Thống sứ Bắc Kỳ (tiếng Pháp: Résident supérieur du Tonkin) là viên chức người Pháp đứng đầu xứ bảo hộ Bắc Kỳ dưới thời Pháp thuộc. Chức vị này được lập ra vào năm 1889 để đại diện quyền lợi của Pháp và để điều hành việc cai trị.
Lịch sử
Thống soái Bắc Kỳ và Tổng sứ Trung Kỳ - Bắc Kỳ
Ngay từ trước khi Pháp chiếm được Bắc Kỳ, họ đã ấn định vị "Thống soái Bắc Kỳ" để chỉ huy Quân đoàn viễn chinh Bắc Kỳ (corps expéditionnaire du Tonkin) mở cuộc xâm lăng. Hòa ước Quý Mùi năm 1883 chính thức buộc triều đình Huế nhận sự đô hộ của Pháp ở Bắc Kỳ. Chức vụ Tổng Công sứ Trung - Bắc Kỳ (Résident général de l'Annam et du Tonkin) hay Tổng Trú sứ Trung - Nam Kỳ được đặt ra để thay mặt cho chính phủ Pháp chủ trì mọi công việc đối ngoại của triều đình Việt Nam ở cả Bắc và Trung Kỳ. Tiếng Việt vào thời điểm Hòa ước Quý Mùi, 1883 được ký kết không quen dùng "trú sứ" hay "lưu trú quan" để dịch chữ résident, nhân lại sẵn có chữ consul nên mới gọi viên chức ấy là "công sứ".[1] Chức vụ này cũng thường được gọi rút ngắn là "Tổng sứ Trung - Bắc Kỳ" hay gọi là "Toàn quyền Lưỡng Kỳ" hoặc "Toàn quyền Trung – Bắc Kỳ". Năm 1885, tướng Philippe Marie André Roussel de Courcy được cử sang Việt Nam với quyền hạn cai quản cả Bắc lẫn Trung Kỳ. Năm sau đó, Paul Bert một viên chức dân sự được cử sang kế nhiệm.
Thống sứ Bắc Kỳ
Năm 1887 khi Liên bang Đông Dương hình thành thì chức vụ Toàn quyền Đông Dương được lập nên, nắm toàn quyền cai quản cả Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và Cao Miên; tới năm 1889 chức vụ Tổng sứ Trung Kỳ - Bắc Kỳ bị bãi bỏ. Trước đó, vào năm 1886, chức vụ Thống sứ Bắc Kỳ (Résident supérieur du Tonkin) và Khâm sứ Trung Kỳ (Résident supérieur de l’Annam) được đặt ra, khi đó còn dưới quyền trực tiếp của Tổng sứ. Ngày 03 tháng 6 năm 1886, người Pháp ép vua Đồng Khánh thành lập Nha Kinh lược sứ ở Bắc Kỳ, tách xứ này khỏi quyền kiểm soát trực tiếp của triều đình Huế. Về danh nghĩa, đứng đầu xứ này là viên chức Kinh lược sứ Bắc Kỳ của triều đình Nhà Nguyễn (đầu tiên là Nguyễn Hữu Độ, rồi tới Nguyễn Trọng Hợp...); nhưng trên thực tế, quyền lực thuộc về Thống sứ Bắc Kỳ của người Pháp. Nha Kinh lược sứ ở Bắc Kỳ chỉ tồn tại tới năm 1897 rồi bị bãi bỏ, người cuối cùng đứng đầu Nha này là Hoàng Cao Khải.
Ở cấp thấp hơn, đứng đầu mỗi tỉnh ở cả Bắc Kỳ và Trung Kỳ là Công sứ (Résident) và Phó sứ (Résident adjoint). Lúc bấy giờ trực tiếp dưới quyền Thống sứ Bắc Kỳ là ba công sứ (résident):
Kể từ ngày 26 tháng 7 năm 1897, Thống sứ Bắc Kỳ kiêm nhiệm luôn việc đại diện cho triều đình Huế sau khi thực dân Pháp ép triều đình bãi bỏ chức Kinh lược sứ.[3] Địa vị này trên giấy tờ đặt viên thống sứ vào ngạch quan của triều đình Huế và có quyền cất chức hay bổ nhiệm toàn bộ phẩm trật các quan người Việt.[4]
Từ năm 1900, Thống sứ Bắc Kỳ kiêm luôn chức quản trị Quảng Châu Loan tuy đây là một nhượng địa riêng với hạn kỳ 99 năm.
Đối với Liên bang Đông Dương, Thống sứ Bắc Kỳ là một thành viên của Hội đồng Tối cao (Conseil supérieur) trợ lực cho Toàn quyền Đông Dương. Thống sứ cũng là vị chỉ huy lực lượng lính tập ở Bắc Kỳ.
