Bài viết này hiện đang gây tranh cãi về tính trung lập. Có thể có thảo luận liên quan tại trang thảo luận. Xin đừng xóa bảng thông báo này cho đến khi kết thúc hoặc đạt được đồng thuận trong vấn đề này.
Trần Quý Kiên (1911-1965) là một nhà cách mạng Việt Nam , (bị thực dân Pháp giam cầm 11 năm tù). Ông thuộc lớp đảng viên đầu tiên thời lập quốc '1930' và cũng là lớp lãnh đạo sớm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông từng giữ các chức vụ Bí thư Thành ủy Hà Nội -Thường Vụ xứ ủy Bắc Kỳ (1938-1940) , Bí Thư khu ủy chiến khu Quang Trung , Bí thư Liên Tỉnh kháng chiến Quảng Hồng - kiêm bí thư tỉnh ủy Quảng Yên (Quảng Ninh) 1946 , Bí Thư Liên Chi - Trưởng ban căn cứ địa trung ương Việt Bắc ATK (An Toàn Khu thủ đô của Cách mạng) , Phó Ban Tổ Chức Trung Ương 1951 , Bí Thư 'đầu tiên' Đảng ủy khối các cơ quan trung ương -Thứ trưởng - Phó văn phòng Thủ tướng (của Thủ tướng Hồ Chí Minh 1950[1][2][3]. Huân Chương Sao Vàng.
Tiểu sử
Ông tên thật là Đinh Xuân Nhạ (Trần Quý Kiên, Dương Văn Ty). Sinh năm 1911 tại Bến Nứa, Hà Nội. Quê gốc xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Nội).
Tham gia cách mạng năm 1929, vào đảng 5/1930 Trần Quý Kiên thuộc thế hệ Đảng viên 'đầu tiên'. Kể từ khi trở thành người cộng sản, ông hoạt động cách mạng 'liên tục' và là 'lớp lãnh đạo sớm của Đảng'. Là Ủy Viên xứ ủy Bắc Kỳ 1937 , rồi Thường vụ xứ ủy Bắc Kỳ - Bí Thư Thành ủy Hà Nội 1938-1940 Trần Quý Kiên đã có những đóng góp quan trọng, to lớn vào công tác xây dựng lực lượng của Đảng, để tiến tới đập tan ách đô hộ của thực dân, phát xít giành độc lập dân tộc. Bị thực dân Pháp giam cầm 11 năm [4][5][6] tại 6 Nhà tù Hỏa Lò, Nhà tù Sơn La[7][8][9] , Hải Phòng, Bắc Giang, Thái Nguyên, Nghĩa Lộ. Ông đã cùng với các đồng chí tiền bối ưu tú của đảng nêu cao bản lĩnh cách mạng kiên cường, sức sống mãnh liệt trong ngục tù thực dân đế quốc: 1931 Trần Quý Kiên và đồng chí Lê Duẩn ( Tổng Bí thư của Đảng 1960-1986), Lê Thanh Nghị, Khuất Duy Tiến....đấu tranh "lưu huyết" tại nhà tù Hải Phòng (9 tù nhân đã bị địch giết hại). 1932 Trần Quý Kiên và đồng chí Trường Chinh ( Tổng Bí thư của Đảng 1941-1956) Bùi Vũ Trụ, Trần Bảo....làm báo cách mạng tại nhà tù Hỏa Lò. 1933 Trần Quý Kiên, Lê Duẩn, Trường Chinh, Khuất Duy Tiến, Trịnh Đình Cửu... trong nhóm 22 người cộng sản cầm đầu tù nhân đấu tranh tại nhà tù Sơn La ( hơn 30 tù nhân hy sinh, Trần Quý Kiên bệnh nặng, không cử động được, cận kề cái chết). 1935-1936 Trần Quý Kiên, Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Đặng Việt Châu... đã thành lập chi bộ đảng 'bí mật' tại nhà tù Sơn La (để đứng sau chỉ đạo hội đồng Thống Nhất tổ chức đời sống cho tù nhân). 1942-1943 Trần Quý Kiên, Trần Quốc Hoàn.... lãnh đạo tù nhân ở nhà lao Bắc Giang Đòi cải thiện chế độ nhà tù tới thắng lợi. 2/1944 Trần Quý Kiên lãnh đạo hướng dẫn 150 tù nhân chính trị Từ Hỏa Lò lên Sơn La an toàn.11/1944 Trần Quý Kiên, Văn Tiến Dũng và Lê Đức Thọ Hội ngộ trong nhà tù Hỏa Lò. 9/5/1945 Nhật đảo chính Pháp Trần Quý Kiên cùng các đồng chí vượt ngục tại Nghĩa Lộ.
