Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

The Velvet Underground & Nico

The Velvet Underground & Nico
Album phòng thu của The Velvet UndergroundNico
Phát hành12 tháng 3 năm 1967 (1967-03-12)
Thu âmTháng 4 năm 1966, Scepter Studios, New York; tháng 5 năm 1966, T.T.G. Studios, Hollywood, California; tháng 11 năm 1966, Mayfair Studios, New York
Thể loạiPsychedelic rock,[1] art rock,[2] protopunk[3]
Thời lượng48:51
Ngôn ngữTiếng Anh
Hãng đĩaVerve
Sản xuấtAndy Warhol, Tom Wilson
Thứ tự The Velvet Underground
The Velvet Underground & Nico
(1967)
White Light/White Heat
(1968)
Thứ tự album của Nico
The Velvet Underground & Nico
(1967)
Chelsea Girl
(1967)
Đĩa đơn từ The Velvet Underground & Nico
  1. "All Tomorrow's Parties"
    Phát hành: Tháng 7 năm 1966 (1966-07)
  2. "Sunday Morning"
    Phát hành: Tháng 12 năm 1966 (1966-12)
Bìa album chọn lọc
Phần bìa sau khi "quả chuối bị bóc vỏ"
Phần bìa sau khi "quả chuối bị bóc vỏ"

The Velvet Underground & Nico là album đầu tay của ban nhạc rock người Mỹ, The Velvet Underground, được thực hiện với sự cộng tác của ca sĩ người Đức, Nico. Album được phát hành vào tháng 3 năm 1967 bởi Verve Records. Được thu âm từ chuỗi sự kiện Exploding Plastic Inevitable của Andy Warhol, The Velvet Underground & Nico ghi nhận chủ yếu những trải nghiệm từ nghệ thuật trình diễn, cùng với đó là nhiều chủ đề vô cùng gây tranh cãi có trong các ca khúc như lạm dụng chất kích thích, mại dâm, bạo dâm và cả hội chứng lệch lạc tình dục.

Dù không có được thành công về mặt thương mại, song đây lại trở thành một trong những album có ảnh hưởng lớn nhất tới lịch sử và văn hóa nhạc rock với vị trí số 13 tại danh sách "500 album vĩ đại nhất" của tạp chí Rolling Stone[4], cùng với đó là được cho vào danh sách thu âm được lưu trữ bởi Thư viện Quốc hội Mỹ vào năm 2006[5]. Một trong những lời nhận xét hay nhất về album cũng như về ban nhạc – thậm chí được coi là kinh điển – được cho là của Brian Eno hay Peter Buck: "Album đầu tay của Velvet Underground chỉ bán được 10.000 bản, song bất kể ai mua nó sau này cũng đều tự lập ban nhạc của riêng mình!"[6][7]

Thu âm

The Velvet Underground & Nico là album chính thức đầu tiên mà The Velvet Underground thực hiện với đầy đủ đội hình bao gồm Lou Reed, John Cale, Sterling MorrisonMaureen Tucker. Nữ ca sĩ người Đức Nico cũng nằm trong đội hình này, đôi lúc đảm nhận vai trò hát chính theo lời đề nghị của quản lý và người tài trợ nhóm là Andy Warhol. Trong album này, Nico hát chính trong "Femme Fatale", "All Tomorrow's Parties" and "I'll Be Your Mirror" và hát nền trong "Sunday Morning". Năm 1966, trong quá trình thu âm album, đội hình này cũng tham gia trình diễn trong sự kiện Exploding Plastic Inevitable của Warhol.

Hầu hết các ca khúc đều được thu vào khoảng giữa tháng 4 năm 1966, cụ thể là trong khoảng 4 ngày ròng tại Scepter Studios ở New York. Buổi thu này được tài trợ bởi phụ trách sản xuất của Warhol và Columbia Records – Norman Dolph, người cũng từng làm kỹ thuật viên âm thanh cho John Licata. Số tiền tiêu tốn chính xác chưa bao giờ được xác thực, song ước tính vào khoảng từ 1.500 tới 3.000 $[8].

Sau khi hoàn tất thu âm, Dolph gửi một đĩa mẫu cho Columbia với đề nghị phát hành, song họ từ chối. Cả Atlantic Records lẫn Elektra Records cũng đều không chấp nhận sản phẩm này. Lúc đó hãng MGM Records, lúc đó còn sở hữu Verve Records, đã nhận lời với điều kiện giúp đỡ một nhà sản xuất trẻ của Verve là Tom Wilson khi đó mới cộng tác với Columbia.

Với sự đồng ý của hãng đĩa, 3 ca khúc "I'm Waiting for the Man", "Venus in Furs" và "Heroin" đều được thu tại T.T.G. Studios trong 2 ngày ban nhạc trú lại Hollywood vào cuối năm 1966. Khi quá trình phát hành album bị trì hoãn, Wilson đã mang tất cả ê-kíp tới New York vào tháng 11 năm 1966 và thu âm ca khúc cuối cùng cho album: đĩa đơn "Sunday Morning".

Sản xuất

Có rất nhiều tranh cãi xung quanh việc ai là người thực sự sản xuất The Velvet Underground & Nico. Cho dù Andy Warhol được ghi một cách hình thức là nhà sản xuất, ông lại có rất ít ảnh hưởng xuyên suốt album ngoại trừ việc chi tiền thu âm. Thực tế, rất nhiều cá nhân nhỏ lẻ khác nhau lại đóng vai trò sản xuất cho album này.

