Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

Xuân Hội

Xuân Hội
Xã Xuân Hội
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngBắc Trung Bộ
TỉnhHà Tĩnh
HuyệnNghi Xuân
Trụ sở UBNDThôn Thái Phong, xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDTrần Sông Hương
Địa lý
Tọa độ: 18°44′52″B 105°45′45″Đ / 18,74778°B 105,7625°Đ / 18.74778; 105.76250
Xuân Hội trên bản đồ Việt Nam
Xuân Hội
Xuân Hội
Vị trí xã Xuân Hội trên bản đồ Việt Nam
Diện tích11,59 km²[1]
Dân số (1999)
Tổng cộng6433 người[1]
Mật độ555 người/km²
Dân tộcBản mẫu:KINH
Khác
Mã hành chính18355[2]

Xuân Hội là một thuộc huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam.

Xã Xuân Hội có diện tích 11,59 km², dân số năm 1999 là 6433 người,[1] mật độ dân số đạt 555 người/km².

Lịch sử hình thành

Xuân Hội – Địa danh xưa và nay. Xuân Hội là mảnh đất cực Bắc của huyện Nghi Xuân, cũng là cực Bắc của tỉnh Hà Tĩnh. Phía đông và bắc giáp biển Đông, phía tây giáp sông Lam, bên kia là phường Nghi Hải, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An, phía nam giáp xã Xuân Trường.

Xuân Hội là mảnh đất cực Bắc của huyện Nghi Xuân, cũng là cực Bắc của tỉnh Hà Tĩnh. Phía đông và bắc giáp biển Đông, phía tây giáp sông Lam, bên kia là phường Nghi Hải, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An, phía nam giáp xã Xuân Trường. Ngoài biển có Hòn Ngư (đảo Song Ngư). Hòn Nồm là một phần của chân dải Hồng Lĩnh. Hòn Mắt (Rú Nậy)còn gọi là Nhã Sơn hay Quỳnh Nhai. Trước kia, Hòn Ngư, Hòn Nồm, Hòn Mắt do huyện Nghi Xuân quản lý, thuyền bè ra tuần các đảo xuất phát từ Cửa Hội.

Xuân Hội là vùng cát bồi trên nền chân Hồng Lĩnh. Sách cũ còn ghi; cửa Đan Nhai đá chìm lởm chởm, thuyền bà rất khó ra vào cửa sông. Ấy vậy mà, ngày nay lòng của sông cát đã dập phẳng, người đi biển vào ra không hề thấy dấu tích đá dưới lòng cửa sông.

         Thế đất của Xuân Hội như chiếc lược chải đầu, vùng đất gần đường cái quan là sống lược và răng lược là những doi đất cát bồi. Có thể kể từ phía nam ra, có doi: Đầu Cồn, Miệu, Đình, Cồn Na, Cồn Giữa, Cồn Thành, Luồng biển,Cồn Tàu... các doi đất này được hình thành khi cát bồi lấn biển. Phía tây là dòng sông Lam đem phù sa bồi trúc chỗ thấp tạo thành bãi trang. Bãi trang dần dần được đắp bờ làm “Đồng tôm”, sau đó biến thành ruộng vì có nền đất sét.

         Vùng đất cao của Xuân Hội ngày xưa có lùm lòi rậm rạp. Phần ven nước là những bãi cây lác, cây sú, cây vẹt, cây bần...hoang sơ. Có những luồng lạch bị lấp miệng dòng chảy tạo thành những vũng, những vịnh như: Vịnh Lác, Vịnh tràng, Vịnh Tú, vũng Đồng Lành, vũng Hồ Côn, vũng Mành...

Nơi định cư đầu tiên gọi là Cồn Nhâm thuộc thôn Võng Nhi (Đầu Cồn). Sau đó được cắt một phần đất liền phía bắc giáp xã Đan Trường (xóm Hợp Phúc ngày nay) lập thành xã mới. Lúc đầu gọi là xã Đan Thay, hay là Đơn Hay (tùy theo cách đọc), sau là xã Đan Nhai (nghĩa là Bến Son) thuộc tổng Đan Hải. do dân xã có công phục vụ việc quân, cung cấp lính “nội kiệu” nên được vua phong là xã Kiên Nghĩa. Chuyện kể: Lúc này, vua ban cho xã một đặc ân, thích điều gì thì tâu. Dân xin đổi tên xã là Hội Thống vì Hội Thống mới mang đầy đủ tính đặc trưng của việc hình thành dân xã. Lúc này, cửa Đan Nhai được gọi là Cửa Hội.

Lúc đầu, xã chỉ có 2 vùng: Trong làng và Ngoài Gành. Sau đó chia làm 4 giáp: Đông, Đoài, Thượng, Hạ. Thời đầu nhà Nguyễn, xã Hội Thống có 4 giáp là Đông Thượng, Đoài Thượng, Đông Hạ, Đoài Hạ. Những năm đầu thế kỷ XX, xã thêm một thôn gọi là thôn Vạn Chài. Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, xã chia thành các xóm dựa vào địa hình và nghề nghiệp làm ăn của dân để đặt tên. Bao gồm các xóm: Đình, Chùa, Bàu, Cồn, Rùng, Biển, Đáy. Sau cách mạng tháng Tám là các xóm: Trần Phú, Nguyễn Thị Minh Khai, Phạm Hồng Thái, Trần Đăng Ninh, Lê Hồng Phong...Năm 1975, chuyển xóm Chùa sát nhập vào xã Xuân Trường.

Trải qua bao thăng trầm lịch sử, là một xã hình thành từ xa xưa qua Đan Nhai – Hội Thống – Xuân Hội, từ 8 cặp ông bà nay có hơn 6000 dân đang sinh sống, từ một vùng định cư nhỏ trên Đầu Cồn nay có hơn 1600 hộ dân sinh sống trên địa bàn 11 thôn, xóm là Hội Thành 1, Hội Thành 2, Hội Thái, Hội An, Hội Long, Tân Ninh Châu, Hội Tiến, Hội Thủy, Hội Minh, Hội Phú, Hội Quý.

Sau này các xóm được sát nhập lại, Hội Thành 1 và Hội Thành 2 được sát nhập và gọi chung là Hội Thành, 1 nửa của thôn Hội Quý sát nhập vào thôn Hội Phú được gọi là xóm Phú Quý, nửa còn lại vào thôn Hội Minh tên thôn vẫn dữ nguyên là thôn Hội Minh, thôn Hội Long 1 nửa sát nhập vào thôn Hội Thái đổi tên thành thôn Thái Phong, nửa còn lại vào thôn Hội An đổi tên thành thôn An Toàn Long. Từ đó đến nay xã Xuân Hội chỉ còn 8 thôn xóm.[3]

Xuân Hội luôn tự hào trước truyền thống lịch sử, văn hóa của quê hương, quyết tâm học tập, lao động, sáng tạo vượt lên mọi khó khăn, thách thức xây dựng quê hương giàu về kinh tế, đẹp về văn hóa, mạnh về quốc phòng an ninh trở thành miền quê trù phú, an lành.

Chú thích

  1. ^ a b c “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ Nguyễn Thị Quỳnh Trang (14 tháng 3 năm 2024). “Một số ý kiến về quy định chế độ trợ cấp hưu trí xã hội trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)”. Quản lý nhà nước (338): 73–77. doi:10.59394/qlnn.338.2024.799. ISSN 2354-0761.

Tham khảo

Kembali kehalaman sebelumnya