Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

Tạm ước Việt – Pháp

Hồ Chí Minh và Marius Moutet bắt tay sau khi ký Tạm ước Việt – Pháp

Tạm ước Việt – Pháp hay Thỏa hiệp án Việt – Pháp[1] là một ký kết tạm thời (thuật ngữ ngoại giao viết theo tiếng Latinh: modus vivendi) được ký ngày 14 tháng 9 năm 1946 giữa đại diện Cộng hòa PhápMarius Moutet và đại diện Việt Nam Dân chủ Cộng hòaHồ Chí Minh. Tạm ước này có thể coi là thành quả mà hai bên Pháp và Việt Nam đạt được tại Hội nghị Fontainebleau tuy hội nghị chính không mang lại thỏa thuận.

Bối cảnh và diễn tiến

Hồ Chí MinhPhạm Văn Đồng tại Paris, 1946.

Từ ngày 19 tháng 4 đến ngày 11 tháng 5 năm 1946 tại Đà Lạt, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tổ chức một hội nghị trù bị, gặp gỡ giữa 2 phái đoàn Việt và Pháp để chuẩn bị cho Hội nghị Fontainebleau chính thức khai mạc vào tháng 7 năm 1946.

Ngày 31 tháng 5 năm 1946, phái đoàn chính phủ do Phạm Văn Đồng dẫn đầu khởi hành sang Pháp tham dự Hội nghị Fontainebleau. Cùng đi với đoàn có Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng lên đường sang Pháp tiếp xúc với chính giới Pháp và cộng đồng người Việt tại Pháp, sau khi nhận lời mời của Chính phủ nước Cộng hòa Pháp. Trên đường sang Pháp, đoàn dừng chân tại các nước Miến Điện (31-5), Ấn Độ (từ ngày 1 đến ngày 5-6), Irắc (6-6), Ai Cập (từ ngày 7 đến ngày 10-6), Angiêri (11-6). Vì Chính phủ mới của Pháp chưa được thành lập, theo sự sắp xếp của nước chủ nhà, đoàn tạm dừng chân ở Biarít (miền tây nước Pháp). Tại đây, Hồ Chí Minh đã tiếp các đoàn đại biểu Việt kiều, các đoàn thể chính trị như Đảng Cộng sản Pháp, Tổng Công hội Pháp Hội Pháp – Việt, phóng viên báo L’humanité (Nhân đạo) và gặp lại những đảng viên Đảng Cộng sản Pháp đã từng cùng hoạt động. Ngày 22-6-1946, Chính phủ Pháp mời Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Pari. Cuộc đón tiếp được tổ chức trọng thể tại sân bay Le Bourget. Ngày 2-7 Georges Bidault, Thủ tướng Chính phủ Pháp mới thành lập, đã đón tiếp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuộc hội đàm này mở đầu cuộc tiếp xúc chính thức với Chính phủ Pháp.[2]

Hội nghị Fontainebleau sau đó diễn ra kéo dài hơn hai tháng, từ 6 tháng 7 tới 10 tháng 9 năm 1946 nhưng không đem lại kết quả cụ thể nào vì hai bên đã bế tắc ở hai điểm bất đồng then chốt:[3]

  • Việc thống nhất ba kỳ: Bắc, Trung, Nam
  • Trao trả độc lập cho nước Việt Nam.

Hội nghị Fontainebleau vì vậy tan vỡ. Tuy nhiên Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp Marius Moutet không chấp nhận thất bại. Trong khi Phạm Văn Đồng bỏ về nước, Hồ Chí Minh, Hoàng Minh GiámDương Bạch Mai nán lại Paris. Hồ Chí Minh đã khẩn khoản nói với Marius Moutet đừng để ông về nước tay không. Hồ Chí Minh thảo một bản nghị ước vào chiều ngày 11 và trao cho Marius Moutet. Ba ngày sau, Marius Moutet hồi đáp với một bản nghị ước khác. Đạt được đồng thuận, Hồ Chí Minh đã đến tư dinh của Marius Moutet để ký văn bản này, tức Tạm ước Việt – Pháp.[3]

