Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

Trà Giang (diễn viên)

Nghệ sĩ Nhân dân
Trà Giang
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa V, VI, VII
Nhiệm kỳ6 tháng 4 năm 1975 – 19 tháng 4 năm 1987
12 năm, 13 ngày
Chủ tịch Quốc hộiTrường Chinh
Nguyễn Hữu Thọ
Đại diệnNghệ An (1975–1976)
Nghĩa Bình (1976–1987)
Ủy banVăn hóa và xã hội của Quốc hội
Chức vụỦy viên
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Nguyễn Thị Trà Giang
Ngày sinh
11 tháng 12, 1942 (81 tuổi)
Nơi sinh
Phan Thiết, Bình Thuận, Liên bang Đông Dương
Quê hương
Quảng Ngãi
Giới tínhnữ
Quốc tịch Việt Nam
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Nghề nghiệpDiễn viên điện ảnh
Đại biểu Quốc hội
Gia đình
Bố mẹ
Nguyễn Văn Khánh
Chồng
Nguyễn Bích Ngọc
Con cái
Nguyễn Bích Trà
Lĩnh vựcĐiện ảnh
Danh hiệuNghệ sĩ nhân dân (1984)
Sự nghiệp điện ảnh
Năm hoạt động1962 – 1989
Đào tạoTrường Điện ảnh Việt Nam
Vai diễnNhân trong Ngày lễ Thánh
Giải thưởng
Liên hoan phim quốc tế Moskva 1973
Diễn viên nữ xuất sắc nhất
Liên hoan phim Việt Nam 1977
Nữ diễn viên chính xuất sắc
Liên hoan phim Việt Nam 1988
Nữ diễn viên chính xuất sắc
Website

Trà Giang (sinh ngày 11 tháng 12 năm 1942) là một diễn viên điện ảnh người Việt Nam, diễn viên đầu tiên tại Việt Nam đoạt giải thưởng lớn tại một liên hoan phim Quốc tế. Trà Giang từng là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa V, VI, VII. Bà tham gia nhiều bộ phim điện ảnh nổi tiếng và đoạt nhiều giải thưởng trong và ngoài nước như: Chị Tư Hậu, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm. Trà Giang được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân vào năm 1984 và là diễn viên điện ảnh đầu tiên được phong tặng danh hiệu này.[1]

Tiểu sử

Nguyễn Thị Trà Giang sinh ngày 11 tháng 12 năm 1942 tại Phan Thiết, Bình Thuận.[2] Quê quán tại phường Nghĩa Lộ, thị xã Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Cha của bà là nghệ sĩ ưu tú, nhạc sĩ Nguyễn Văn Khánh (Khánh Cao) (1918–2012) – trưởng đoàn dân ca liên khu V.[3][4] Trước khi tập kết ra Bắc năm 1954, gia đình bà sống ở Bình Lâm (thuộc Bình Thuận). Cha của bà đi công tác thường xuyên, lương của ông cũng không đủ cho cuộc sống gia đình,[5] vì vậy nên mẹ và bà ngoại của bà phải làm bánh để bán. Năm 1954, theo gia đình các cán bộ miền Nam và đoàn dân ca liên khu V, Trà Giang được đưa ra miền Bắc và theo học Trường Học sinh miền Nam tại Hải Phòng.[6]

Ngày 15 tháng 3 năm 1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh 147/SL thành lập Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam,[7][8] đánh dấu cho sự ra đời của nền điện ảnh cách mạng, nhưng phải tới 6 năm sau, bộ phim truyện đầu tiên về đề tài cách mạng mới ra đời.[9] Đến năm 1956, Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam được tách làm hai bộ phận là Xưởng phim truyện Việt Nam và Quốc doanh phát hành phim và chiếu bóng Việt Nam (nay là FAFIM Việt Nam).[10] Năm 1959, các cơ quan điện ảnh gồm Xưởng Phim truyện Việt Nam, Xưởng phim Hoạt họa và búp bê, Xưởng phim Thời sự, tài liệu Trung ương đều được tách ra từ Xưởng phim Việt Nam.[11] Lúc này Trường Điện ảnh Việt Nam cũng được thành lập,[12] khóa đầu tiên của trường kéo dài 3 năm của dưới sự đào tạo của một số đạo diễn đến từ Khối phía Đông như Nghệ sĩ nhân dân Liên Xô Ajdai Ibraghimov (ru) và một đạo diễn người Azerbaijan.[13] Trà Giang trúng tuyển và theo học lớp diễn viên khóa đầu tiên của trường cùng với Phi Nga, Lâm Tới, Tuệ Minh, Thế Anh, Anh Thái, Thụy Vân, Lịch Du, Minh Đức,...[14] Trong giai đoạn này, những diễn viên điện ảnh thời kì đầu như Danh Tấn, Trung Tín, Văn Phức, Mai Châu, Thu An,... đều từ sân khấu kịch nói chuyển sang đóng phim nên những gương mặt mới của trường chuyên về ngành diễn viên điện ảnh sẽ là trụ cột của điện ảnh Cách mạng giai đoạn sau.[12][15][16]

Trà Giang trúng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa V[17] và tiếp tục làm đại biểu quốc hội các khóa VI[18]VII[19] từ năm 1975 đến năm 1987. Bà còn là ủy viên Thường vụ Hội điện ảnh Việt Nam, Ủy viên ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.[20]