1936 Ra tù sau 6 năm bị giam cầm trong ngục tù của Thực Dân Pháp 'lần 1'. Trần Quý Kiên có những cống hiến to lớn trong việc xây dựng lực lượng của đảng và cách mạng, là một trong ba người 'đầu tiên chủ chốt' đứng ra thành lập Xứ ủy Bắc Kỳ 'lâm thời' 1936, tham gia phát triển và thành lập lại xứ ủy Bắc Kỳ 'chính thức' 3/1937, thành lập liên Xứ Ủy Bắc kỳ- Bắc Trung Kỳ 11/1937 và xây dựng lại 'một loạt' tổ chức Đảng 'quan trọng' ở Bắc Kỳ đã bị giặc Pháp phá vỡ (1937-1938) :
- 8/1936 ba đồng chí Trần Quý Kiên, Nguyễn Văn Cừ (Tổng Bí Thư của đảng 1938-1940) và Nguyễn Văn Minh (một đảng viên vừa tốt nghiệp trường đảng Phương Đông ở Nga về) tổ chức cuộc họp tại Gia lâm(Hà Nội) thành lập ra cơ quan lãnh đạo "lâm thời" của Xứ ủy Bắc Kỳ .[10][11] lấy tên là 'Ủy Ban Sáng Kiến'. Dưới sự chỉ đạo của 'Ủy Ban Sáng Kiến' Các tổ chức Đảng được thành lập lại ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định... Lực lượng của đảng phát triển mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng.[12]
- 3/1937 các đồng chí : Trần Quý Kiên, Trường Chinh, Tô Hiệu, Nguyễn Văn Cừ, Lương Khánh Thiện, Nguyễn Văn Minh, Hoàng Quốc Việt.... đã mở một cuộc họp thành lập lại Xứ Ủy Bắc Kỳ. Bầu Đồng chí Hoàng Tú Hưu làm bí thư xứ ủy.
- 3/1937 Thành ủy Hà Nội được tái lập, đồng chí Lương Khánh Thiện-thường vụ xứ ủy Bắc Kỳ trực tiếp làm Bí thư, tham gia thành ủy còn có các đồng chí : Trần Quý Kiên (xứ ủy viên Bắc Kỳ -thường vụ Thành ủy Hà Nội- phụ trách về tổ chức), Nguyễn Văn Phúc, Nguyễn Mạnh Đạt (tức Lộc ái), Tạ Quang sần, Nguyễn Trọng Cảnh(Trần Quốc Hoàn).... Phạm vi chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội lúc này gồm cả sơn tây và Hà Đông.
- 4/1937 Trần Quý Kiên cùng Hoàng Quốc Việt là hai Xứ Ủy viên được Xứ Ủy cử xuống 'trực tiếp tăng cường' cho công tác khôi phục lại tổ chức Đảng ở Hải Phòng [13][14]. Tại ngõ đá, Phố Cát Dài. Trần Quý Kiên cùng Nguyễn Văn Linh ( Tổng Bí thư của Đảng 1986-1991), Nguyễn Văn Vượng, Hoàng Văn Trành, Tư Thành...tổ chức hội nghị thành lập lại Thành Ủy Hải Phòng. Bầu đồng chí Nguyễn Công Hòa làm Bí thư Thành ủy. Qua thời gian tìm hiểu kỹ mọi mặt và trình độ của Đảng viên, Trần Quý Kiên đã tiến hành thành lập lại chi bộ nhà máy xi măng Hải Phòng. Đồng thời ông Trần Quý Kiên cũng tổ chức củng cố và xây dựng lại Chi bộ Đảng nhà máy tơ Hải Phòng.
- 11/1937 Ông tham gia thành lập liên Xứ Ủy Bắc Kỳ - Bắc Trung Kỳ. Đồng thời Lúc này tại Hà Nội 'Nhóm' Ba ông Trần Quý Kiên, Nguyễn Văn Cừ và Nguyễn Văn Minh cũng thành lập ra "Ủy Ban Hành Động" Làm nhiệm vụ của xứ ủy Bắc Kỳ.