Sau khi ký Tạm ước Việt – Pháp, Hồ Chí Minh nói với nhân viên mật thám Pháp được phân công bảo vệ ông: "Tôi vừa mới ký một bản án tử hình của tôi!". Hồ Chí Minh lấy lý do không quen đi máy bay để yêu cầu về nước bằng tàu thủy. Ông từ Paris đến Toulon để lên chiến hạm Dumont d'Urville về Việt Nam. Khi ghé Marseille, thay cho sự đón tiếp nồng nhiệt lúc ông mới sang Pháp, Việt kiều biểu tình gọi ông là Việt gian.[4] Ngày 15-9, Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định lập một phái đoàn thường trực của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Paris. Ngày 19-9, Hồ Chí Minh lên đường về nước. Chiều ngày 21-10-1946 thì về đến Hà Nội.[2]

Phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 10/10/1946 đã thành lập "Ủy ban Nghiên cứu và Điều khiển Thi hành Tạm ước Việt – Pháp 14-9-46" gồm 15 thành viên: Phan Anh, Phạm Văn Bách, Trịnh Văn Bính, Cù Huy Cận (tức Huy Cận), Bùi Bằng Đoàn, Phạm Khắc Hòe, Vũ Đình Hòe, Vũ Văn Hiền, Lê Văn Hiến, Nguyễn Văn Huyên, Đặng Xuân Khu (tức Trường Chinh), Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn Văn Tày, Bùi Công Trừng, Trần Công Tường.[5] Ngày 7/11/1946 thành lập Ủy ban Binh bị Việt-Pháp để thi hành bản Tạm ước gồm: Hoàng Hữu Nam (Trưởng đoàn), Đại tá Hoàng Văn Thái, Thiếu tá Thanh Sơn, Trần Công Tường, Phan Mỹ, Phan Văn Phác, Huỳnh Văn Chi, Hồ Chí Minh.[6]

Trong những tuần cuối trước khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực vào ngày 30 tháng 10 năm 1946, Việt Minh bắt đầu tổ chức tấn công quân sự vào Mỹ Tho, tây nam Sài Gòn. Đến cuối tháng 10, Việt Minh trên thực tế đã nắm giữ 3/4 Nam Kỳ,[7] tạm ước bị phá vỡ.

Nội dung

Bản tạm ước gồm 11 khoản, tóm tắt lại thì nội dung 11 khoản này là:[8][9]