Dinh Thống sứ Bắc Kỳ (tiếng Pháp: Palais du Résident Supérieur) ở cạnh vườn hoa Paul Bert (còn gọi là "Vườn hoa con cóc") gần Hồ Gươm, Hà Nội được khởi xây năm 1917 do kiến trúc sư Bussy hoạch định để làm tư dinh cho Thống sứ Pháp. Mặt trước dinh nhìn ra Boulevard Henri Rivière (nay là đường Ngô Quyền).
Dinh này chứng kiến cuộc tiếp thu chính quyền khi Khâm sai Phan Kế Toại, đại diện Đế quốc Việt Nam ra Hà Nội nhận nhậm sở vào Tháng Ba năm 1945. Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9 tháng 3 năm 1945), tòa nhà được đổi thành Phủ khâm sai Bắc Kỳ.
Tháng Tám năm 1945, lực lượng Việt Minh tụ tập ở cổng dinh và đoạt chính quyền cũng ở dinh này. Sau khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ lâm thời về làm việc tại đây cho đến ngày Toàn quốc Kháng chiến. Trong thời gian này, tòa nhà được đổi tên thành Bắc Bộ Phủ.
Ngày nay tòa nhà được đổi tên thành Nhà khách Chính phủ.
Lần thứ hai. Sau đó chuyển ra làm Khâm sứ Trung Kỳ.
Léon Jean Laurent Chavassieux
1848-1895
27 tháng 10 năm 1891 - 20 tháng 7 năm 1893
Lần thứ nhất
François Pierre Rodier
1854-1913
20 tháng 7 năm 1893 - 30 tháng 3 năm 1895
Tạm quyền từ 15 tháng 10 năm 1894
Louis Paul Luce
1856-19??
30 tháng 3 năm 1895 - 13 tháng 5 năm 1895
Tạm quyền
Léon Jean Laurent Chavassieux
1848-1895
13 tháng 5 năm 1895 - 7 tháng 6 năm 1895
Lần thứ hai. Tạm quyền
Édouard Picanon
1854-1939
18 tháng 6 năm 1895 - 17 tháng 7 năm 1895
Tạm quyền
Augustin Julien Fourès
1853-1915
18 tháng 7 năm 1895 - 9 tháng 3 năm 1896
Lần thứ nhất. Tạm quyền
Léon Jules Pol Boulloche
1855-19??
10 tháng 3 năm 1896 - 1897
Augustin Julien Fourès
1853-1915
1897 - 1904
Lần thứ hai
Jean-Henri Groleau
1859-19??
1904 - 8 tháng 3 năm 1907
Louis Alphonse Bonhoure
1865-1909
9 tháng 3 năm 1907 - 1907
Louis Jules Morel
1853-1911
1907 - 1909
Jules Simoni
????-????
1909 - 14 tháng 12 năm 1912
Léon Louis Jean Georges Destenay
1861-1915
15 tháng 12 năm 1912 - 8 tháng 6 năm 1915
Maurice Joesph Le Gallen
????-????
1915 - 1916
Jean Baptiste Édouard Bourcier Saint-Gaffray
1870-19??
1917 - 1921
Maurice Antoine François Monguillot
1874-19??
1921 - 1925
Eugène Jean Louis René Robin
????-????
1925 - 1930
Auguste Eugène Ludovic Tholance
1878-1938
1930 - 1937
Yves Charles Châtel
1865-1944
1937 - 1940
Émile Louis François Grandjean
????-????
1940 - 1941
Edouard André Delsalle
1893-1945
1909 - 1912
Jean Maurice Norbert Haelewyn
1901-1945
1942 - 1944
Sau trở thành Khâm sứ Pháp cuối cùng ở Trung Kỳ.
Camille Auphelle
1908-1945
1944 - 9 tháng 3 năm 1945
Thống sứ Pháp cuối cùng ở Bắc Kỳ.
Công sứ Nhật tại Bắc Bộ (1945)
Tên
Năm sinh - năm mất
Thời gian tại nhiệm
Chú thích
Nishimura Kumao (西村 熊雄)
1899-1980
9 tháng 3 năm 1945 - tháng 9 năm 1945
Ủy viên tại Bắc và Trung Bộ (1945-1955)
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Pháp tìm cách trở lại phục hồi quyền thống trị tại Việt Nam, vì vậy đã đặt chức vụ Ủy viên Cộng hòa Pháp tại Trung và Bắc Bộ. Chức vụ này có chức năng gần tương đương với chức vụ Tổng sứ Trung - Bắc Kỳ trước kia, nhưng đặt trụ sở ở Hà Nội.
^Bianconi, F. Cartes Commerciales Tonkin. Paris: Imprimerie et Libraire centrales dé Chemins de fer, 1886.
^Dommen, Arthur. The Indochinese Experience of the French, and the Americans, Nationalism and Communism in Cambodia, Laos, and Vietnam. Bloomington, IN: Indiana University Press, 2001. Trang 23.
^Vũ Ngự Chiêu. Political and Social Change in Viet-Nam between 1940 and 1946. Madison, WI: The University of Wisconsin, 1984. tr 67-116