Ashoka Đại Đế (br. 𑀅𑀲𑁄𑀓sa. aśoka, pi. asoka, zh. 阿育王, hv. A Dục) là vị vua thứ ba của vương triều Ma-gát-đa (sa. maurya, zh. 孔雀, hv. Khổng Tước) thời Ấn Độ xưa, trị vì Ấn Độ từ năm 273 đến 232 trước CN.[1] Là một trong những hoàng đế kiệt xuất trong lịch sử Ấn Độ, Ashoka đã toàn thắng trong loạt các cuộc chinh phạt và cai trị phần lớn vùng Nam Á, từ Afghanistan cho đến Bengal hiện nay và đi sâu đến miền Nam tận Mysore. Là một vị vua ủng hộ Phật giáo, nhưng khi mới lên ngôi, ông được mệnh danh là A Dục vương bạo ác, ông lập ra những khung hình phạt tàn ác giống như các cảnh mô tả trong địa ngục để hành hình tội nhân, và ông đặt tên cho các ngục ấy là địa ngục trần gian. Về sau ông hối hận, Quy y Tam Bảo và đã lập nhiều bia đá ghi lại những thánh tích trong cuộc đời PhậtThích-ca Mâu-ni. Theo truyền thống Phật giáo, tên tuổi của ông gắn liền với việc truyền bá Phật giáo.
Vào khoảng năm 260 TCN Ashoka tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nhà nước Kalinga (ngày nay là Odisha).[2] Ông đã chinh phục Kalinga, điều mà tiên đế của ông là Chandragupta Maurya chưa bao giờ làm được. Ông xây dựng trung tâm cơ quan quyền lực của đế chế Maurya ở Magadha (nay là Bihar). Ông trở nên đề cao Phật giáo sau khi chứng kiến nhiều chết chóc trong chiến tranh Kalinga, mà bản thân ông đã thực hiện do khát vọng mở rộng đế quốc của mình. "Ashoka suy ngẫm về trận chiến ở Kalinga, cuộc chiến mà người ta ngẫm rằng đã làm hơn 100.000 người chết và 150.000 người khác bị trục xuất."[3] Ashoka đã quy y Tam bảo vào khoảng 263 TCN.[2] Sau đó ông đã hoằng dương giáo pháp nhà Phật ra khắp châu Á, và thiết lập các di tích đánh dấu nhiều địa danh quan trọng trong cuộc đời truyền pháp của Phật tổ Thích-ca Mâu-ni.[4]
Tên ông cũng được gọi theo dịch tiếng Hán Việt khác là A-du-ca (zh. 阿輸迦), A-du-già (阿輸伽), A-thứ-già (阿恕伽), A-thú-khả (阿戍笴), A-thúc (阿儵), hoặc dịch nghĩa là Vô Ưu (無憂), hoặc như ông tự khắc trên những cột trụ nổi danh được lưu đến ngày nay là Thiên Ái Hỉ Kiến (zh. 天愛喜見, sa. devānaṃpriya priyadarśi), nghĩa là "người được chư thiên thương, người nhìn sự vật với tấm lòng hoan hỉ". Ông là vị quân vương đầu tiên của nước Ấn Độ xưa (sa. bhāratavarṣa) đã thống nhất được một lãnh thổ vĩ đại, lớn hơn ngay cả Ấn Độ ngày nay.
Tài liệu nguồn lịch sử
Các thông tin lịch sử về cuộc đời và thời gian cai trị của vua A-dục có nguồn từ một số tài liệu Phật giáo tương đối nhỏ. Đặc biệt là tác phẩm tiếng Phạn A-dục vương truyện (sa. aśokāvadāna) và hai bộ sử của Tích Lan là Đảo sử (zh. 島史, pi. dīpavaṃsa) và Đại sử (zh. 大史, pi. mahāvaṃsa) cung cấp hầu như tất cả những thông tin ngày nay có được. Những thông tin đi sâu hơn được các bản khắc văn của chính vua A-dục cung cấp (xem A-dục vương khắc văn), sau khi tác giả của những khắc văn này là Thiên Ái Hỉ Kiến được xác nhận là A-dục vương trong các văn bản Phật giáo, là tên khác của A-dục Khổng Tước (pi. asoka mauriya)
Việc dùng tài liệu Phật giáo để tu phục lại cuộc đời của vua A-dục đã gây ảnh hưởng lớn đến cách nhận thức A-dục hiện nay cũng như cách diễn giảng các văn bản khắc trên trụ và vách đá của ông. Lập cơ sở trên những tài liệu này, các nhà nghiên cứu trước đây cho rằng, ông chủ yếu là một quân vương Phật giáo, trải qua một cuộc chuyển hóa tâm thức, đến với Phật giáo và sau đó chủ động hỗ trợ Phật giáo và Tăng-già.