  • Khoản 1: Những kiều dân Việt ở Pháp và những kiều dân Pháp ở Việt Nam đều được hưởng quyền tự do cư trú như người bản xứ và tất cả các quyền tự do dân chủ.
  • Khoản 2: Những tài sản và xí nghiệp của người Pháp ở Việt Nam, cũng như của kiều dân Việt Nam tại các xứ thuộc Liên hiệp Pháp sẽ được hưởng sự ngang hàng về chế độ như dành cho tài sản và xí nghiệp của người bản xứ, nhất là về thuế khoá và luật lao động. Chế độ này hiện có ở Việt Nam chỉ có thể thay đổi do sự thoả thuận chung giữa Pháp và Việt Nam. Tất cả những tài sản mà hai bên trưng dụng hoặc tước của nhau sẽ trả lại cho người có quyền hưởng thụ, với cách thức hoàn lại sẽ do một Ủy ban Việt – Pháp định ra.
  • Khoản 3: Cho phép trường học Pháp các cấp được tự do mở trên đất Việt Nam và sẽ mở rộng cho cả học sinh Việt Nam. Những trụ sở nào dành cho những trường học ấy sẽ được thoả hiệp riêng. Kiều dân hai bên sẽ được hưởng quyền tự do nghiên cứu khoa học và mở những viện khoa học trên đất của nhau. Khôi phục tình trạng của Viện Pasteur và Trường Viễn Đông bác cổ.
  • Khoản 4: Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẽ ưu tiên dùng người Pháp làm cố vấn hoặc chuyên môn, đặc quyền này chỉ hết hiệu lực khi nước Pháp không cung cấp được nhân viên mà Việt Nam cần.
  • Khoản 5: Đồng bạc Đông Dương sẽ là thứ tiền duy nhất tiêu dùng trong toàn cõi Đông Dương sau khi giải quyết vấn đề điều hoà tiền tệ hiện thời, và do Ngân hàng Đông Dương phát hành trước khi thành lập một viện phát hành tiền tệ. Một uỷ ban gồm đại biểu của tất cả các nước hộ viên của Liên bang Đông Dương sẽ nghiên cứu chế độ pháp lý của viện phát hành ấy, và có nhiệm vụ dung hợp tiền tệ và hối đoái đồng bạc Đông Dương thuộc về khối đồng Franc.
  • Khoản 6: Việt Nam cùng với các nước Liên bang Đông Dương họp thành một quan thuế đồng minh, trên khắp Đông Dương sẽ không có hàng rào quan thuế nội địa và thuế xuất nhập cảng sẽ đánh đều nhau. Một uỷ ban dung hợp quan thuế và ngoại thương (có thể là uỷ ban dung hợp tiền tệ, và hối đoái nói trên) sẽ nghiên cứu những phương sách thi hành cần thiết và sắp đặt việc tổ chức quan thuế Đông Dương.
  • Khoản 7: Một uỷ ban Việt – Pháp để điều hoà giao thông sẽ nghiên cứu những phương sách tái lập và cải thiện tất cả các đường giao thông liên lạc giữa Việt Nam với các nước Liên bang Đông Dương và trong khối Liên hiệp Pháp.
  • Khoản 8: Trong khi chờ đợi hai bên ký kết một hiệp định dứt khoát giải quyết vấn đề ngoại giao của Việt Nam với ngoại quốc, một uỷ ban chung Việt – Pháp sẽ ấn định việc đặt lãnh sự Việt Nam tại các nước lân bang và sự giao thiệp giữa Việt Nam với các lãnh sự ngoại quốc.
  • Khoản 9: Chính phủ hai bên cùng ấn định những phương sách:
  • a) Đình chỉ mọi hành động xung đột và vũ lực;
  • b) Bộ tham mưu hai bên sẽ ký những hiệp định định rõ điều kiện thi hành và kiểm soát những phương sách này;
  • c) Định rõ và phóng thích tù nhân chính trị đang bị giam giữ, trừ những trường hợp "thường tội" đại hình và tiểu hình; cũng như tù nhân bị bắt trong các cuộc hành binh. Hai bên bảo đảm không truy tố và sẽ không tha thứ một hành động vũ lực nào đối với những người trung thành với quốc gia hai bên;
  • d) Hai bên bảo đảm cho nhau những quyền tự do dân chủ đã định trong khoản thứ nhất;
  • đ) Hai bên đình chỉ việc tuyên truyền không thân thiện về nhau;
  • e) Chính phủ hai bên hợp tác để những kiều dân các nước trước kia là thù địch không thể làm hại được nữa;
  • g) Một nhân vật do Chính phủ Việt Nam chỉ định và được Chính phủ Pháp công nhận, sẽ được uỷ nhiệm bên vị thượng sứ để xếp đặt sự cộng tác cần thiết cho việc thi hành những điều thoả thuận này.
  • Khoản 10: Chính phủ hai bên cùng tìm cách ký kết những bản thoả thuận riêng về bất cứ vấn đề nào có thể thắt chặt liên lạc và dọn đường cho một hiệp ước chung dứt khoát. Theo đó, các cuộc đàm phán sẽ sớm tiếp tục, chậm nhất là vào tháng 1 năm 1947.
  • Khoản 11: Bản thoả hiệp này ký làm hai bản. Tất cả các khoản sẽ bắt đầu thi hành từ 30 tháng 10 năm 1946.

Hệ quả

Tạm ước Việt – Pháp về mặt quân sự giữ nguyên tình trạng chiếm đóng của các phe tham chiến. Tuy nhiên có điều đáng kể là người Pháp tái lập ưu thế kinh tế của họ ở Đông Pháp qua hai điểm:[10]

a) Các công ty của Pháp được quyền hoạt động trở lại ở Đông Dương sẽ "không phải chịu một chế độ khe khắt hơn chế độ dành cho tài sản và xí nghiệp của người Việt Nam" (Khoản 2 trong tạm ước),
b) Thuế quan, nguồn lợi tức đáng kể nhất trong ngân sách Liên bang Đông Dương, sẽ do người Pháp tiếp tục đảm nhiệm

Những điểm về chính trị chỉ xác nhận những gì đã thỏa thuận trong Hiệp định sơ bộ Pháp – Việt 1946 ký 6 tháng trước.