Norman Dolph và John Licata là những người quản lý việc thu âm tại Scepter Studios, vậy nên có thể cho rằng họ chịu trách nhiệm về thu âm cũng như chỉnh âm cho album (cho dù không một ai trong số họ có tên ở phần bìa đĩa)[8]. Chính Dolph cũng từng nói rằng Cale là nhà sản xuất chính khi anh là người trực tiếp phụ trách các bản hòa âm[8]. Sau đó, tới lượt Cale cho rằng Tom Wilson là người sản xuất hầu hết các ca khúc của The Velvet Underground & Nico. Anh nói: "Ban nhạc chưa từng có một nhà sản xuất nào tốt hơn Tom Wilson... Andy Warhol thực ra chẳng làm gì cả."[9]

Tuy nhiên, có rất nhiều nguồn lại đề cập rằng Warhol xứng đáng được coi là nhà sản xuất của album này[8]. Sterling Morrison từng kể lại rằng cách Warhol thực hiện album "như thể đang làm một bộ phim"[10]. Lou Reed sau này có miêu tả chi tiết qua bài phỏng vấn: "Ông ấy khiến nó trở nên thực tế với chúng tôi và giúp chúng tôi tiến lên, đơn giản vì ông ấy là Andy Warhol. Theo nghĩa nào đó, ông ấy đúng là một nhà sản xuất, bởi vì ông ấy tự biến mình thành chiếc dù che chắn mọi chê bai ngay cả khi chúng tôi chưa thực sự phải nhận nhiều chỉ trích... và vì ông ấy là nhà sản xuất, chúng tôi chỉ phải tới và hoàn thiện mọi việc, làm như chúng tôi vẫn làm thường ngày mà không ai có thể dừng lại vì Warhol là một nhà sản xuất. Dĩ nhiên là ông ấy chẳng biết gì về việc thu âm cả, và ông ấy cũng chẳng cần làm việc đó. Ông ấy chỉ cần tới, ngồi xem và nói "Ồ, nghe thật tuyệt!" và kỹ thuật viên âm thanh sẽ hỏi lại "Ồ, phải! Tuyệt đúng không?""[11]

Âm nhạc

Chủ đề

The Velvet Underground & Nico đề cập chủ yếu về các chủ đề như lạm dụng ma túy, mại dâm, bạo dâmlệch lạc tình dục. "I'm Waiting for the Man" miêu tả những nỗ lực sử dụng heroin trong khi "Venus in Furs" là một bản đánh giá thô về cuốn tiểu thuyết cùng tên từ thế kỷ 19 (bản thân nó cũng đề cập về BDSM). Ca khúc "Heroin" miêu tả chi tiết trải nghiệm cá nhân về việc sử dụng ma túy cũng như những cảm giác sau đó.

Lou Reed, người viết hầu hết phần lời cho các ca khúc, chưa bao giờ không có ý định viết lời đề cập tới các chủ đề gây sốc. Là người hâm mộ Raymond Chandler, Nelson Algren, William S. Burroughs, Allen Ginsberg, và Hubert Selby, Jr., Reed không thấy có bất kể lý do tại sao những vấn đề trên lại không thể được truyền tải theo ngôn ngữ của rock and roll. Khi còn là sinh viên năm cuối của Cử nhân Nghệ thuật tại Đại học Syracuse, anh đã từng trả lời phỏng vấn rằng việc kết hợp những vấn đề gai góc với âm nhạc là điều "hiển nhiên"[12]. "Đây là thứ mà bạn cần đọc. Tại sao bạn lại nghe nhạc? Bạn thấy vui khi cảm nhận nó, và bạn thấy vui khi đưa nó tới đỉnh."[12]

Cho dù những chủ đề mà album nói tới được coi là cách mạng[13], rất nhiều ca khúc khác lại mang tính âm nhạc quần chúng. Một vài ca khúc được viết bởi Reed tới từ những quan sát của anh về "Factory Superstars" của Warhol. "Femme Fatale" là sáng tác được dành riêng cho Edie Sedgwick theo yêu cầu của Warholl. "I'll Be Your Mirror" được lấy cảm hứng trực tiếp từ Nico[14] là một ca khúc sâu lắng và trìu mến, tương phản hoàn toàn với "Heroin". Nhiều nguồn cho rằng "All Tomorrow's Parties" cũng được Reed viết theo yêu cầu của Warhol (theo 2 tác giả Victor Bockris và Gerard Malanga trong cuốn tiểu sử Up-Tight: The Velvet Underground Story). Cho dù ca khúc thực tế có vẻ giống những lời quan sát về The Factory, Reed lại viết ca khúc này (và cả bản demo thu năm 1965) từ trước khi gặp Warhol.

Nhạc cụ

Hầu hết âm thanh của album đều được John Cale phụ trách khi anh là người có nhiều kinh nghiệm nhất nhóm. Cale, người chịu ảnh hưởng lớn từ La Monte Young, John Cage và làn sóng Fluxus, đã đề nghị ban nhạc sử dụng nhiều yếu tố kết hợp cho album này. Cale nhanh chóng tìm thấy sự ủng hộ từ Reed, người cũng có kinh nghiệm trong việc pha trộn nhiều thể loại âm nhạc. Tại đây, Reed đã "phát minh" ra ostrid guitar[gc 1] khi anh thực hiện ca khúc "The Ostrid" trong buổi thu trực tiếp ngắn với nhóm The Primitives. Cây đàn này được sử dụng trực tiếp cho ca khúc "Venus in Furs" và "All Tomorrow's Parties". Thông thường, cây guitar có thể hạ tông đồng nhất xuống một vài cung để tạo ra âm thanh ấm hơn, trầm hơn mà Cale từng gọi là vô cùng "sexy"[8].