Sự nghiệp

Năm 1962, sau khi tốt nghiệp, Trà Giang về công tác tại Xưởng phim truyện Việt Nam.[5] Bà chính thức có vai diễn đầu tiên trong sự nghiệp – chị Kiên trong bộ phim Một ngày đầu thu của đạo diễn Huy Vân, bộ phim được hoàn thành và công chiếu ngay trong năm, là tác phẩm tốt nghiệp của đạo diễn Huy Vân, mặc dù vậy nhưng khi công chiếu, phim lại không gây được ấn tượng đối với khán giả.[5] Trước đó, Trà Giang và Anh Thái đã tập thử 2 vai diễn chính của vở kịch "Một ngày đầu thu" trước khi chuyển thể thành phim, nhưng khi vào phim, Anh Thái lại bị loại vì không có lợi thế về thể hình.[21]

Năm 1963, Trà Giang đóng vai chính trong phim Chị Tư Hậu của đạo diễn Phạm Kỳ Nam – đạo diễn đầu tiên của miền Bắc Việt Nam được đào tạo bài bản ở nước ngoài,[22][23] dựa trên tiểu thuyết "Một chuyện chép ở bệnh viện" của nhà văn Bùi Đức Ái,[24][25] lấy bối cảnh vùng Nam Bộ sau trận càn của quân đội Hoa Kỳ.[26] Thời điểm này kịch bản phim truyện cũng rất ít do điện ảnh cách mạng thời kỳ này còn non trẻ, văn học Cách mạng thời kỳ này cũng rất yếu, với phần lớn là truyện ngắn, rất ít truyện dài hay tiểu thuyết. Vì thế đạo diễn Phạm kỳ Nam đã dựa vào hoàn toàn cốt truyện của tiểu thuyết và đã thiết kế những góc quay đặc biệt trong việc kể lại câu chuyện của nhân vật chính, biến câu chuyện của một cá nhân thành câu chuyện của dân tộc.[27] Còn Trà Giang đã thành công khắc họa được sự đau khổ và kiên cường của người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ.[28] Bộ phim đã được trao giải Bạc và huy chương Bạc cá nhân cho Trà Giang tại Liên hoan phim quốc tế Moskva năm 1963,[29] giải Bông sen vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 2 nhân kỷ niệm 20 năm điện ảnh cách mạng Việt Nam tại Hà Nội.[26][27]

Năm 1972, Trà Giang hợp tác đạo diễn Hải Ninh trong bộ phim Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, đây là bộ phim truyện dài 2 tập đầu tiên của Việt Nam do Xưởng phim truyện Việt Nam sản xuất.[30] Vai chính Dịu trong phim được Trà Giang thể hiện.[31] Theo bà chia sẻ, trong thời gian ghi hình tại Vĩnh Linh, Quảng Trị, Trà Giang đã có dịp gặp được nữ du kích o Thảo (hy sinh năm 1972), nhờ thấy được hoạt động chiến đấu của nữ du kích, bà đã hóa thân vào vai diễn thành công.[32] Sau đó, Trà Giang cùng họa sĩ Lê Minh Hiền, đạo diễn Bùi Đình Hạc, nhà quay phim Đoàn Quốc và đạo diễn Hải Ninh đại diện Việt Nam tham dự Liên hoan phim quốc tế Moskva.[29] Năm 1973, bộ phim này được trình chiếu trong chương trình tranh giải của Liên hoan phim Quốc tế Moskva lần thứ 8 (ru).[29][33] Trà Giang đã đoạt giải diễn viên nữ xuất sắc nhất tại Liên hoan phim này.[a][29] Phim cũng được giải của Hội đồng Hòa bình Thế giới.[34][35] Năm 1973, đạo diễn Hải Ninh tiếp tục có một phim đáng chú ý khác cũng có Trà Giang hợp tác là Em bé Hà Nội, thời điểm này bà mới sinh con gái đầu lòng và đã rất nổi tiếng khi khắc họa thành công nhân vật trong hai bộ phim Chị Tư HậuVĩ tuyến 17 ngày và đêm.[36] Nhà biên kịch Hoàng Tích Chỉ đã đến thăm tận nhà và "tặng" cho bà kịch bản như là lời mời tham gia bộ phim.[37][38] Đạo diễn Hải Ninh cho biết, ngay khi đọc kịch bản, Trà Giang đồng ý nhận lời đóng phim mặc dù số tiền thù lao ít ỏi.[37][39] Ngoài hai diễn viên nổi tiếng là Trà Giang và Thế Anh, vai em bé do diễn viên Lan Hương, lúc này chỉ mới 10 tuổi, diễn xuất.[37][40] Bộ phim được xem là đã khắc họa thành công đời sống của Hà Nội trong những ngày chịu sự tấn công của Không quân Hoa Kỳ.[30][36][41] Bộ phim công chiếu lần đầu tại các rạp ở Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào năm 1974.[37] Tác phẩm đã được đem đi trình chiếu ở nhiều liên hoan phim quốc tế, nổi bật trong số đó có Liên hoan phim Quốc tế Moskva năm 1975, Liên hoan phim Việt Nam và một số hội thảo được tổ chức tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Ý,...[37][42] Tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 3 năm 1975, bộ phim đã được trao giải Bông Sen vàng cùng với tác phẩm điện ảnh Đến hẹn lại lên.[43][44][45] Trong sự kiện Liên hoan phim quốc tế Moskva lần thứ 9 tổ chức cùng năm, phim cũng nhận về bằng khen từ ban giám khảo.[46][47][48] Năm 1979, bộ phim có được giải thưởng của Mặt trận giải phóng Palestine tại Liên hoan phim Quốc tế Damascus lần đầu tiên.[37]