Các nhà nghiên cứu gần đây đặt câu hỏi về những sự kiện trên, bởi vì những nguồn tài liệu ngoài truyền thống Phật giáo, chính các bản khắc văn của A-dục ít nói đến những điểm giáo lý, triết học Phật giáo, mặc dù khái niệm "Đạt-ma" (zh. 達磨, sa. dharma, pi.dhamma) được nhắc rất nhiều lần. Một vài học giả diễn giảng là đây chính là dấu hiệu của việc A-dục muốn lập một tôn giáo quần chúng có tính cách bao gồm, đa tôn giáo cho quân vương của mình (Romila Thapar); và tôn giáo quần chúng này đặt cơ sở trên khái niệm Đạt-ma như một năng lực luân lý, nhưng không ủng hộ hoặc đề cao bất cứ một triết lý có thể gán vào những trào lưu tôn giáo triều vua A-dục (ví như Kì-na giáo, Bà-la-môn giáo hoặc Sinh kế giáo, sa. ājīvika).
Tuy nhiên, như A.W.P. Guruge cho thấy bằng nhiều ví dụ từ kinh tạng Pali, thuyết tôn giáo quần chúng bên trên không có lập trường vững chắc. Trong mọi trường hợp, tất cả các học giả hiện này đều nhất trí là A-dục đã trị nước với một tấm lòng nhân ái, khoan dung đối với tất cả những trào lưu tôn giáo thời đó.
Cái tên A-dục, hay Ashoka có nghĩa là "không đau khổ" trong tiếng Sanskrit. Trong các sắc lệnh ông tự xưng là
Devaanaampriya hay là "Người được thần linh phù hộ".
Trong lịch sử của thế giới có hàng ngàn vị vua và hoàng đế tự xưng là 'ngôi cao', 'hoàng đế', 'quốc vương', v.v. Họ chỉ sáng bừng trong chốc lát rồi tàn lụi nhanh chóng. Nhưng A-dục vương tỏa sáng và vẫn tỏa sáng như một ngôi sao sáng, cho đến tận ngày hôm nay.
”
Truyền thuyết về ông được lưu lại trong Ashokavadana ("Chuyện kể về A-dục vương") trong thế kỷ thứ II và Divyavadana ("Chuyện kể linh thiêng").Ashoka là vị hoàng tử thứ hai của vua Bindusara và của Vương triều Maurya
Thời niên thiếu
Theo như truyền thống Phật giáo, miêu tả trong "Truyền thuyết về A-dục vương" vào thế kỷ thứ II, sự ra đời của A-dục được tiên tri bởi Phật Thích-ca Mâu-ni, trong câu chuyện "Quà của Đất":
“
Một trăm năm sau khi ta qua đời có một hoàng đế tên là A-dục tại xứ Pataliputra. Ông sẽ thống trị một trong bốn lục địa và trang trí Diêm phù đề (Jambudvīpa) với tro xương của ta và xây tám mươi bốn ngàn phù đồ để đem lại công đức cho chúng sinh. Ông sẽ cho các nơi đó được kính trọng bởi thần linh cũng như con người. Tiếng tăm của ông sẽ lan đi khắp nơi. Món quà cúng dường của ông chỉ đơn giản thế này: Nhạ Da (Jaya)[5] ném một nắm đất vào chén của Như Lai (Tathāgata). Ashokavadana [6]
”
Theo sau lời tiên tri này, "Truyền thuyết về A-dục vương" còn nói thêm rằng A-dục cuối cùng được hạ sinh như là hoàng tử của Hoàng đế Bindusara xứ Maurya bởi một thứ phi tên là Dharma. Dharma được kể là con của một Brahmin (Bà la môn) nghèo. Ông dâng con gái vào cung vua vì có lời tiên đoán rằng con trai (của Dharma) sẽ là một hoàng đế vĩ đại. Mặc dù Dharma có dòng dõi tăng lữ, sự kiện cô không phải là hoàng tộc đã làm cô có một vị trí thấp trong cung cấm.[7]
A-dục có một số người anh cùng cha khác mẹ lớn tuổi hơn và một người em trai, Vitthashoka, con trai thứ của Dharma. Các hoàng tử cạnh tranh lẫn nhau hết sức gay gắt, nhưng A-dục trẻ tuổi xuất sắc cả trong quân sự lẫn các môn học được dạy dỗ. Có một sự đối đầu gay gắt, đặc biệt là giữa A-dục và người anh Susima.