Cale cũng sử dụng viola trong nhiều ca khúc, điển hình như "Venus in Furs" và "Black Angel's Death Song". Chiếc viola được dùng dây của guitar và mandolin, khi Cale chơi đã tạo nên tiếng giống với động cơ máy bay[13]. Cale sử dụng nhiều kỹ thuật drone[gc 2], hoặc chỉ chơi một nốt duy nhất cho cả một đoạn nhạc kéo dài. Anh thường thay đổi độ nhấn, tốc độ và đôi lúc thêm vài nốt phụ để tạo nên những hợp âm đa dạng mà vẫn giữ nguyên nốt nhạc gốc.

Bìa đĩa

Phần bìa của The Velvet Underground & Nico đã trở thành kinh điển với thiết kế quả chuối vàng bởi Andy Warhol. Những ấn bản đầu tiên của album được ghi dòng chữ "Peel slowly and see" ("Bóc thật chậm và nhìn"), và khi bóc miếng dán, chiếc vỏ chuối sẽ bong ra để lộ phần ruột màu hồng. Một hệ thống máy in đặc biệt đã được yêu cầu cho phần bìa này (một trong những lý do khiến album bị trì hoãn ngày phát hành), song MGM đã chi trả toàn bộ với hi vọng rằng mọi sản phẩm có liên quan tới Warhol đều có thể thúc đẩy việc kinh doanh[8][12]. Phần lớn các ấn bản đĩa than của album này không có thiết kế miếng dán theo kèm, và các ấn bản gốc có miếng dán trên đã trở thành những bản hiếm. Bản LP tái bản tại Nhật vào những năm 1980 trở thành những ấn bản duy nhất sau nhiều năm có thiết kế miếng dán đó. Trong bản tái bản năm 1996, hình ảnh quả chuối vàng vẫn nằm trên mặt bìa ngoài, còn hình ảnh phần ruột quả chuối được đưa vào phần bìa trong kèm CD. Năm 2008, album được chuyển thể theo dạng đĩa than nén và ấn bản này lại có miếng dán như bản gốc.

Tranh chấp về thiết kế phần bìa mặt sau

Khi album lần đầu được phát hành, phần bìa sau (chụp trong một buổi diễn của Exploding Plastic Inevitable) có hình ảnh của diễn viên Eric Emerson chiếu trên phông nền phía sau ban nhạc. Emerson bắt đầu khởi kiện vì việc sử dụng hình ảnh của anh khi không được phép, cho dù anh đã được trả tiền[8]. Trái với việc theo kiện, MGM tiến hành thu hồi toàn bộ lượng album chưa bán được và yêu cầu tẩy mờ ảnh của Emerson cho tất cả các album còn lại. Các album đó sau này được bày bán với một miếng dán hờ che đi hình ảnh của Emerson. Tuy nhiên, cuối cùng ấn bản CD vào năm 1996 đã giữ ảnh của diễn viên này như nguyên thủy.

Tranh chấp về thiết kế phần bìa mặt trước

Tháng 1 năm 2012, nhóm quyền lợi "Velvet Underground" (với Cale và Reed là 2 thành viên chính) đã khởi kiện 'Quỹ Andy Warhol về Nghệ thuật thị giác' lên Tòa án New York (S.D.N.Y.) sau khi Quỹ này cho phép hãng Incase Designs sử dụng thiết kế quả chuối vàng lên phụ kiện của iPhoneiPad. Đơn kiện bao gồm 4 luận điểm, trong đó 1 về quyền tác giả và 3 về thương hiệu.

Với lý lẽ rằng Quỹ Andy Warhol "có lẽ" sở hữu bản quyền thiết kế, nhóm quyền lợi đã yêu cầu tòa án tuyên bố rằng Quỹ trên hoàn toàn không có quyền lợi đó[18]. Về phía mình, Quỹ Andy Warhol đã đưa ra bằng chứng một "thỏa thuận không tranh chấp" với lời hứa rằng cho dù nhóm hay bất kể bên nào khác sử dụng bản thiết kế này với mục đích thương mại thì Quỹ cũng sẽ không đòi hỏi quyền lợi về bản quyền trước tòa. Ủng hộ Quỹ Andy Warhol, thẩm phán Alison J. Nathan quyết định dừng và không khởi tố vụ kiện theo đề nghị của nhóm quyền lợi. Theo ông, Hiến pháp Mỹ cho phép các tòa án liên bang nhận biết sự tồn tại của các ràng buộc hợp đồng, cho phép tiếp tục hay dừng tranh chấp về quyền lợi hợp pháp dựa trên những trường hợp cụ thể cùng các thỏa thuận đặc biệt và từ đó đảm bảo sự có mặt của tòa án để bảo vệ bên nguyên tránh bất kể phần thiệt hại nào trong quyền lợi của riêng họ. Ông cũng nhận xét rằng đơn kiện của nhóm quyền lợi không đi theo thông thường vì cho dù Quỹ tiếp tục khẳng định bản quyền chăng nữa – trong trường hợp quyền này bị cho là không hợp pháp – thì việc làm trên cũng không gây ra thiệt hại nào cho nhóm hoặc tước đi quyền sử dụng thiết kế này của họ. Thực tế, nhóm quyền lợi không đề nghị với tòa rằng họ sở hữu bản quyền này, mà họ muốn yêu cầu tòa tuyên bố Quỹ Andy Warhol không có quyền lợi đó. Sau phán quyết, Quỹ Andy Warhol cam kết không khởi tố bất kể "việc sử dụng thiết kế quả chuối vàng" bởi nhóm quyền lợi, nhóm có thể sử dụng quyền đó một cách tự do mà không thể vấp phải bất cứ cản trở nào từ Quỹ (theo điều khoản của Luật Bản quyền[gc 3]). Nếu nhóm quyền lợi đi xa hơn những điều kiện này nhưng vẫn trong khuôn khổ thương mại, chiếu theo việc Quỹ thực chất vẫn sở hữu bản quyền của bản thiết kế, quyết định của tòa án có thể sẽ vô hiệu lực. Đây là một quyết định mang tính tham khảo, và tòa án liên bang chưa từng có một án lệ tương tự. Tòa án từ đó bác đơn kiện của nhóm quyền lợi và giữ bản quyền cho Quỹ Andy Warhol.