Năm 1976, Trà Giang tham gia phim Ngày lễ Thánh của đạo diễn Bạch Diệp, cùng với phim Cô Nhíp của đạo diễn Khương Mễ, đây là một trong những bộ phim truyện đầu tiên được ra đời sau Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, vai diễn chính trong phim giúp bà đoạt giải nữ diễn viên chính xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 4 tại Thành phố Hồ Chí Minh.[5][49] Năm 1977, bà tiếp tục được diễn Hải Ninh mời tham gia phim Mối tình đầu với vai diễn Hai Lan, dựa theo nguyên mẫu nữ tình báo, nhà cách mạng Hoàng Thúy Lan,[50] bộ phim giành giải Nhất của Tổ chức điện ảnh quốc tế của UNESCO tại Liên hoan phim Karlovy Vary năm 1978,[51] và Huy chương bạc tại Liên hoan phim Tân hiện thực ở Ý năm 1981.[52] Cả hai bộ phim trên đều được giải Bông sen bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần lượt vào năm 1977 và năm 1980.[53]

Năm 1987, Trà Giang tiếp tục đóng hai vai diễn lớn trong bộ phim Hoàng Hoa Thám và bộ phim Huyền thoại về người mẹ. Với phim Hoàng Hoa Thám, bà đã khắc họa được hình tượng nhân vật Bà Ba Cẩn – người vợ sau của tướng lĩnh Hoàng Hoa Thám, qua đó thể hiện sự "mạnh mẽ" và "kiên cường" của người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến,[54] còn với bộ phim Huyền thoại về người mẹ dựa trên cuộc đời của Bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Hường, bà đã khắc họa lên một hình tượng "tiêu biểu", "cao cả" của người phụ nữ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ.[55] Cả hai vai diễn trên đã giúp Trà Giang đoạt thêm một Giải Bông Sen cho Nữ diễn viên chính xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 8.[56][57] Năm 1989, Trà Giang tham gia bộ phim Dòng sông hoa trắng, đây là vai diễn điện ảnh cuối cùng của bà. Thời gian sau này, Trà Giang chỉ tham gia một số bộ phim video và giảng dạy tại trường điện ảnh cho đến khi nghỉ hưu.[54] Trong thập niên 1960–1980, Trà Giang được các đạo diễn giao cho nhiều vai chính trong nhiều bộ phim, hầu hết những tác phẩm mà bà góp mặt đều góp phần tạo nên tiếng vang và tên tuổi cho các đạo diễn và là gương mặt ưu ái được tham dự các Liên hoan phim Quốc tế.[58][59] Bà cũng được báo chí đánh giá là một diễn viên "tài sắc" của nền điện ảnh Việt Nam.[60] Nhiều bộ phim mà Trà Giang tham gia như Chị Tư Hậu, Làng nổi,... còn được công chiếu rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới.[61] Trong số 4 bộ phim mà Trà Giang phim hợp tác với đạo diễn Hải Ninh, trừ bộ phim đầu tiên, cả 3 bộ phim còn lại gồm Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Em bé Hà NộiMối tình đầu đều trở thành những bộ phim gây tiếng vang lớn tại các kỳ liên hoan phim, đều chiến thắng giải bông sen cho phim truyện điện ảnh cùng giải thưởng tại liên hoan phim quốc tế và được xếp vào những bộ phim "kinh điển" của điện ảnh Việt Nam.[62][36]

Sau khi nghỉ đóng phim từ thập niên 1990, Trà Giang thử sức trong lĩnh vực hội họa và đã có triển lãm tranh vào năm 2004 tại Thành phố Hồ Chí Minh.[63][64] Ngoài ra, bà còn liên tiếp 7 lần là thành viên Hội đồng Giám khảo cuộc thi Hoa hậu Việt Nam từ năm 1992 đến năm 2006.[65][66]

Vinh danh

Năm 1984, Trà Giang là một trong năm nghệ sĩ điện ảnh được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân trong đợt phong thưởng danh hiệu đầu tiên.[67][68] Trà Giang cũng là diễn viên điện ảnh đầu tiên được trao tặng danh hiệu.[69] Bà cũng từng là Ủy viên trong Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”, “Nghệ sĩ Ưu tú” tại Việt Nam (Theo Quyết định số 118/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 11 tháng 5 năm 1982).[70][71] Cùng với các đạo diễn, diễn viên gồm Nguyễn Ngọc Quỳnh, Ngô Mạnh Lân, Phương Thanh, Hải Ninh, Thanh Tú, Nguyễn Hồng Sến, Trần Vũ, Bùi Đình Hạc, Bạch Diệp, Lâm Tới; bà có tên trong Bách khoa toàn thư điện ảnh Liên Xô.[72] Năm 2007, Trà Giang trở thành người đầu tiên được Hội Điện ảnh Việt Nam tôn vinh "Thành tựu trọn đời".[73]