Chú thích

  1. ^ Trần Trọng Kim. Một cơn gió bụi. TPHCM: Vietbooks, 2010. Tr 158.
  2. ^ a b Lịch sử Biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam, Tập 3, TỪ NGÀY 31-5 ĐẾN NGÀY 19-9, truy cập ngày 23-8-2019.
  3. ^ a b Tønnesson, Stein. Vietnam 1946: How the War Began. Berkeley, CA: California University Press, 2010. tr 83–85
  4. ^ Hồi ký 1925-1964, tập 2: 1945 - 1954, trang 354, Nguyễn Kỳ Nam, Nhật báo Dân Chủ Mới, 1964
  5. ^ “Quyết định số 196, ngày 10 tháng 10 năm 1946 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2019.
  6. ^ Sắc lệnh 203
  7. ^ Stein Tonnesson. “Vietnam 1946: How the War Began”. doi:10.1525/california/9780520256026.001.0001. ISBN 9780520256026. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2013. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  8. ^ Ban nghiên cứu lịch sử Đảng. Văn kiện Đảng (1945-1954). Nhà xuất bản Sự thật. Hà Nội. 1978, trang 256–260
  9. ^ Hồ Chí Minh. Toàn tập – Tập 4. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Hà Nội. 2000. trang 328–330
  10. ^ Duncanson, Dennis. Government and Revolution in Vietnam. New York: Oxford University Press, 1968. tr 165

Xem thêm

Liên kết ngoài

Read other articles:

Мойсей ЛейбовськийНародився 17 березня 1876Новогрудок, Мінська губернія, Російська імперіяПомер 1942 або 1943Вільнюське гетто, Вільнюс, Литовська Радянська Соціалістична Республіка, СРСРКраїна  Республіка Польща ЛитваДіяльність художникAlma mater Вільнюська художня ак

 

2013 single by Rihanna featuring David GuettaRight NowSingle by Rihanna featuring David Guettafrom the album Unapologetic B-sidePour It Up (remix)ReleasedMay 28, 2013Recorded2012Studio Metropolis Studios (London, UK) R Studios (Los Angeles, California) GenreEDMLength3:01Label Def Jam SRP Songwriter(s) David Guetta Giorgio Tuinfort Mikkel S. Eriksen Nick Rotteveel Robyn Fenty Shaffer Smith Terius Nash Tor Erik Hermansen Producer(s) David Guetta Nicky Romero Stargate Giorgio Tuinfort Kuk Harrel...

 

Jami` at-Tirmidhi Sampul buku Jami at-TirmidziPengarangMuhammad bin Isa at-TirmidziBahasaArabSeriKutubus SittahSubjekhaditsGenreKoleksi HaditsDiterbitkanabad ke 9 Jami at-Tirmidzi atau lebih dikenal dengan Sunan at-Tirmidzi adalah kitab kumpulan Hadis dalam Islam yang disusun oleh ilmuwan hadis at-Tirmidzi.[1] Kitab ini adalah kitab nomor 5 di antara enam kitab rujukan hadis utama Islam Sunni (Kutubus Sittah) sesuai dengan urutan prioritasnya. Nama Nama lengkap buku hadis ini adalah (...

Imperial Russian Army general (1870–1918) Lavr Georgiyevich KornilovKornilov in 1916Born(1870-08-30)30 August 1870Ust-Kamenogorsk, Semirechye Oblast, Russian Turkestan, Russian EmpireDied13 April 1918(1918-04-13) (aged 47)near Yekaterinodar, Russian SFSRAllegiance Russian Empire (1892–1917) White Movement (1917–1918)Service/branch Imperial Russian Army White ArmyYears of service1892–1918RankGeneral of the InfantryCommands held Black Sea Fleet (1916–1917) Russian Army ...