Những vấn đề khác về thương hiệu không nằm trong khuôn khổ của vụ kiện vì có những thỏa thuận đồng thuận, và đơn kiện của nhóm quyền lợi sau đó được rút lại vào tháng 5 năm 2013[19].

Danh sách ca khúc

Tất cả các ca khúc được viết bởi Lou Reed, các sáng tác khác được ghi chú bên.

Mặt A
STTNhan đềHát chínhThời lượng
1."Sunday Morning" (Reed, Cale)Reed và Cale2:54
2."I'm Waiting for the Man"Reed4:39
3."Femme Fatale"Nico2:38
4."Venus in Furs"Reed5:12
5."Run Run Run"Reed4:22
6."All Tomorrow's Parties"Nico6:00
Mặt B
STTNhan đềHát chínhThời lượng
7."Heroin"Reed7:12
8."There She Goes Again"Reed2:41
9."I'll Be Your Mirror"Nico2:14
10."The Black Angel's Death Song" (Reed, Cale)Reed3:11
11."European Son" (Reed, Cale, Morrison, Tucker)Reed7:46

Đánh giá

Đánh giá chuyên môn
Nguồn đánh giá
NguồnĐánh giá
Allmusic[20]
BBC Music(tích cực)[21]
Chicago Tribune[22]
Robert ChristgauA[23]
Encyclopedia of Popular Music[24]
Pitchfork Media10.0/10[25]
PopMatters(tích cực)[26]
The Rolling Stone Album Guide[27]
Piero Scaruffi(9/10)[28]
Sputnikmusic4.5/5[29]

Khi lần đầu được phát hành, The Velvet Underground & Nico không có được sự đón nhận từ cộng đồng nghe nhạc và chấp nhận lỗ nặng. Việc đề cập tới những chủ đề rất tranh cãi cũng khiến nhiều ca khúc của album bị cắt xén hoặc cấm phát qua sóng phát thanh. Rất nhiều đài phát thanh đã từ chối đưa album này lên sóng, trong khi nhiều tạp chí âm nhạc cũng từ chối quảng bá nó[8]. Lý do của thất bại cũng có thể quy một phần cho Verve khi hãng này không tiến hành quảng cáo hay phát hành album theo bất cứ hình thức gây chú ý nào[8][13]. Tuy nhiên, Richie Unterberger từ Allmusic lại có những nhận xét lạc quan: "...đơn giản rằng đây là thứ âm nhạc quá mang tính thách thức với các đài phát thanh; thứ rock "underground" có lẽ thực sự được khơi nguồn từ đây, song có lẽ không bao giờ có thể vượt qua được những kỷ lục vào thời điểm đó của psychedelic vốn đang đạt tới đỉnh của mình."[30]

Album xuất hiện lần đầu tại Billboard 200 ngày 13 tháng 5 năm 1967 ở vị trí số 199, và tồn tại tới ngày 10 tháng 7 với vị trí 195. Sau đó, nó quay lại bảng xếp hạng ngày 18 tháng 11 ở vị trí 182, rồi đạt vị trí cao nhất là 171 vào ngày 16 tháng 12, trước khi rời bảng xếp hạng vào ngày 6 tháng 1 năm 1968 với vị trí 193. Khi Verve bắt đầu vụ kiện với Eric Emerson vào tháng 6 cùng năm, album đã rời khỏi bảng xếp hạng từ tận 5 tháng trước[12].

Các bài đánh giá cũng không dành nhiều sự quan tâm cho album. Một trong số ít những đánh giá được viết vào năm 1967 lại là những đánh giá tích cực từ một tờ tạp chí nhỏ có tên Vibrations[13]. Bài viết nhận xét âm nhạc như "sự tấn công đầy đặn vào đôi tai và trí não"[gc 4] cùng với đó là nhiều ghi chú về những chủ đề tối tăm xuất hiện trong hầu hết các ca khúc.

Phải tới khoảng 1 thập kỷ sau, album mới nhận được những đánh giá tích cực, đặc biệt về những ảnh hưởng của nó với sự phát triển của nhạc rock hiện đại. Robert Christgau trong bài nhận xết năm 1977 đã đối lập hoàn toàn với bài viết năm 1967 khi cho rằng "[album] ngày một cho thấy sự xuất sắc"[23]. Trong cuốn Encyclopedia of Popular Music (1998), Colin Larkin gọi đây là "một tuyển tập đầy sức mạnh" đã "giới thiệu những mê đắm cuồng dại đầy bước ngoặt của Reed, cùng với những đam mê với thứ văn hóa đường phố và cả những giới hạn vô đạo đức của sự dâm dục."[24] Tháng 4 năm 2003, tạp chí Spin xếp album ở vị trí cao nhất trong danh sách "15 album ảnh hưởng nhất mọi thời đại"[31]. Ngày 12 tháng 10 năm 2000, đài NPR đã đưa album này vào trong danh sách "NPR 100" cho "những sản phẩm âm nhạc xuất sắc nhất của nước Mỹ thế kỷ 20"[32]. Tạp chí Rolling Stone cũng xếp The Velvet Underground & Nico ở vị trí số 13 trong danh sách "500 album vĩ đại nhất" vào tháng 11 năm 2003 và gọi đây là album uyên bác nhất.