Tác phẩm

Điện ảnh

Năm Phim Vai diễn Đạo diễn Ghi chú Nguồn
1962 Một ngày đầu thu Kiên Huy Vân, NSND Hải Ninh [74]
Chị Tư Hậu Tư Hậu NSND Phạm Kỳ Nam [b] [75][76]
1965 Làng nổi Cô Cốm NSND Trần Vũ, NSND Huy Thành [77][58]
1966 Lửa rừng Y Đăm NSND Phạm Văn Khoa
1969 Cuộc chiến đấu vẫn còn tiếp diễn Việt Hà NSND Nguyễn Khắc Lợi, Hoàng Thái [78][79]
1972 Vĩ tuyến 17 ngày và đêm Dịu NSND Hải Ninh [c] [80][31]
1973 Bài ca ra trận Cô hiệu trưởng NSND Trần Đắc [d] [81][82]
1974 Em bé Hà Nội Mẹ Thu NSND Hải Ninh [e] [37][83]
1976 Ngày lễ Thánh Nhân NSND Bạch Diệp [f] [84][56]
1977 Mối tình đầu Hai Lan NSND Hải Ninh [g] [51][85]
1979 Người chưa biết nói Yến NSND Bạch Diệp [52][56]
1981 Cho cả ngày mai Sáu Tâm Long Vân
1984 Đêm miền yên tĩnh Bà Tám NSND Trần Phương, Nguyễn Hữu Luyện [86]
Trừng phạt Giáng Hương NSND Bạch Diệp [87][88]
1985 Đứng trước biển Chín Tâm NSND Trần Phương
1987 Huyền thoại về người mẹ Hương NSND Bạch Diệp [h] [89][90]
Hoàng Hoa Thám Bà Ba Cẩn NSND Trần Phương [57][91]
1988 Kẻ giết người Bà Phượng Hoài Linh
1989 Dòng sông hoa trắng Hiền NSND Trần Phương [54]

Truyền hình/Video

Năm Phim Vai diễn Đạo diễn Nguồn
1993 Nơi tình yêu đã chết Bà trợ lý Khiếu Nga [92]
1996 Nguyễn Thị Minh Khai Hai Mai NSND Bạch Diệp [93]
Nước mắt ban chiều [6]
Niết bàn rực cháy [6]

Giải thưởng

Năm Lễ trao giải Hạng mục Tác phẩm Kết quả Nguồn
1973 Liên hoan phim quốc tế Moskva lần thứ 8 Diễn viên nữ xuất sắc nhất Vĩ tuyến 17 ngày và đêm Đoạt giải [5][34]
1977 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 4 Nữ diễn viên chính xuất sắc Ngày lễ Thánh Đoạt giải [5][94]
1988 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 8 Huyền thoại về người mẹ
Thủ lĩnh áo nâu (Hoàng Hoa Thám)
Đoạt giải [95][57]

Đời tư

Năm 1967, Trà Giang kết hôn với Nghệ sĩ ưu tú, giáo sư violin Nguyễn Bích Ngọc, từng là phó giám đốc Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, ông là 1 trong 2 giáo sư chuyên ngành violin đầu tiên của Việt Nam.[96] Sau khi kết hôn, Trà Giang và Bích Ngọc sống ở phòng dựng phim của Hãng Phim truyện Việt Nam, sau khi bộ phận dựng phim chuyển về số 4 Thụy Khuê.[96] Họ hạ sinh một người con gái là nghệ sĩ dương cầm Bích Trà vào năm 1973, sau này bà và chồng chuyển vào Thành phố Hồ Chí Minh và sống với nhau cho đến khi ông Ngọc mất vào năm 1999.[97][98]

Tham khảo

Ghi chú

  1. ^ Đoàn phim thuộc Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
  2. ^ Phim đoạt giải Bông sen vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ II.
  3. ^ Phim đoạt giải Bông sen bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ II.
  4. ^ Phim đoạt giải Bông sen bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ III.
  5. ^ Phim đoạt giải Bông sen vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ III.
  6. ^ Phim đoạt giải Bông sen bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ IV.
  7. ^ Phim đoạt giải Bông sen bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ V.
  8. ^ Phim đoạt giải Bông sen bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ VIII.

