Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

Âm môi răng

Trong ngữ âm học, âm môi-răng (tiếng Anh: labioddental consonant) là những phụ âm được phát âm bằng môi dưới và răng trên.

Ví dụ

Hiệp hội Ngữ âm Quốc tế (IPA) phân biệt các biến thể âm môi-răng sau:

IPA Tên Ví dụ
Ngôn ngữ Chính tả IPA Nghĩa
âm tắc môi răng vô thanh Hy Lạp σάπφειρος [ˈsafiro̞s̠] xa-phia
âm tắc môi răng hữu thanh Sika Âm đồng vị của /ⱱ/ khi phát âm kỹ.
p̪͡f âm tắc xát môi răng vô thanh Tsonga N/A [tiɱp̪͡fuβu] các con hà mã
b̪͡v âm tắc xát môi răng hữu thanh Tsonga N/A [ʃileb̪͡vu] cằm
ɱ âm mũi môi răng Anh symphony [ˈsɪɱfəni] bàn nhạc giao hưởng
f âm xát môi răng vô thanh Việt[1] pháo [faːw˧ˀ˥] pháo
v âm xát môi răng hữu thanh Việt[1] và [vaː˨˩]
ʋ âm tiếp cận môi răng Hà Lan wang [ʋɑŋ]
âm vỗ môi răng Mono vwa [a] gửi
ʘ âm mút môi răng Nǁng ʘoe [ʘ̪oe] thịt

Tần suất

Những âm môi răng duy nhất phổ biến như âm vị là âm xát và tiếp cận. Âm vỗ môi răng là âm vị trong hơn mười thứ tiếng, nhưng chỉ có mặt ở ngôn ngữ miền trung và miền đông nam của châu Phi.[2] Với cách phát âm khác thì âm đôi môi (thành viên khác của loại âm môi) phổ biến hơn.

Âm [ɱ] khá phổ biến, nhưng trong mọi (hay gần như mọi) thứ tiếng mà có âm này thì âm này chỉ là âm đồng vị của âm /m/ trước phụ âm môi răng như /v/ hay /f/. Nó được báo cáo là có mặt như âm vị trong ngôn ngữ địa phương thuộc tiếng Teke, nhưng báo cáo tương tự trong quá khứ luôn bị chứng minh không đúng.

Một thổ ngữ của tiếng Tsonga là tiếng XiNkuna có đôi âm tắc xát môi răng là âm vị. Trong một vài thứ tiếng khác, như tiếng Xhosa, âm tắc xát môi răng có thể có mặt trong vai trò là âm đồng vị của âm xát. Âm tắc xát ấy khác biệt với âm tắc xát đôi môi-môi răng <pf> của tiếng Đức, mà bắt đầu với âm p đôi môi. Hai âm tắc xát này cũng là âm hiếm có.

Không có thứ tiếng nào được xác nhận có âm tắc môi răng là âm vị riêng biệt. Âm ấy thỉnh thoảng được viết bằng ȹ ȸ.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ a b Thompson, Laurence (1959), “Saigon phonemics”, Language, 35 (3): 458–461, doi:10.2307/411232, JSTOR 411232
  2. ^ Olson, Kenneth S. & John Hajek. 2003. Crosslinguistic insights on the labial flap. Linguistic Typology 7(2). 157–186. doi:10.1515/lity.2003.014

Tham khảo chung

Kembali kehalaman sebelumnya