Tiếng Kơ Ho (còn viết là K'Ho hay Kaho) là ngôn ngữ chính thức của người Kaho được sử dụng rộng rãi trong khi nói và viết và đặc biệt là trong giao tiếp giữa cộng đồng người Kaho với nhau. Cũng như giữa người Kaho với một số anh em các dân tộc lân cận cùng sử dụng ngữ điệu Kaho như là: Kaho Cil, Kaho Lạch, Kaho Mạ và một số dân tộc anh em khác trong cộng đồng.... Người Kaho nhìn chung đa số sống tập trung tại Lâm Đồng, Việt Nam. Cộng đồng anh em sống rãi rác tại các huyện trong tỉnh. Ngoài ra cộng đồng người Kaho còn sống tại một số tỉnh thành như: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đồng Nai, Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh ngày nay). Một số cộng đồng người Kaho định cư và sinh sống tại nước ngoài chủ yếu là đất nước Hoa Kỳ.
Phân nhóm-phương ngữ
Có ít nhất 12 nhóm phương ngữ tiếng Cơ Ho: Chil (Cil, Til); Kalop (Tulop); Kơyon (Kodu, Co-Don); Làc (Làt, Lach); Mà (Mạ, Maa); Nồp (Nop, Xre Nop, Noup); Pru; Ryông Tô (Riồng, Rion); Sop, Sre (Chau Sơre, Xrê); Talà (To La); Tring (Trinh). Dù tiếng Mạ là một nhóm phương ngữ tiếng Cơ Ho, người Mạ tự coi mình là một dân tộc riêng.[2][3]
Trước /c/ và /ɲ/, có một âm lướt sau nguyên âm [Vʲ], nên /pwac/ ‘thịt’ phiên âm chính xác là [pwaʲc] và /ʔaɲ/ ‘tôi (đại từ ngôn thứ nhất số ít)’ là [ʔaʲɲ].
Ghép từ là một cách thường dùng để tạo từ mới trong tiếng Cơ Ho. Vài ví dụ:
muh mat ‘mặt’
< muh[muh] ‘mũi’
+ mat[mat] ‘mắt’
phe mbar ‘gạo nếp
< phe[phɛ] ‘gạo’
+ mbar[mbar] ‘dính’
oui ao ‘quần áo’
< oui[ʔoːj] ‘mền, chăn’
+ ao[ʔaːw] ‘áo’
Thêm phụ tố
Một trong những tiền tố thường dùng nhất trong tiếng Cơ Ho là tiền tố gây khiến tön-[tən-]. Nếu từ được gắn tiền tố bắt đầu bằng âm mũi thì "luật tránh cụm phụ âm mũi" được áp dụng.
Từ
Nghĩa
Dạng gắn tiền tố
Nghĩa
duh[duh]
nóng
tönduh [tənduh]
làm cho nóng, đun nóng
chöt[cʰət]
chết
tönchöt [təncʰət]
giết
ring[riŋ]
bằng, phẳng
tönring [tənriŋ]
san bằng, làm bằng
mut[mut]
vào
tömut [təmut]
cho vào, làm cho vào
muu[muːʔ]
xuống
tömuu [təmuːʔ]
hạ thấp, làm cho xuống
Nguồn tham khảo
^Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Koho-Maa”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
^ abOlsen, Neil H. (2015). “Kơho-Sre”. Trong Jenny, Mathias; Sidwell, Paul (biên tập). The Handbook of Austroasiatic Languages. Leiden: Brill..
^Le, Tan Duong (2003). A phonological comparison of Maa and Koho varieties (Luận văn). Payap University.