Tham khảo

  1. ^ “Nghệ sĩ nhân dân Trà Giang”. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2010.
  2. ^ Nguyễn Trung (1998), tr. 27.
  3. ^ K.Ư. (10 tháng 6 năm 2012). “NSƯT, đạo diễn Nguyễn Văn Khánh đã ra đi”. Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2024.
  4. ^ Lâm Tô Lộc (16 tháng 7 năm 2009). “Đạo diễn Nguyễn Văn Khánh một nghệ sĩ - chiến sĩ kiên cường”. Văn nghệ Đà Nẵng. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2024.
  5. ^ a b c d e f T.D (9 tháng 4 năm 2020). "Tháng năm rực rỡ" của những nữ diễn viên xuất sắc nhất điện ảnh Việt”. Người đưa tin. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2021.
  6. ^ a b c “NSND NGUYỄN TRÀ GIANG (TRÀ GIANG)”. Hội điện ảnh TP.HCM. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2023.
  7. ^ Lê Hồng Lâm 2020, tr. 23.
  8. ^ Bành Bảo 1986, tr. 177.
  9. ^ Dạ Vũ (14 tháng 4 năm 2014). 'Chung một dòng sông' và dấu ấn lịch sử phim Việt”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2024.
  10. ^ Nguyễn Thị Hồng Ngát 2005, tr. 67.
  11. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 72.
  12. ^ a b Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 68.
  13. ^ Charlot (1991), tr. 41.
  14. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994).
  15. ^ Vũ Quang Chính (2003), tr. 19.
  16. ^ Nguyễn Trung (1998), tr. 23.
  17. ^ “Thông tin chi tiết Đại biểu Quốc hội khóa V: Nguyễn Thị Trà Giang”. Văn phòng Quốc hội. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2024.
  18. ^ “Thông tin chi tiết Đại biểu Quốc hội khóa VI: Nguyễn Thị Trà Giang”. Văn phòng Quốc hội. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2024.
  19. ^ “Thông tin chi tiết Đại biểu Quốc hội khóa VII: Nguyễn Thị Trà Giang”. Văn phòng Quốc hội. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2024.
  20. ^ “Nữ đại biểu quốc hội từ khóa I đến khóa XI”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2010.
  21. ^ “Anh Dậu đa chiều”. Tiền Phong. 28 tháng 10 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2024.
  22. ^ Trịnh Tuyết Lai (2003), tr. 256.
  23. ^ Lê Thị Bích Hồng (30 tháng 4 năm 2020). “Đạo diễn Phạm Kỳ Nam: 'Chung một dòng sông' - phim truyện đầu tiên của Việt Nam”. Báo Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  24. ^ Nguyễn Trung (1998), tr. 26.
  25. ^ Phan Bích Thủy (2012), tr. 6.
  26. ^ a b Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 213.
  27. ^ a b Lan Dương & Sharif (2020), tr. 181.
  28. ^ H.K (2 tháng 10 năm 2006). “Vai diễn để đời: Chị Tư Hậu của NSND Trà Giang”. Báo Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2024.
  29. ^ a b c d Đặng Nhật Minh (9 tháng 7 năm 2017). “Liên hoan phim Moskva: 20 năm phim Việt vắng bóng”. Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2024.
  30. ^ a b Khánh Huyền (20 tháng 8 năm 2007). “Điện ảnh Cách mạng ngày ấy”. An ninh Thủ đô. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2024.
  31. ^ a b Hà Tùng Long (30 tháng 4 năm 2017). “Những bộ phim là niềm tự hào của Điện ảnh cách mạng Việt Nam”. Báo Dân Trí. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2023.
  32. ^ Lê Thị Bích Hồng (14 tháng 12 năm 2020). “Đôi mắt 'có thần' của Trà Giang”. Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2024.
  33. ^ “Sự nghiệp đạo diễn Hải Ninh”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2015.
  34. ^ a b “8th Moscow International Film Festival (1973)”. MIFF. Bản gốc lưu trữ 16 Tháng Một năm 2013. Truy cập 25 Tháng mười hai năm 2012.
  35. ^ “Nhan sắc mê đắm lòng người của NSND Trà Giang - huyền thoại điện ảnh Việt một thời”. Báo Nghệ An. 26 tháng 4 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2021.
  36. ^ a b c Cẩm Tú (20 tháng 12 năm 2019). “Tháng 12 nhớ "cha đẻ" của "Em bé Hà Nội". Tuổi trẻ Thủ đô. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2023.
  37. ^ a b c d e f g Phương Ngọc (20 tháng 10 năm 2014). “Em bé Hà Nội - Bản hùng ca nhân văn”. Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2023.
  38. ^ Nhật Thu (22 tháng 3 năm 2022). “Nhà biên kịch Hoàng Tích Chỉ 'cần mẫn trên cánh đồng điện ảnh'. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2023.
  39. ^ Châu Mỹ (28 tháng 2 năm 2016). “Dàn diễn viên phim 'Em bé Hà Nội' sau hơn 40 năm”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2023.
  40. ^ Thu Nguyên (18 tháng 3 năm 2007). “Đạo diễn Hải Ninh nhớ "Em bé Hà Nội". Dân trí. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2023.
  41. ^ “Em bé Hà Nội: Hà thành quen mà lạ”. VietnamPlus. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2023.
  42. ^ Thanh Hằng (18 tháng 12 năm 2012). “Phim "Em bé Hà Nội" hay tiếng nói thức tỉnh lương tri”. Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2023.
  43. ^ Ngô Phương Lan 1998, tr. 301.
  44. ^ Trung Sơn (2004), tr. 105.
  45. ^ “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ III”. Thế giới Điện ảnh. 3 tháng 12 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2023.
  46. ^ Nhiều tác giả 1983, tr. 107.
  47. ^ “The little girl of Hanoi”. MUBI. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2023.
  48. ^ “1975 year” [Năm 1975]. moscowfilmfestival.ru (bằng tiếng Anh). Liên hoan phim quốc tế Moskva. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2023.
  49. ^ “Nhớ về LHP Việt Nam lần thứ 4: Nghệ sỹ Bắc – Nam lần đầu sum họp!”. Thế giới điện ảnh. 1 tháng 5 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2021.