Năm 1997, album được xếp thứ 22 trong bài bình chọn "Album của thiên niên kỷ" được tổ chức bởi HMV Group, Channel 4, The GuardianClassic FM[33]. Trong cuốn The Alternative Music Almanac (1995), tác giả Alan Cross đã xếp album ở vị trí cao nhất trong danh sách "10 album alternative kinh điển". Năm 2006, The Velvet Underground & Nico được xếp ở vị trí số 42 trong danh sách "100 album vĩ đại nhất" bình chọn bởi độc giả tạp chí Q, trong khi tờ The Observer đã xếp album này ở vị trí số một trong danh sách "100 album thay đổi âm nhạc" vào tháng 7 cùng năm[34]. Cũng trong năm 2006, album cũng được có tên trong danh sách "100 album vĩ đại nhất" của tạp chí Time[35].

Hệ quả

Vì album bị đình trệ trong thời gian dài cùng với việc không có được những kết quả về thương mại, mối quan hệ giữa Reed và Warhol trở nên căng thẳng và Reed cuối cùng đã quyết định thay thế Warhol bằng người quản lý mới, Steve Sesnick. Nico vì thế cùng rời nhóm và bắt đầu sự nghiệp solo rực rỡ của mình với việc phát hành album Chelsea Girl vào tháng 10 năm 1967. Chelsea Girl bao gồm 5 ca khúc được viết bởi The Velvet Underground, trong đó có bản hit "Wrap Your Troubles in Dreams" – một trong những sáng tác đầu tay của Reed vào năm 1965 với sự trợ giúp của Cale và Morrison.

Tom Wilson tiếp tục cộng tác với nhóm cho tới năm 1967 khi đồng ý sản xuất cho họ album White Light/White Heat cũng như chính album Chelsea Girl của Nico.

Tái bản

CD

Ấn bản tái bản đầu tiên là bản CD năm 1986 với một chút thay đổi: tên của album được đưa lên phần bìa. Ngoài ra, album có thêm bản mix của ca khúc "All Tomorrow's Parties" với phần hát chính không có phần hát đè như trong bản LP gốc. Thực tế thì quyết định sử dụng phần hát đè trong bản LP gốc cũng chỉ được đưa ra vào những phút cuối cùng. Bill Levenson, người từng được tham khảo cuốn catalog của The Velvet Underground ở Verve/MGM, đã quyết định giữ lại bản hát không có phần hát đè nhằm gây bất ngờ cho người hâm mộ, song đã nhanh chóng gây thất vọng khi thực ra bản thu này đã được ghi ở phần bìa sau của CD với dòng chú thích "chưa từng phát hành"[36].

Ấn bản CD năm 1996 đã xóa toàn bộ những thay đổi trên để trở về với bản LP nguyên gốc.

Peel Slowly and See box set

Box set của ban nhạc, Peel Slowly and See (1995), đã đưa toàn bộ The Velvet Underground & Nico trong nội dung của mình. Album lần này có thêm một đĩa CD 2 trong đó bao gồm đĩa đơn "All Tomorrow's Parties" cùng 2 ca khúc của Nico trong album Chelsea Girl và đoạn trích 10 phút trong tổng số 45 phút trình diễn của ca khúc "Melody Laughter". Trong CD 1 cũng có thêm một số bản demo của nhóm từ năm 1965 với tên Ludlow Street: đây là những bản thu phác thảo đầu tiên của những ca khúc "Venus in Furs", "Heroin", "I'm Waiting for the Man" và "All Tomorrow's Parties".

Ấn bản Deluxe

Năm 2002, hãng Universal đã cho phát hành 2 đĩa trong một ấn bản Deluxe bao gồm cả bản mono lẫn stereo của toàn bộ album, cùng với 5 ca khúc trong album Chelsea Girl của Nico (đều được viết và sáng tác bởi các thành viên của The Velvet Underground) và các ấn bản đĩa đơn của "All Tomorrow's Parties", "I'll Be Your Mirror", "Sunday Morning" và "Femme Fatale". Bản demo của ca khúc không được phát hành "Miss Joanie Lee" ban đầu cũng được dự kiến cho vào trong album, song những tranh cãi về bản quyền giữa ban nhạc và Universal đã dẫn tới việc dừng phát hành ca khúc này. Chính những vấn đề trên cũng là lý do khiến ban nhạc đã hủy rất nhiều dự định cho Bootleg chính thức của mình. Tháng 4 năm 2010, Universal đã tái bản lại toàn bộ 2 đĩa, gộp lại trong 1 CD có tên "Rarities Edition".