 

40th president of Uruguay from 2010 to 2015 For the baseball player, see José Mujica (baseball). El Pepe redirects here. For the documentary about him, see El Pepe: A Supreme Life. In this Spanish name, the first or paternal surname is Mujica and the second or maternal family name is Cordano. José MujicaMujica in 202340th President of UruguayIn office1 March 2010 – 1 March 2015Vice PresidentDanilo AstoriPreceded byTabaré VázquezSucceeded byTabaré VázquezSecond Gen...

 

 2002年オーストリアグランプリレース詳細 2002年F1世界選手権全17戦の第6戦 日程 2002年シーズン決勝開催日 5月12日開催地 A1リンクオーストリア シュピールベルクコース Permanent racing facilityコース長 4.318レース距離 307.146km決勝日天候 Clear, Air Temp: °Cポールポジションドライバー ルーベンス・バリチェロ フェラーリタイム 1:08.082ファステストラップドライバー ミハエル�...

Monthly peer-reviewed journal on food science Academic journalTrends in Food Science and TechnologyDisciplineFood scienceLanguageEnglishEdited byPaul FinglasPublication detailsHistory1990–presentPublisherElsevierFrequencyMonthlyOpen accessHybridImpact factor12.563 (2021)Standard abbreviationsISO 4 (alt) · Bluebook (alt1 · alt2)NLM (alt) · MathSciNet (alt )ISO 4Trends Food Sci. Technol.IndexingCODEN (alt · alt2) · JST...

 

هذه المقالة يتيمة إذ تصل إليها مقالات أخرى قليلة جدًا. فضلًا، ساعد بإضافة وصلة إليها في مقالات متعلقة بها. (ديسمبر 2020) مشكلة الرجلMan Trouble (بالإنجليزية) ملصق الفيلممعلومات عامةالصنف الفني كوميديا رومانسية تاريخ الصدور 1992 26 نوفمبر 1992[1] (ألمانيا) مدة العرض 95 دقيقة اللغة الأ�...

 

In monetary policy of the United States, the term Fedspeak (also known as Greenspeak) is what Alan Blinder called a turgid dialect of English used by Federal Reserve Board chairs in making wordy, vague, and ambiguous statements.[1][2] The strategy, which was used most prominently by Alan Greenspan, was used to prevent financial markets from overreacting to the chairman's remarks.[3][4] The coinage is an intentional parallel to Newspeak.[5] Fedspeak when...

Classical Athenian prophet depicted by Plato The Stephanus edition of Plato's Euthyphro, the dialogue for which the ancient prophet is best remembered. Euthyphro of Prospalta (/ˈjuːθɪfroʊ/; Ancient Greek: Εὐθύφρων Προσπάλτιος; fl. 400 BCE) was an ancient Athenian religious prophet (mantis) best known for his role in his eponymous dialogue written by the philosopher Plato. Euthyphro's biography can be reconstructed only through the details revealed by Plato in the Euth...

 

Uenegue UenegueFragmento de alabastro com o nome do trono Uenegue-Nebeti[1] Faraó do Egito Reinado Reinado desconhecido (ca. 2 740 a.C.) Antecessor(a) Desconhecido Sucessor(a) Desconhecido   Dinastia II dinastia Religião Politeísmo egípcio Titularia Nome Nsw.t-btj-nb.tj-wngRei do Alto e Baixo Egito, Ele das duas Senhoras, Uenegue Título Uenegue (Weneg), Unegue ou Uenegue-Nebeti (Weneg-Nebty) foi um faraó da II dinastia. Embora sua posição cronológica seja clara pa...

 

Securities exchange operator in South Korea You can help expand this article with text translated from the corresponding article in Korean. (December 2020) Click [show] for important translation instructions. Machine translation, like DeepL or Google Translate, is a useful starting point for translations, but translators must revise errors as necessary and confirm that the translation is accurate, rather than simply copy-pasting machine-translated text into the English Wikipedia. Do not ...