  50. ^ Thùy Trang (20 tháng 2 năm 2019). “Khí phách của nữ tình báo Hoàng Thúy Lan”. Báo Quân đội Nhân dân. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2021. Truy cập 12 tháng 4 năm 2021.
  51. ^ a b Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 217.
  52. ^ a b Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 162.
  53. ^ Vũ Văn Việt (14 tháng 12 năm 2016). “Những bộ phim Việt đình đám nhất thời bao cấp - VnExpress”. VnExpress. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2024.
  54. ^ a b c Nguyễn Thị Hồng Ngát (2005), tr. 294.
  55. ^ Hà Văn Đạo (6 tháng 10 năm 2013). “Huyền thoại mẹ”. Nhân Dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2021.
  56. ^ a b c Linh Thu (19 tháng 8 năm 2013). “NSND Bạch Diệp qua đời”. Nhân Dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2021.
  57. ^ a b c Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 122.
  58. ^ a b Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 121.
  59. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 413.
  60. ^ Bá Nha (31 tháng 5 năm 2008). “NSND Trà Giang: Mong tân hoa hậu nâng cao vẻ đẹp tâm hồn”. Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2024.
  61. ^ Nhiều tác giả (2007), tr. 796.
  62. ^ Ngô Phương Lan (2005), tr. 114.
  63. ^ Nhật Lam (30 tháng 7 năm 2004). “Khi người làm phim vẽ tranh”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2022.
  64. ^ Châu Mỹ (14 tháng 1 năm 2016). “Trà Giang: 'Tôi tìm quên nỗi cô đơn bằng hội họa'. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2024.
  65. ^ Trọng Thịnh (15 tháng 5 năm 2010). “NSND Trà Giang: Hoa hậu quan trọng nhất phải có cái duyên”. Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2024.
  66. ^ Phan Cao Tùng (23 tháng 8 năm 2006). “NSND Trà Giang: Vẻ đẹp hình thể chưa đủ làm hoa hậu!”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2024.
  67. ^ Phạm Văn Đồng (25 tháng 1 năm 1984). “Quyết định về việc tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân và Nghệ sĩ ưu tú”. Thư viện pháp luật. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2022.
  68. ^ Văn phòng Bộ Văn hóa và Thông tin (2000), tr. 94.
  69. ^ Phan Bích Hà (2003), tr. 6.
  70. ^ Vũ Ngọc Phương, Đỗ Xuân Duy & Phạm Bá Lữ (2004), tr. 363.
  71. ^ Đỗ Văn Trụ & Phạm Vũ Dũng (2003), tr. 73.
  72. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (ngày 10 tháng 11 năm 2007). “Nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam trong Bách khoa toàn thư điện ảnh Liên Xô”. Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2009.
  73. ^ “Trà Giang – Diễn viên đầu tiên được tôn vinh 'Thành tựu trọn đời'. VietnamPlus. 18 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2024.
  74. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 209.
  75. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 212–215.
  76. ^ Lê Thị Bích Hồng, TTVH; Văn Bảy (28 tháng 8 năm 2023). “Mở kho phim về đề tài chiến tranh và hậu chiến (kỳ 3): Giữa khúc anh hùng ca”. Báo Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2024.
  77. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 223.
  78. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010a), tr. 772.
  79. ^ PV (14 tháng 1 năm 2016). “Cố bộ trưởng Trần Quốc Hoàn với văn nghệ sĩ”. Báo Công an Nhân dân. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2024.
  80. ^ Nhiều tác giả (2007), tr. 68.
  81. ^ Đặng Nhật Minh (2005), tr. 50.
  82. ^ Nhiều tác giả (2007), tr. 66.
  83. ^ Băng Châu, Mai Trang (4 tháng 7 năm 2017). “Dàn diễn viên phim "Em bé Hà Nội" sau 43 năm công chiếu”. Dân trí. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2023.
  84. ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 158.
  85. ^ Nhiều tác giả (2007), tr. 803.
  86. ^ Nhiều tác giả (2007), tr. 105.
  87. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 370.
  88. ^ Nhiều tác giả (2007), tr. 811.
  89. ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 190.
  90. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010a), tr. 817.
  91. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010a), tr. 908.
  92. ^ Lê Dân (23 tháng 6 năm 2007). “NSƯT Lê Dân: Kỉ niệm làm phim Ông cố vấn với nhà văn Hữu Mai”. Báo Sài Gòn giải phóng. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2024.
  93. ^ Ngọc Trần (21 tháng 8 năm 2013). “NSND Bạch Diệp - hai lần đò, một đời cô độc”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
  94. ^ Kim Ửng (1 tháng 2 năm 2008). “NSND Trà Giang và con đường đến với nghệ thuật”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2023.
  95. ^ “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 8 đã kết thúc”. Báo Lao Động. 13: 8. 31 tháng 3 năm 1988.
  96. ^ a b Lê Khắc Hân (27 tháng 6 năm 2017). “Ngọc-Trà-Giang: Tam tấu của cuộc đời”. Báo Công an nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2022.
  97. ^ Thanh Hải; Văn Việt (24 tháng 5 năm 2017). “Dấu ấn Nghệ sĩ dương cầm Nguyễn Bích Trà tại Anh”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Ban Truyền hình đối ngoại. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2022.Quản lý CS1: địa điểm (liên kết)
  98. ^ Cát Vũ (28 tháng 1 năm 2017). “Nghệ sĩ piano Bích Trà: Về với mẹ thôi...”. Báo Điện tử Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2022.

