Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

Tiếng Korku

Korku
कोरकू
Khu vựcTrung tâm Ấn Độ (Madhya Pradesh, Maharashtra)
Tổng số người nói727.133, 73% của dân số dân tộc
Dân tộcKorku
Phân loạiNam Á
Hệ chữ viếtDevanagari (phong cách Balbodh)[1]
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3kfq
Glottologkork1243[2]
ELPKorku
Phân bố các ngôn ngữ MundaẤn Độ, tiếng Korku ngoài cùng bên trái ở miền trung Ấn Độ

Tiếng Korku là một ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Á được nói bởi người Korku ở miền trung Ấn Độ, ở các bang Madhya Pradesh và Maharashtra. Người Korku sống trong vùng người Gond, một dân tộc Dravida, trong khi các dân tộc Munda khác sống ở miền đông Ấn Độ. Tiếng Korku là ngôn ngữ cực tây cùa ngữ hệ Nam Á.

Người Korku cũng liên hệ chặt chẽ với người Nihal có truyền thống sống ở các khu đặc biệt của các làng Korku. Tiếng Korku được nói bởi khoảng 200.000 người, chủ yếu ở bốn huyện mạn nam Madhya Pradesh (Khandwa, Harda, Betul, Hoshangabad) và ba huyện mạn bắc Maharashtra (Rajura và Korpanatahsils của Chandrapur, khu vực pahad Manikgarh gần Gadchandur của Chandrapur) (Amravati, Buldana, Akola). Số làng nói tiếng Korku đang giảm dần; ngôn ngữ này đang bị tiếng Hindi lấn át. Vì lý do này, tiếng Korku được UNESCO coi là một ngôn ngữ 'dễ thương tổn'.[3]

Từ nguyên

Tên gọi Korku xuất phát từ Koro-ku (- ku là số nhiều), Koro nghĩa là 'người, thành viên của cộng đồng Korku' (Zide 2008).[4]

Phương ngữ

Zide (2008: 256) liệt kê các phương ngữ sau.

  • Phương ngữ Kurku "chính" nói ở phía tây. Hầu hết dữ liệu có được là về tiểu phương ngữ Melghat. Các tiểu phương ngữ khác bao gồm Betul - Hoshangabad. Phương ngữ Lahi của Hoshangabad đáng chú ý vì không có số đôi.
  • Muwasi (Mowasi, Mawasi) được nói ở phía đông, tại các khu vực như huyện Chhindwara ở đông bắc Maharashtra.

Phân bố

Tiếng Korku được nói ở các khu vực sau (Zide 2008: 256):

Âm vị học

Nguyên âm

Korku có 6 nguyên âm thường: a, e, i, o, u, ɨ, và 2 hai nguyên âm mũi hoá: ɪ̃, ʊ̃.[5]

Phụ âm

Korku có 22 phụ âm.

Đôi môi Chân răng Quặt lưỡi Vòm Ngạc mềm Thanh hầu
thường bật hơi]] thường bật hơi]] thường bật hơi]]
Tắc vô thanh p t c k ʔ
hữu thanh]] b d ɟ g
Xát s
Mũi m n ŋ
Tiếp cận l j
Vỗ ɾ ɽ

Hệ thống chữ viết

Ngôn ngữ Korku được viết bằng chữ Devanagari kiểu Balbodh, cũng được sử dụng để viết tiếng Marathi.[1]

Sự nguy cấp

Việc sử dụng ngôn ngữ Korku đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi các ngôn ngữ uy tín hơn, đặc biệt là tiếng Hindi. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến ngôn ngữ mà còn cả phong tục và văn hóa của người Korku truyền thống. Một vài nhóm người Korku thành công hơn trong việc bảo tồn ngôn ngữ của họ, cụ thể là người Korku Potharia (từ dãy núi Vindhya).[6]

Cuộc điều tra dân số quốc gia năm 2001 báo cáo có 574.481 người nói tiếng Korku (một ngôn ngữ không nằm trong danh mục 8 của hiến pháp Ấn Độ).[7]

Tham khảo

  1. ^ a b Sebeok, Thomas Albert biên tập (1971). Current Trends in Linguistics. Walter de Gruyter. tr. 425. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 12 năm 2014. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “:0” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  2. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Korku”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  3. ^ “Korku”. UNESCO Atlas of the World's Languages in danger (bằng tiếng Anh). UNESCO. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2018.
  4. ^ Cust, R. N. "Grammatical Note and Vocabulary of the Language of the Kor-ku, a Kolarian Tribe in Central India." The Journal of the Royal Asiatic Society of Great Britain and Ireland. no. 2 (1884): 164 - 179. JSTOR 25196986
  5. ^ “PHOIBLE Online -”. phoible.org. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2019.
  6. ^ Fuchs, Stephen. "Thirty Korku Dancing Songs." Asian Folklore Studies. no. 1 (2000): 109-140. JSTOR 1179030
  7. ^ Sengupta, Papia. "Endangered Languages: Some Concerns." Economic And Political Weekly. no. 32 (2009): 17-19. JSTOR 25663414
  • Zide, Norman. 2008. "Korku". In Anderson, Gregory D.S (ed). The Munda languages, 256-298. Routledge Language Family Series 3.New York: Routledge. ISBN 0-415-32890-X.

Đọc thêm

  • Nagaraja, K. S. (1999). Korku language: grammar, texts, and vocabulary. Tokyo: Institute for the Study of Languages and Cultures of Asia and Africa, Tokyo University of Foreign Studies.
  • Zide, N. H. (1963). Korku noun morphology. [Chicago: South Asian Languages Program, University of Chicago.
  • Zide, N. H. (1960). Korku verb morphology. [S.l: s.n.

Liên kết ngoài

Kembali kehalaman sebelumnya