Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

Vi chất dinh dưỡng

Vi chất dinh dưỡng, còn được gọi là chất dinh dưỡng vi lượng, là các chất dinh dưỡng thiết yếu mà các sinh vật cần với số lượng khác nhau trong suốt cuộc đời để vận hành một loạt các chức năng sinh lý nhằm duy trì sức khỏe.[1][2] Nhu cầu vi chất dinh dưỡng khác nhau giữa các sinh vật; ví dụ, con người và các loài động vật cần nhiều vitaminchất khoáng trong chế độ ăn uống,[3] trong khi thực vật yêu cầu các chất khoáng cụ thể.[4][5] Đối với dinh dưỡng cho con người, nhu cầu về vi chất dinh dưỡng thường ít hơn 100 miligam mỗi ngày,[6] trong khi các chất dinh dưỡng được yêu cầu với số lượng gam mỗi ngày.

Các chất khoáng cho con người và các loài động vật khác bao gồm 13 nguyên tố có nguồn gốc từ đất trên Trái Đất và không được tổng hợp ra bởi các sinh vật sống, chẳng hạn như calcisắt.[7][8] Yêu cầu về vi chất dinh dưỡng đối với động vật cũng bao gồm vitamin, là các hợp chất hữu cơ cần có với lượng microgam hoặc miligam.[8][9] Vì thực vật là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng chính cho con người và động vật nên một số vi chất dinh dưỡng có thể ở mức thấp và sự thiếu hụt có thể xảy ra khi lượng ăn vào không đủ, như xảy ra trong tình trạng suy dinh dưỡng.[4]

Tham khảo

  1. ^ Gernand, A. D; Schulze, K. J; Stewart, C. P; West Jr, K. P; Christian, P (2016). “Micronutrient deficiencies in pregnancy worldwide: Health effects and prevention”. Nature Reviews Endocrinology. 12 (5): 274–289. doi:10.1038/nrendo.2016.37. PMC 4927329. PMID 27032981.
  2. ^ Tucker, K. L (2016). “Nutrient intake, nutritional status, and cognitive function with aging”. Annals of the New York Academy of Sciences. 1367 (1): 38–49. Bibcode:2016NYASA1367...38T. doi:10.1111/nyas.13062. PMID 27116240.
  3. ^ Jane Higdon; Victoria J. Drake (2011). Evidence-Based Approach to Vitamins and Minerals: Health Benefits and Intake Recommendations (ấn bản thứ 2). Thieme. ISBN 978-3131644725.
  4. ^ a b Blancquaert, D; De Steur, H; Gellynck, X; Van Der Straeten, D (2017). “Metabolic engineering of micronutrients in crop plants” (PDF). Annals of the New York Academy of Sciences. 1390 (1): 59–73. Bibcode:2017NYASA1390...59B. doi:10.1111/nyas.13274. hdl:1854/LU-8519050. PMID 27801945. S2CID 9439102.
  5. ^ Marschner, Petra biên tập (2012). Marschner's mineral nutrition of higher plants (ấn bản thứ 3). Amsterdam: Elsevier/Academic Press. ISBN 9780123849052.
  6. ^ Trần Bá Thoại. “Chất dinh dưỡng vi lượng và sức khỏe”. Báo Dân Trí. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2023.
  7. ^ “Minerals”. Corvallis, OR: Micronutrient Information Center, Linus Pauling Institute, Oregon State University. 2018. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2018.
  8. ^ a b “Vitamins and minerals”. US Department of Agriculture, National Agricultural Library. 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2016.
  9. ^ “Vitamins”. Corvallis, OR: Micronutrient Information Center, Linus Pauling Institute, Oregon State University. 2018. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2018.

Liên kết ngoài

Kembali kehalaman sebelumnya