- 1938 Trần Quý Kiên trực tiếp về thành lập chi bộ đảng nòng cốt đầu tiên của hai tỉnh Sơn Tây & Hà Đông.[15] Công nhận "chi bộ dự bị" Đa Phúc do đồng chí Phan Trọng Tuệ làm bí thư là "chi bộ chính thức" của đảng. Ông giao nhiệm vụ cho chi bộ lãnh đạo phong trào cách mạng trong nhân dân tỉnh Sơn Tây và hoạt động theo sự chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội.
- 15/5/1938 tại tỉnh Hà Đông. Trần Quý Kiên trực tiếp thành lập "chi bộ ghép" La cả - Đại mỗ - Thượng Phát, kết nạp ba đảng viên mới và cử đồng chí Dương Nhật Đại làm bí thư chi bộ, Ông thay mặt Xứ Ủy giao nhiệm vụ cho Chi bộ lãnh đạo phong trào cách mạng toàn tỉnh, đồng thời lập ban vận động thành lập Đảng bộ tỉnh Hà Đông .[16]
- 10/1939, đồng chí Trần Quý Kiên cùng với đồng chí Lương Khánh Thiện đã trực tiếp xây dựng căn cứ "bí mật"của Đảng tại Phù Ninh - Phú Thọ và "gieo những hạt giống cách mạng đầu tiên" với hai cơ sở cách mạng là Trạm Thản, Cẩm Sơn. ( đánh dấu mốc về sự ra đời của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ).
- 15/05/1945 ông Trần Quý Kiên triệu tập hội nghị thành lập tỉnh ủy 'lâm thời' tỉnh Ninh Bình cử đồng chí Lê Thành (tức Nguyễn Văn Mộc) làm bí thư tỉnh ủy.Tăng Cường thêm đồng chí Lương Nhân (một cán bộ vừa tù ra, phụ trách về quân sự). Ba tháng sau 20/8/1945 các đồng chí trong 'Tỉnh ủy lâm thời' do ông thành lập đã lãnh đạo cướp chính quyền thành công tại địa phương.
Năm 1938 bộ máy Thành ủy Hà Nội "Kiện Toàn" Ông Trần Quý Kiên được bầu là Bí Thư Thành ủy Hà Nội, Đảng cũng bổ sung thêm hai đảng viên từ phong trào công nhân là Văn Tiến Dũng và Nguyễn Văn Trân vào thành ủy Hà Nội. 4/1938 Ông vào ban lãnh đạo cao nhất là Ban Thường vụ Xứ Ủy Bắc Kỳ với Hoàng Văn Thụ và Lương Khánh Thiện[17] .Ở cương vị thường vụ xứ ủy Bắc Kỳ - Bí thư Thành ủy Hà Nội, ông đã chỉ đạo phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động bí mật và hoạt động báo chí công khai của đảng( ở thời điểm này do đồng chí Trường Chinh - xứ ủy viên bắc kỳ phụ trách). Do vậy phong trào cách mạng, cơ sở Đảng và số lượng Đảng viên phát triển mạnh mẽ.....
Tháng 7/1939 thực dân Pháp khủng bố gắt gao, chỉ trong 2 tháng chúng đã tổ chức vây bắt khám xét nơi ở và cơ quan làm việc của đồng chí Trần Quý Kiên ( Bí thư thành ủy Hà Nội- Thường vụ Xứ Ủy Bắc Kỳ ) 2 lần, nhưng ông thoát được. Giữa tháng 9/1939 ông nhận nhiệm vụ "xây dựng căn cứ bí mật "của Đảng" tại Phú Thọ. Đồng chí Nguyễn Mạnh Đạt (tức Lộc ái ) thay ông làm Bí thư Thành ủy Hà Nội và Đồng chí Trần Quốc Hoàn được phân công làm phó bí thư.Tháng 6/1940 ông bị thực dân Pháp bắt 'lần thứ hai' tại Bắc Giang.[18]
9/3/1945 vượt ngục (sau 5 năm bị Pháp giam cầm 'lần hai') [19] Trần Quý Kiên đã đóng góp quan trọng vào thành công của cách mạng tháng 8/1945 của đất nước : Là Bí Thư Khu Ủy (đầu tháng 4 năm 1945) Phụ trách 5 tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa (thuộc Chiến khu Quang Trung) cùng hai tỉnh nữa là Sơn La, Lai Châu". Ông đã cùng đồng chí Văn Tiến Dũng (ủy viên thường trực ủy ban quân sự Bắc Kỳ) lãnh đạo xây dựng lực lượng tiến tới giành chính quyền ở ba tỉnh (Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa). Sau đó Ông làm đại diện cho Xứ Ủy Bắc Kỳ trực tiếp lãnh đạo cướp chính quyền tại hai tỉnh Sơn La và Lai châu.[20].[21]