Decodes a bitstream with the Viterbi algorithm A Viterbi decoder uses the Viterbi algorithm for decoding a bitstream that has been encoded using a convolutional code or trellis code. There are other algorithms for decoding a convolutionally encoded stream (for example, the Fano algorithm). The Viterbi algorithm is the most resource-consuming, but it does the maximum likelihood decoding. It is most often used for decoding convolutional codes with constraint lengths k≤3, but values up to k=15...

 

Kumpulan mesin kepung Romawi. Mesin kepung (bahasa Inggris: Siege engine) adalah alat yang dirancang untuk menembus atau menerobos tembok kota atau perbentengan dalam peperangan kepung. Beberapa mesin kepung dioperasikan di dekat perbentengan, dan ada juga mesin kepung yang digunakan untuk menyerang dari jarak jauh. Sejak zaman antikuitas, mesin kepung sebagian besarnya dibuat dari kayu dan ditujukan untuk memanfaatkan keuntungan mekanis untuk melemparkan bebatuan dan misil serupa. Dengan...

 

Theme park in Spain Terra MíticaLocationBenidorm, Comunitat Valenciana, SpainCoordinates38°33′37″N 0°09′32″W / 38.56028°N 0.15889°W / 38.56028; -0.15889Opened27 July 2000OwnerAqualandia-MundomarOperating seasonApril to NovemberAttractionsTotal25Roller coasters(4) 1 standing but not operatingWater rides3Websiteterramiticapark.com Terra Mítica (Valencian pronunciation: [ˈtɛra ˈmitika]) is a theme park located in Benidorm, Comunitat Valenciana, Sp...

Fictional character in Tekken video game series Fictional character Michelle ChangTekken characterMichelle Chang in Tekken Tag Tournament 2First appearanceTekken (1994)[1]Last appearanceTekken Tag Tournament 2 (2012)Created bySeiichi IshiiVoiced by English Lynn Harris (Tekken, Tekken 2, Tekken Tag Tournament)Mibu Minami (Tekken 3)Jessica Robertson (Tekken: The Motion Picture)[2]Julie Ann Taylor (Tekken Tag Tournament 2) Japanese Narumi Hidaka (Tekken: The Motion Picture, drama...

 

Ospedale di San Giacomo in AugustaLato sud della struttura, lungo via Canova (già via San Giacomo, fino al 1914). A fronte dell'edificio è situato l'atelier dell'omonimo scultore.LocalizzazioneStato Italia RegioneLazio LocalitàRoma IndirizzoVia Canova 29, via del Corso tra 493 e 497 Coordinate41°54′26.68″N 12°28′37.67″E / 41.90741°N 12.47713°E41.90741; 12.47713Coordinate: 41°54′26.68″N 12°28′37.67″E / 41.90741°N 12.47713°E41.9074...

 

Austronesian language of the Philippines This article does not cite any sources. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: Onhan language – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (November 2022) (Learn how and when to remove this template message) Not to be confused with Ongan languages. OnhanLoocnon, InonhanNative toPhilippinesRegionRomblonNative s...

Chemical compound Magnesium aspartateClinical dataAHFS/Drugs.comConsumer Drug InformationATC codeA12CC05 (WHO) Identifiers IUPAC name magnesium (2S)-2-amino-4-hydroxy-4-oxobutanoate CAS Number18962-61-3 NPubChem CID16211203UNII082H981FMACompTox Dashboard (EPA)DTXSID10273965 ECHA InfoCard100.038.806 Chemical and physical dataFormulaC8H12MgN2O8Molar mass288.495 g·mol−1 NY (what is this?)  (verify) Magnesium aspartate, the chelated magnesium salt of asp...

 

Questa voce sugli argomenti università dello stato di New York e New York è solo un abbozzo. Contribuisci a migliorarla secondo le convenzioni di Wikipedia. Columbia UniversityScalinata principale della Columbia University UbicazioneStato Stati Uniti CittàNew York Dati generaliMottoIn lumine Tuo videbimus lumen Fondazione1754 Tipoprivata RettoreMinouche Shafik PresidenteWilliam CampbellJonathan Schiller PresideJohn Henry Coatsworth Studenti29 250 (autunno 2013) Dipendenti3&#...

 
Kembali kehalaman sebelumnya