Đĩa bổ sung 1
  1. "Little Sister" – 4:30
  2. "Winter Song" – 3:23
  3. "It Was a Pleasure Then" – 8:09
  4. "Chelsea Girls" – 7:29
  5. "Wrap Your Troubles in Dreams" – 5:09
Đĩa bổ sung 2
  1. "All Tomorrow's Parties" – 2:53
  2. "I'll Be Your Mirror" – 2:18
  3. "Sunday Morning" – 3:00
  4. "Femme Fatale" – 2:38

Ấn bản kỷ niệm 45 năm phát hành Super Deluxe

Ngày 1 tháng 10 năm 2012, Universal cho phát hành ấn bản box set 6 album[37], và đây được coi là ấn bản Deluxe đầy đủ nhất. Nó bao gồm 2 đĩa bổ sung như ở trên với các định dạng stereo và mono, đĩa 3 là toàn bộ album Chelsea Girl của Nico, đĩa 4 là toàn bộ ấn bản của Scepter Studios. Đĩa 5 và 6 bao gồm toàn bộ buổi trình diễn năm 1966 chưa từng được phát hành. Theo bài đánh giá của nhà nghiên cứu Richie Unterberger theo kèm box set, ấn bản duy nhất làm gốc cho 2 đĩa này là một cuộn băng được thâu với chất lượng tương đối khi Nico vẫn còn trong nhóm. Bài đánh giá cũng giải thích vì sao không có một DVD nào trong box set vì thời kỳ đó không có một buổi diễn nào của ban nhạc được quan tâm hay quay lại vì ban nhạc vốn có chút hiềm khích với truyền thông.

Đĩa 5
Live at Valleydale Ballroom, Columbus, Ohio, 4 tháng 11 năm 1966 (Phần 1)
  1. "Melody Laughter" (không lời) – 28:26
  2. "Femme Fatale" – 2:37
  3. "Venus in Furs" – 4:45
  4. "The Black Angel's Death Song" – 4:45
  5. "All Tomorrow's Parties" – 5:03
Đĩa 6
Live at Valleydale Ballroom, Columbus, Ohio, 4 tháng 11 năm 1966 (Phần 2)
  1. "Waiting for the Man" – 4:50
  2. "Heroin" – 6:42
  3. "Run Run Run" – 8:43
  4. "The Nothing Song" (không lời) – 27:56

Ấn bản của Scepter Studios

Một bản tổng hợp lưu trữ của Norman Dolph tại Scepter Studios đã biên tập lại nhiều bản thu tương đồng với ấn bản album cuối cùng, cho dù nhiều ca khúc không có chút gì giống với ấn bản chính thức. Bản nháp lưu trữ này được hoàn chỉnh vào ngày 25 tháng 4 năm 1966, chỉ không lâu sau bản thu chính. Phải tới nhiều thập kỷ sau nó mới được chú ý sau khi một người từ Montreal, Canada có tên Warren Hill mua lại bộ sưu tập vào tháng 9 năm 2002 khi đi mua đồ tại một phiên chợ trời ở Chelsea, Manhattan gần New York với giá vẻn vẹn 0,75$. Hill mang chiếc album kiếm được đi đấu giá tại eBay vào tháng 11[38]. Ngày 8 tháng 12 năm 2006, người thắng phần đấu giá đã trả tới 155.401$ song cuối cùng lại không thanh toán[39]. Cuối cùng, nó được đem đấu giá lại lần nữa vào ngày 16 và được trả với giá 25.200$[40].

Cho dù có tổng cộng 10 ca khúc được thu tại Scepter[8], chỉ có 9 trong số đó được đưa vào ấn bản này. Dolph nhớ lại rằng "There She Goes Again" chính là ca khúc bị thất lạc[41] (cho dù thực tế, "There She Goes Again" đã được cho vào bản LP và được ghi cho Scepter Studios).

Năm 2012, bản lưu trữ này chính thức trở thành đĩa 4 trong box set Super Deluxe kỷ niệm 45 năm phát hành album. Phần đĩa này bao gồm thêm 6 ca khúc nữa là các bản nháp thu ngày 3 tháng 1 năm 1966 tại The Factory. Ấn bản có cả bản đĩa than lẫn CD[42]. Tuy nhiên, những bản nén kỹ thuật số của album này đã được phát tán tràn lan trên internet kể từ tháng 1 năm 2007[43][44].

Đĩa 4
  1. "European Son" (bản phụ) – 9:02
  2. "The Black Angel's Death Song" (bản phụ mix) – 3:16
  3. "All Tomorrow's Parties" (bản phụ) – 5:53
  4. "I'll Be Your Mirror" (bản phụ mix) – 2:11
  5. "Heroin" (bản phụ) – 6:16
  6. "Femme Fatale" (bản phụ mix) – 2:36
  7. "Venus in Furs" (bản phụ) – 4:29
  8. "I'm Waiting for the Man" (bản phụ, ở đây được đặt tên "Waiting for the Man") – 4:10
  9. "Run Run Run" (bản phụ mix) – 4:23
  10. "Walk Alone" – 3:27
  11. "Crackin' Up/Venus in Furs" – 3:52
  12. "Miss Joanie Lee" – 11:49
  13. "Heroin" – 6:14
  14. "There She Goes Again" (cùng Nico) – 2:09
  15. "There She Goes Again" – 2:56
  • Các ca khúc từ 1-9 là những bản gốc được lưu trữ bởi Scepter Studios. Các ca khúc 1, 2, 3 và 5 được trích từ các đoạn băng thâu; các ca khúc 4, 6, 7, 8 và 9 được lấy trực tiếp từ lưu trữ.
  • Các ca khúc từ 10-15 là bản nháp thu ngày 3 tháng 1 năm 1966 tại Factory, được lấy từ băng thâu và chưa từng được phát hành.

Thành phần tham gia sản xuất

The Velvet Underground & Nico
  • John Cale – viola điện, piano, celesta trong "Sunday Morning", bass, hát nền.
  • Sterling Morrison – guitar, bass, hát nền.
  • Lou Reed – hát, guitar và ostrich guitar.
  • Maureen Tucker – định âm.
  • Nico – hát chính trong "Femme Fatale", "All Tomorrow's Parties" và "I'll Be Your Mirror"; hát nền trong "Sunday Morning".

