4 năm 1975 1 năm, 112 ngày
Campuchia Dân chủ
(1975–1979)
(7) Samdech

Penn Nouth

17 tháng 4 năm 1975 - 4 tháng 4 năm 1976 Lần thứ 7
353 ngày
- Khieu Samphan 4 tháng 4 năm 1976 - 13 tháng 5 năm 1976 Tạm quyền

39 ngày

27 Pol Pot 13 tháng 5 năm 1976 - 7 tháng 1 năm 1979 2 năm, 239 ngày
Cộng hòa Nhân dân Campuchia
(1979–1989)
- Heng Samrin 7 tháng 1 năm 1979 - 27 tháng 6 năm 1981 Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Cách mạng

(Chức vụ Thủ tướng trống)
2 năm, 171 ngày

28 Pen Sovan 27 tháng 6 năm 1981 - 5 tháng 12 năm 1981 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
161 ngày
29 Chan Sy 5 tháng 12 năm 1981 - 26 tháng 12 năm 1984 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
3 năm, 21 ngày
30 Hun Sen 14 tháng 1 năm 1985 - 1 tháng 5 năm 1989 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
4 năm, 107 ngày
Quốc gia Campuchia
(1989–1993)
(30) Hun Sen 1 tháng 5 năm 1989 - 2 tháng 7 năm 1993 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
4 năm, 62 ngày
31 Hoàng thân

Norodom Ranariddh

2 tháng 7 năm 1993 - 24 tháng 9 năm 1993 Đồng thủ tướng
84 ngày
(30) Hun Sen
Vương quốc Campuchia
(1993-nay)
(31) Hoàng thân

Norodom Ranariddh

(Đồng thủ tướng thứ nhất)

24 tháng 9 năm 1993 - 6 tháng 7 năm 1997 Đồng thủ tướng
3 năm, 285 ngày
(30) Samdech

Hun Sen

(Đồng thủ tướng thứ hai)

32 Ung Huot

(Đồng thủ tướng thứ nhất)

16 tháng 7 năm 1997 - 30 tháng 11 năm 1998 Đồng thủ tướng
1 năm, 137 ngày
(30) Samdech

Hun Sen

(Đồng thủ tướng thứ hai)

(30) Samdech

Hun Sen

30 tháng 11 năm 1998 - 22 tháng 8 năm 2023 24 năm, 265 ngày
33 Hun Manet 22 tháng 8 năm 2023 - nay 1 năm, 96 ngày

Tham khảo

  1. ^ “PM office 'first held power with Pol Pot”. The Phnom Penh Post. ngày 23 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2014.
  2. ^ “Cambodia's proud history of building art”. The Phnom Penh Post. ngày 13 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2014.
Kembali kehalaman sebelumnya