Cách mạng tháng 8 thành công Ông là bí thư tỉnh ủy Quảng Yên (Quảng Ninh)1946, Bí Thư khu ủy liên tỉnh kháng chiến Quảng Hồng, Ủy viên thường vụ phụ trách ban kiểm tra đảng ủy Liên Khu 3, phụ trách Hải Dương, Hưng Yên, Kiến An, Thái Bình, rồi bí thư Đảng ủy khối dân chính đảng Trung ương trực tiếp lãnh đạo xây dựng phát triển Căn Cứ Địa Trung Ương Việt Bắc(ATK Thủ đô của kháng chiến), góp phần to lớn vào công cuộc kháng chiến 9 năm gian khổ của dân tộc.[22]
Trong quá trình hoạt động cách mạng của mình Ông đã trực tiếp giác ngộ, bồi dưỡng và kết nạp đảng nhiều chiến sĩ cách mạng, mà sau này trở thành những cán bộ ưu tú của đảng như : Văn Tiến Dũng (đại tướng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng), Hoàng Minh Giám (bộ trưởng bộ Ngoại giao), "toàn bộ chi bộ dự bị" của đ/c Phan Trọng Tuệ (tư lệnh đầu tiên của lực lượng công an vũ trang, Phó Thủ tướng Chính phủ), Dương Nhật Đại (Bí thư Thành ủy Hà Nội 9/1949). Bùi Thọ Chuyên (bí thư châu ủy Mộc Châu, bí thư tỉnh ủy Sơn La).
1953 bệnh nặng , Ông được Đảng và Chính phủ đưa đi chữa bệnh ở nước ngoài một thời gian dài. Về nước, ông thay mặt Chủ tịch nước Hồ Chí Minh điều tra sửa sai trong công tác cải cách ruộng đất tại tỉnh Vĩnh Phúc.[23].[24] Ông mất tại Hà Nội năm 1965 do bệnh nặng.
Vinh danh
Tên ông được đặt cho 4 con đường tại 4 thành phố lớn của đất nước :
Vợ ông là bà Lê Thị Tấn (tức Nguyễn Thị Đáp). Bà đã một mình thay ông đùm bọc nuôi dạy sáu người con trưởng thành khôn lớn. Bà cũng là một chiến sĩ cách mạng được trao tặng Huân chương Kháng chiến hạng nhất, Huy chương Kháng chiến hạng nhất và Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.
^Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội, Lịch sử Đảng bộ Hà Nội (1930-2000), Nxb Hà Nội, 2004, tr.70; Lịch sử Đảng bộ Hà Nội 1926-1945, Nhxb Chính trị quốc gia - Sự thật,2012, tr.160, 162.
^a. Đảng bộ thành phố Hà Nội: Dấu ấn qua các kỳ đại hội, Báo Hà Nội mới đăng ngày 01/11/2015; b. Tài liệu xây dựng cơ quan lãnh đạo cấp trung ương, Xứ ủy của Đảng thời kỳ 1930-1945, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia; c. Theo trang 160, 162 cuốn Lịch sử Đảng bộ Hà Nội 1926-1945, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật 2012; d. [1] Đồng chí Phan Trọng Tuệ, người con ưu tú của quê hương Hà Nội
^Lịch sử Đảng bộ quận Hà Đông (1926-2010) trang 155.
^a. Tư liệu lưu trữ của Viện lịch sử Đảng (giấy xác nhận ngày 14/4/2016); b. Theo trang 160, 162 cuốn Lịch sử Đảng bộ Hà Nội 1926-1945, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật 2012
^Trang 172, 174 Hồi ký "Từ trong bão táp" của Đại tướng Văn Tiến Dũng, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân 1990
^a. Tư liệu Ban Tổ chức Trung ương Đảng CSVN (giấy xác nhận 283 TC/TW 25/4/1997); b. Trang 217-221 Hồi ký "Từ trong bão táp" của Đại tướng Văn Tiến Dũng, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân 1990
^a. Thủ lĩnh Lò Văn Hặc, Báo Quân đội nhân dân ngày 08/05/2014; b. Trang 38-50 Hồi ức "Từ Đồng Quan đến Điện Biên" của Đại tướng Lê Trọng Tấn, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân 1994