Nguồn

Liên kết ngoài

Read other articles:

Former Massachusetts Senator Senator Boutwell redirects here. For the Alabama State Senate member, see Albert Boutwell. George BoutwellUnited States Senatorfrom MassachusettsIn officeMarch 17, 1873 – March 3, 1877Preceded byHenry WilsonSucceeded byGeorge Hoar28th United States Secretary of the TreasuryIn officeMarch 12, 1869 – March 16, 1873PresidentUlysses S. GrantPreceded byHugh McCullochSucceeded byWilliam RichardsonMember of the U.S. House of Representati...

 

Société Rochet Rechtsform Société Gründung 1899 Auflösung 1910 Sitz Paris, Frankreich Branche Automobilindustrie Rochet von 1901 Die Société Rochet war ein französischer Hersteller von Automobilen.[1][2][3] Inhaltsverzeichnis 1 Unternehmensgeschichte 2 Modelle 3 Literatur 4 Weblinks 5 Einzelnachweise Unternehmensgeschichte Die Compagnie Générale des Cycles et Autos, später umbenannt in Société Rochet, begann 1899 in Paris mit dem Bau von Automobilen. Der ...

 

Castillo de Esponellá Bien de interés culturalPatrimonio histórico de España LocalizaciónPaís España EspañaComunidad Cataluña CataluñaProvincia GeronaGeronaLocalidad EsponelláDatos generalesCategoría MonumentoCódigo RI-51-0005893[1]​Declaración 8 de noviembre de 1988Estilo arquitectura militar[editar datos en Wikidata] El Castillo de Esponellá es un castillo situado en Esponellá, en el Pla de l'Estany. Este castillo, que fue erigido en castillo fronte...

Engraving of Matthew Wesenbeck from an evangelical church in Wittenberg, Germany Matthew Wesenbeck (Dutch: Mattheus van Wesenbeek; French: Mathieu Wesembeke; Latin: Matthaeus Wesenbecius) (25 October 1531 – 5 June 1586) was a Belgian jurist and a student of Gabriel Mudaeus. His Latin surname was also spelled Wesembecius or Vesembecius. Wesenbeck was a Protestant writer widely known and cited during his time.[1] He taught at Jena and Wittenberg.[2] Works Paratitla in Pandecta...

 

2011 studio album by CakeShowroom of CompassionStudio album by CakeReleasedJanuary 11, 2011Recorded2009–2010StudioUpbeat Studio, Sacramento, California[1]GenreExperimental rock, alternative rock, classical, avant-gardeLength40:24LabelUpbeat[2]ProducerCakeCake chronology B-Sides and Rarities(2007) Showroom of Compassion(2011) Live from the Crystal Palace(2014) Singles from Showroom of Compassion Sick of YouReleased: September 2010[3] Long TimeReleased: March 1...

 

إفونتار تقسيم إداري البلد المغرب  الجهة سوس ماسة الإقليم تيزنيت الدائرة تزنيت الجماعة القروية سيدي بو عبد اللي المشيخة تمجاض السكان التعداد السكاني 126 نسمة (إحصاء 2004)   • عدد الأسر 24 معلومات أخرى التوقيت ت ع م±00:00 (توقيت قياسي)[1]،  وت ع م+01:00 (توقيت صيفي)[1]  ت�...

Elm cultivar Ulmus americana 'Vase''Vase' in Madison, Wisconsin, 1987SpeciesUlmus americanaCultivar'Vase'OriginIllinois, US The American Elm cultivar Ulmus americana 'Vase' was selected and propagated in the early 20th century[1] by the Klehm Nurseries, Arlington Heights, Illinois, who advertised it at first as Ulmus americana 'Urnii', 'Klehms' American Vase-Shaped Elm', listing it, along with its stablemate Ulmus americana 'Moline', as a novelty in 1926,[2] and describing bot...

 

H.Aminullah UsmanS.E.Ak., M.M.Aminullah Usman sebagai Wali KotaWali Kota Banda Aceh ke-12Masa jabatan7 Juli 2017 – 7 Juli 2022PresidenJoko WidodoGubernurIrwandi YusufNova IriansyahWakilZainal ArifinPendahuluIlliza Sa'aduddin DjamalPenggantiBakri Siddiq Informasi pribadiLahir1 Agustus 1958 (umur 65) Seuradek, Woyla Timur, Aceh Barat, AcehKebangsaan IndonesiaPartai politik  PANSuami/istriNurmiatyAlma materUniversitas Syiah KualaSunting kotak info • L...

 

Tenkodogo Plaats in Burkina Faso Situering Provincie Boulgou Coördinaten 11° 46′ NB, 0° 22′ WL Algemeen Inwoners (2006) 40.839 Foto's Portaal    Afrika Tenkodogo is een stad in Burkina Faso en is de hoofdplaats van de provincie Boulgou. Tenkodogo telde in 2006 bij de volkstelling 40.839 inwoners. De stad is sinds 2012 de zetel van het rooms-katholieke bisdom Tenkodogo. Geboren in Tenkodogo Fanta Régina Nacro (1962), filmmaakster Geplaatst op:17-01-2009 Dit artikel is...

هذه المقالة يتيمة إذ تصل إليها مقالات أخرى قليلة جدًا. فضلًا، ساعد بإضافة وصلة إليها في مقالات متعلقة بها. (مايو 2021) بيلين سانتشيث خيمينيث معلومات شخصية اسم الولادة (بالإسبانية: Belén Sánchez Jiménez)‏  الميلاد 24 ديسمبر 1972 (العمر 50 سنة)مدريد مواطنة إسبانيا  الحياة العملية المهن...