Hòa âm được thực hiện bởi The Velvet Underground.

Ê-kíp sản xuất
  • Ami Hadami (theo Omi Haden) – kỹ thuật viên của T.T.G. Studios.
  • Gary Kellgren, Norman Dolph và John Licata – kỹ thuật viên của Scepter Studios.
  • Andy Warhol – sản xuất.
  • Tom Wilson – sản xuất hậu kỳ, sản xuất "Sunday Morning".
  • Gene Radice và David Greene – chỉnh âm, phát hành.

Các bản hát lại

Năm 2009, ban nhạc người Mỹ Beck đã thu âm lại lần lượt từng ca khúc của The Velvet Underground & Nico, sau đó cho phát hành qua một video trên trang web chính thức của mình trong dự án Record Club. Những nghệ sĩ tham gia dự án cùng Beck bao gồm Nigel Godrich, Joey Waronker, Brian LeBarton, Bram Inscore, Yo, Giovanni Ribisi, Chris Holmes và Thorunn Magnusdottir[45].

Cũng trong năm 2009, một nhóm các nghệ sĩ từ Argentina cũng đã chung tay thực hiện một album tri ân theo từng ca khúc của album. Họ cũng cùng nhau tổ chức một vài buổi trình diễn tại Buenos Aires trong dịp kỷ niệm ngày phát hành album, sau đó các bản thu được cho phép tải miễn phí qua mạng internet[46].

Ghi chú

  1. ^ Ostrid guitar là một kiểu chỉnh dây đặc biệt cho đàn guitar khi nó kéo cả sáu dây về một nốt cơ bản với các cao độ khác nhau, chẳng hạn nốt Mi là chuẩn sẽ có E-E-e-e-e'-e', hoặc Rê là chuẩn sẽ có D-D-D-D-d'-d'[8]. Kiểu đàn này cũng có cả cho tay nghịch trái[15].
  2. ^ Drone là một kỹ thuật chơi nhạc tối giản[16] trong đó sử dụng nhiều quãng ngân và lặp nốt, bè và hợp âm. Đặc trưng của kỹ thuật này là những đoạn âm thanh kéo dài với những hòa âm thay đổi theo từng đoạn nếu đem so sánh với các thể loại âm nhạc khác. Năm 2000, La Monte Young, một trong những người đầu tiên sử dụng kỹ thuật này vào những năm 60, đã gọi đây là "cốt lõi của âm nhạc tối giản"[17].
  3. ^ Ghi chú ở đây rằng việc sử dụng "thỏa thuận" chỉ bao gồm về bản quyền chứ không bao gồm những vấn đề về thương hiệu và cạnh tranh – những luận điểm khác mà Quỹ cũng đưa ra trong vụ kiện.
  4. ^ Từ nguyên gốc sử dụng là "full-fledged attack". "Full-fledged" có nghĩa là "đầy đủ lông cánh", vốn là một cụm từ hiếm dùng.

Tham khảo

  1. ^ DeRogatis, Jim (2003). Turn on Your Mind: Four Decades of Great Psychedelic Rock. Hal Leonard Corporation. tr. 79. ISBN 1617802158. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2013. ...psychedelic rock masterpiece...
  2. ^ DeRogatis, Jim (ngày 14 tháng 2 năm 2003). “Gettin' Your Groove On”. Chicago Sun-Times. tr. 26. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2013. ...this enduring art-rock masterpiece...
  3. ^ Goodman, William (ngày 16 tháng 8 năm 2011). “Listen: Feist & Friends Cover Velvet Underground”. Spin. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2013.
  4. ^ “Rolling Stone's 500 Greatest Albums of All Time”. Rolling Stone (937). ngày 11 tháng 12 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2006. Citation posted at “13) The Velvet Underground and Nico”. rollingstone.com. ngày 1 tháng 11 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2009.
  5. ^ ngày 6 tháng 3 năm 2007 - Recordings by Historical Figures and Musical Legends Added To the 2006 National Recording Registry, News from the Library of Congress, 2006 National Recording Registry - The Library Today (Library of Congress)
  6. ^ “Velvet Underground reunites -- to talk”. Reuters. ngày 9 tháng 12 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2011.
  7. ^ “Big Star: The Unluckiest Band in America”. NPR. ngày 2 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2011.
  8. ^ a b c d e f g h i j k Harvard, Joe (2007) [2004]. The Velvet Underground and Nico. 33⅓. New York, NY: Continuum International Publishing Group. ISBN 0-8264-1550-4.
  9. ^ Bockris, Victor & Malanga, Gerard (1996) [1983]. Up-tight: The Velvet Underground Story. Omnibus Press. ISBN 0-7119-5223-X.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  10. ^ "An Interview with Sterling Morrison", Fusion, ngày 6 tháng 3 năm 1970. Reproduced in All Yesterday's Parties: The Velvet Underground in Print 1966-1971, edited by Clinton Heylin (2005, Da Capo Press), p. 146.
  11. ^ Flanagan, Bill (1989). “White Light White Heat: Lou Reed and John Cale remember Andy Warhol”. Musician Magazine.
  12. ^ a b c d Bockris, Victor (2002). Uptight: The Velvet Underground Story. London: Omnibus Press. ISBN 0-7119-9170-7.
  13. ^ a b c d Heylin, Clinton biên tập (2005). All Yesterday's Parties: The Velvet Underground in Print 1966-1971 . De Capo Press. ISBN 0-306-81477-3.
  14. ^ Bockris, Victor (1994). Transformer: The Lou Reed Story. New York: Simon and Schuster. tr. 106. ISBN 0-306-80752-1.
  15. ^ Sethares (2001, tr. 53):

    Sethares, Bill (2001). “Regular tunings”. Alternate tuning guide (pdf). Madison, Wisconsin: University of Wisconsin; Department of Electrical Engineering. tr. 52–67. 2010 Alternate tuning guide, including a revised chapter on regular tunings. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2012.

