Tên chính thức của Varanasi không phải là một tên hiện đại. Tên gọi này có lẽ căn cứ trên thực tế là thành phố nằm giữa hai con sông: sông Varuna về phía Bắc và sông Assi về phía Nam chảy vào sông Hằng.[10] Tên gọi Varanasi đọc là Baranasi trong tiếng Pali, tạo ra tên Banaras.[11] Sự khác biệt về chính tả tên gọi như Benares và Benaras đã được sử dụng phổ biến dưới thời kỳ Ấn Độ là thuộc địa của Anh nhưng tên đó ngày nay không được dùng. Tên gọi Banaras vẫn đang được sử dụng rộng rãi.
Một giả thuyết khách về nguồn gốc tên gọi cho rằng chính con sông Varuna được gọi là Varanasi trong thời kỳ cổ đại, do đó thành tên gọi của thành phố.[12] This is generally disregarded by historians though there may be some earlier texts suggesting it to be so.[13]
Qua nhiều thời kỳ Varanasi cũng được biết đến với nhiều tên gọi như Avimuktaka, Anandakanana, Mahasmasana, Surandhana, Brahma Vardha, Sudarsana, Ramya và Kasi. Trong văn học và thánh, thành phố thường được gọi trong thơ văn là Kasi hay Kashi, "nơi sáng chói"; một sự ám chỉ tư cách trong lịch sử của thành phố là một trung tâm học vấn, văn học và văn hóa. Kasikanda đã mô tả sự vinh quang của thành phố bằng 15.000 câu thơ trong Skanda Purana, trong đó thần Shiva từng nói về Thành phố này.
Thành phố rất thường được gọi là "thành phố của các đền đài", "thành phố thánh của Ấn Độ", "thành phố ánh sáng", và "thành phố học vấn". Thành phố này cũng được gọi là "thủ đôvăn hóa của Ấn Độ".
Tham khảo
^“Varanasi: About the city”. Official website of Uttar Pradesh Tourism. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2013.
^Alexander Cunningham & Surendranath Majumdar Sastri (2002) [1924]. Ancient Geography of India. Munshiram Manoharlal. tr. 131–140. ISBN8121510643. OCLC54827171.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
^“History of India”. EVaranasiTourism.com. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2007.
^M. Julian, Life and Pilgrimage of Hsuan Tsang, 6, 133, 2, 354.