 

South African puppetry company Handspring Puppet CompanyTypePuppetry performance and scenic designFounded5 February 1981FounderAdrian Kohler, Basil Jones, Jon Weinberg and Jill Joubert[1]HeadquartersCape Town, South AfricaKey peopleAdrian Kohler and Basil JonesWebsitewww.handspringpuppet.com The Handspring Puppet Company is a puppetry performance and design company established in 1981 by Adrian Kohler, Basil Jones, Jon Weinberg and Jill Joubert.[2] It is based in Cape Town, So...

 

American film and television actor This article is about the actor who lived 1930-2007. For the actor who lived 1891-1957, see Jimmy Callahan (actor). James T. CallahanCallahan as seen in the opening credits of Charles in ChargeBornJames Thomas CallahanOctober 4, 1930Grand Rapids, Michigan, USDiedAugust 3, 2007(2007-08-03) (aged 76)Fallbrook, California, USSpouse Peggy Cannon ​(m. 1994)​ James Thomas Callahan (October 4, 1930 – August 3, 2007) was an Americ...

District of Karnataka in IndiaRaichur districtDistrict of KarnatakaRaichur district montage Clockwise from top left:Ek Minar Masjid in Raichur, Sunflower fields near Buddinni, Raichur Thermal Power Station, Channamma Circle Sindhanur, Mudgal fort, Mavina kere(lake) in Raichur, outer view of Rock edicts of Ashoka at Maski.Location in KarnatakaRaichur districtCoordinates: 16°13′N 77°21′E / 16.21°N 77.35°E / 16.21; 77.35Country IndiaStateKarnatakaDivisionGulb...

 

American levels of education This graph shows the educational attainment since 1940.[1] Proportion of Americans with an Advanced degree (e.g. Master's, Doctorate) in each U.S. state, the District of Columbia, and Puerto Rico as of the 2021 American Community Survey Proportion of Americans with a bachelor's degree or higher in each U.S. state, the District of Columbia, and Puerto Rico as of the 2021 American Community Survey Proportion of Americans with a high school diploma or higher ...

 

Defunct American motor vehicle manufacturer FiberfabIndustryAuto manufacturingPredecessorSports Car EngineeringFoundersWarren Harding GoodwinJohn E. HeblerFateAcquiredProductsAutomobile body kits and complete cars. Fiberfab was an American automotive manufacturer established in 1964. Starting with accessories and body parts, they progressed to making kit cars and fully assembled automobiles. They became one of the longest lasting kit car manufacturers.[1] Corporate history Sports Car ...

Municipality in Koshi Pradesh, NepalSuryodaya Municipality सूर्योदय नगरपालिकाMunicipalitySunrise seen from Shree Antu, IlamSuryodaya MunicipalitySuryodaya Municipality in Koshi PradeshShow map of Koshi ProvinceSuryodaya MunicipalitySuryodaya Municipality (Nepal)Show map of NepalCoordinates: 26°53.45′N 88°3.90′E / 26.89083°N 88.06500°E / 26.89083; 88.06500Country   NepalProvinceKoshi PradeshDistrictIlamEstablished...

 

Russian synchronized swimmer Mariya GromovaNatalia Ishchenko, Anastasia Davydova and GromovaPersonal informationFull nameMariya Igoryevna GromovaNationality RussiaBorn (1984-07-20) 20 July 1984 (age 39)Moscow, Russian SFSR, Soviet UnionHeight1.72 m (5 ft 8 in)Weight61 kg (134 lb)SportSportSwimmingStrokesSynchronized swimmingClubDynamo Moscow Medal record Women's synchronized swimming Representing  Russia Event 1st 2nd 3rd Olympic Games 3 0 0 World ...

 

أولد ميل كريك   الإحداثيات 42°25′19″N 87°58′57″W / 42.4219°N 87.9825°W / 42.4219; -87.9825  تقسيم إداري  البلد الولايات المتحدة[1]  التقسيم الأعلى مقاطعة ليك، إلينوي  خصائص جغرافية  المساحة 10.82 ميل مربع  عدد السكان  عدد السكان 162 (1 أبريل 2020)[2]178 (1 أبريل 2010) ...

名人戦 第7期名人戦の様子棋戦の分類 タイトル戦開催概要開催時期 4月 - 6月初回開催 1935年~1937年(第1期名人決定大棋戦は2年間)持ち時間 9時間(2日制)番勝負 七番勝負主催 毎日新聞社朝日新聞社日本将棋連盟協賛 大和証券グループ本社公式サイト 名人戦・順位戦:日本将棋連盟記録現名人 藤井聡太(第81期)永世資格者 木村義雄(十四世名人)大山康晴(十五世�...

 

PM SatheeshLahirKollam, Kerala, IndiaKebangsaanIndiaPekerjaanPerancang suara filmTahun aktif1998–sekarangSitus webfireflyspostsound.com PM Satheesh adalah seorang perancang suara, penyunting suara dan penata suara asal India. Pada 1999, ia meraih Penghargaan Film Nasional untuk rekaman dan rancangan suara terbaik atas karyanya pada Kumar Talkies Diarsipkan 2011-07-11 di Wayback Machine.. Ia berkarya dalam perfilman Hollywood, Hindi, Telugu, Tamil dan Malayalam.[1] Referensi ^ M...

 
Kembali kehalaman sebelumnya