  16. ^ Cox & Warner 2004, p. 301 (in "Thankless Attempts at a Definition of Minimalism" by Kyle Gann): "Certainly many of the most famous minimalist pieces relied on a motoric 8th-note beat, although there were also several composers like Young and Niblock interested in drones with no beat at all. [...] Perhaps "steady-beat-minimalism" is a criterion that could divide the minimalist repertoire into two mutually exclusive bodies of music, pulse-based music versus drone-based music."
  17. ^ Young 2000, tr. 27
  18. ^ “Opinion & Order”. Velvet Underground v. Andy Warhol Found. for the Visual Arts, Inc., 12 Civ. 00201 (AJN) (S.D.N.Y. Sept.ngày 1 tháng 7 năm 2012). Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 4 năm 2013. Truy cập Septemberngày 1 tháng 7 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  19. ^ Mervis, Scott (ngày 30 tháng 5 năm 2013). “Andy Warhol Foundation, Velvet Underground settle lawsuit over iconic banana”. Pittsburgh Post-Gazette. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2013.
  20. ^ Deming, Mark. “The Velvet Underground & Nico - The Velvet Underground”. Allmusic. Rovi Corporation. Truy cập tháng 10 ngày 31, 2004. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  21. ^ Jones, Chris (ngày 20 tháng 11 năm 2002). The Velvet Underground and Nico (Deluxe Edition) Review”. BBC Music. Truy cập tháng 6 ngày 25, 2008. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  22. ^ Kot, Greg (ngày 12 tháng 1 năm 1992). “Lou Reed's Recordings: 25 Years Of Path-breaking Music”. Chicago Tribune. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2013.
  23. ^ a b Christgau, Robert (1977). “Christgau's Consumer Guide: A Guide to 1967: The Velvet Underground and Nico. Creem. Truy cập tháng 11 ngày 23, 2011. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  24. ^ a b Larkin, Colin (1998). Encyclopedia of Popular Music. 7 (ấn bản thứ 3). Muze UK. tr. 5626-7. ISBN 1561592374.
  25. ^ Raymer, Miles (ngày 20 tháng 11 năm 2012). “The Velvet Underground: The Velvet Underground & Nico”. Pitchfork Media. Truy cập tháng 11 ngày 22, 2011. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  26. ^ Begrand, Adrien (ngày 30 tháng 7 năm 2002). “The Velvet Underground: The Velvet Underground & Nico > Music Reviews”. PopMatters. Truy cập tháng 6 ngày 25, 2008. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  27. ^ Brackett, Nathan; Hoard, Christian biên tập (2004). “The Velvet Underground”. [[The New Rolling Stone Album Guide]]. London: Fireside. tr. 847–848. ISBN 0-7432-0169-8. Truy cập tháng 11 ngày 22, 2011. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp); Tựa đề URL chứa liên kết wiki (trợ giúp) Portions posted at “The Velvet Underground > Album Guide”. rollingstone.com. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2011. Truy cập tháng 11 ngày 22, 2011. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  28. ^ Scaruffi, Piero (1999). “Velvet Underground”. pieroscaruffi.com. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2013.
  29. ^ Butler, Nick (ngày 26 tháng 6 năm 2006). “The Velvet Underground - The Velvet Underground & Nico”. Sputnikmusic. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2013.
  30. ^ Unterberger, Richie. “The Velvet Underground”. Allmusic.
  31. ^ Chuck Klosterman & Milner, Greg & Pappademus, Alex (2003). “Top Fifteen Most Influential Albums of All Time (... not recorded by the Beatles, Bob Dylan, Elvis and The Rolling Stones)”. Spin. 19 (4): 84. Truy cập tháng 11 ngày 27, 2011. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  32. ^ “NPR 100”. National Public Radio. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2010.
  33. ^ “The music of the millennium”. ngày 24 tháng 1 năm 1998. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2013.
  34. ^ “The 50 albums that changed music”. The Observer. ngày 15 tháng 7 năm 2006. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2006.
  35. ^ Tyrangiel, Josh (ngày 2 tháng 11 năm 2006). The Velvet Underground and Nico - The ALL-TIME 100 Albums”. Time. Truy cập tháng 5 ngày 16, 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  36. ^ The Velvet Underground CDs tại The Velvet Underground Web Page
  37. ^ Online article about the release Lưu trữ 2013-12-03 tại Wayback Machine at Uncut
  38. ^ Insanely Rare Velvet Underground LP on eBay for $19K at Pitchfork Media
  39. ^ Globe and Mail, "Rare acetate still seeks buyer"
  40. ^ Second auction, ended ngày 16 tháng 12 năm 2006
  41. ^ The Velvet Underground - Studio and home recordings at The Velvet Underground Web Page
  42. ^ The Velvet Underground - Bootleg LP's at The Velvet Underground Web Page
  43. ^ Velvet Underground & Nico - April 1966 (Norman Dolph Acetate) at FM SHADES
  44. ^ Velvet Underground Acetate MP3s at WFMU
  45. ^ Beck Remakes the Classics at Wall Street Journal
  46. ^ Argentina Artists Cover Velvet Underground & Nico Lưu trữ 2010-08-15 tại Wayback Machine at Sounds and Colours

Liên kết ngoài

Kembali kehalaman sebelumnya