Thời kì nắm quyền lực
Trưởng thành như một vị tướng bất khả chiến bại và một người cầm quân khôn ngoan, A-dục tiếp tục chỉ huy một vài quân đoàn của quân đội Maurya. Uy tín anh trong vương quốc tăng dần khiến các người anh lớn lo sợ anh sẽ được phụ hoàng Bindusara chọn làm người kế vị. Người lớn tuổi nhất, Hoàng tử Susima, theo truyền thống sẽ là người nối ngôi, thuyết phục phụ hoàng gửi A-dục dẹp quân nổi loạn ở thành phố Takshashila trong một tỉnh phía tây bắc của Sindh, mà Hoàng tử Susima là thống đốc. Takshashila là một nơi bất ổn bởi dân số Ấn-Hy Lạp hiếu chiến và sự điều hành kém cỏi của bản thân Susima. Điều này đã tạo nên sự thành lập của các sứ quân khác nhau tạo ra nổi loạn. Ashoka tuân lệnh và lên đường đền vùng có biến. Khi tin tức về A-dục đem quân tiến đánh lan đến, anh được chào đón bởi các sứ quân và cuộc nổi loạn kết thúc mà không cần một trận đánh nào. (Tỉnh này nổi loạn một lần nữa dưới triều A-dục vương, nhưng lần này cuộc nổi dậy bị dập tắt với một bàn tay sắt).
Sự thành công của A-dục làm các người anh cùng cha khác mẹ thêm lo lắng là anh muốn lên ngôi, và nhiều lời sàm tấu từ Susima khiến Bindusara gửi A-dục đi đày. Anh đi vào vùng Kalinga và mai danh ẩn tích. Nơi đó anh gặp một cô gái đánh cá tên là Kaurwaki, họ yêu nhau; các bản khắc đá tìm ra gần đây cho thấy cô ta trở thành hoàng hậu thứ hai hay thứ ba của anh.
Trong khi đó, lại có một cuộc nổi loạn ở vùng Ujjain. Hoàng đế Bindusara triệu tập A-dục về sau hai năm đi đày. A-dục tiến về Ujjain và bị thương trong trận chiến sau đó, nhưng các tướng của anh đã dập tắt cuộc nổi loạn. A-dục được chữa trị ở một nơi bí mật để các tay chân của Susima không thể làm hại. Anh được chữa trị bởi các nhà sư Phật giáo. Chính nơi này là nơi anh lần đầu tiên biết được những lời dạy của Phật Thích-ca Mâu-ni, và cũng là nơi anh gặp nàng Devi xinh đẹp, là y tá riêng là cũng là con gái của một thương gia từ vùng Vidisha lân cận. Sau khi bình phục, anh cưới cô ta. A-dục, vào thời điểm đó, đã lập gia đình với Asandhimitra người là vương phi chính của ông trong nhiều năm cho đến khi bà mất. Bà có vẻ như là đã sống ở Pataliputra cả cuộc đời.
Năm sau trôi qua một cách bình yên và Devi chuẩn bị hạ sinh đứa con đầu lòng của ông. Vào thời gian đó, Hoàng đế Bindusara lâm bệnh và hấp hối. Một nhóm các đại thần dẫn đầu bởi Radhagupta, người chán ghét Susima, đã mời A-dục về để nối ngôi, mặc dù Bindusara ưa thích Susima hơn. Theo như truyền thuyết, trong một cơn giận Hoàng tử A-dục tấn công Pataliputra (Patna ngày nay), và giết chết tất cả các người anh cùng cha khác mẹ, kể cả Susima, và ném xác của họ vào một cái giếng ở Pataliputra. Không biết là vua cha Bindusara đã qua đời hay chưa vào lúc đó. Vào giai đoạn đó của cuộc đời ông, nhiều người gọi ông là Chanda Ashoka nghĩa là kẻ giết người bất nhân Ashoka. Truyền thuyết Phật giáo đã vẽ lên một bức tranh đẫm máu bạo lực về các hành động của ông vào thời gian đó. Đa số là không đáng tin cậy, và nên được đọc như là các yếu tố làm nền để làm nổi bật lên sự chuyển hóa trong A-dục vương mà Phật giáo đem lại sau này.
Sau khi lên ngôi, Ashoka mở rộng đế chế trong tám năm sau đó: đất nước mở rộng để bao gồm một vùng trải từ biện giới ngày nay của Bangladesh và bang Assam của Ấn Độ, ở phía đông, đến các vùng đất ngày nay là Iran và Afghanistan, ở phía tây, và từ Nút thắt Pamir ở phía bắc đến tận mũi của bán đảo của vùng phía nam Ấn Độ. Vào thời điểm đó của cuộc đời ông, ông được gọi là Chakravarti mà theo nghĩa đen là "Chuyển luân vương" (nghĩa rộng là hoàng đế). Vào khoảng thời gian đó, hoàng hậu Phật giáo Devi đã hạ sinh hai người con, Hoàng tử Mahindra và Công chúa Sanghamitra.
Phần đầu của triều đại của vua A-dục rõ ràng là khá đẫm máu. A-dục liên tục tổ chức các chiến dịch, chinh phạt hết vùng đất này đến vùng đất khác và mở rộng đáng kể đế chế Maurya đã khá rộng lớn và tích trữ thêm của cải. Cuộc chinh phạt cuối cùng là bang Kalinga nằm trên bờ biển phía đông Ấn Độ trong vùng ngày nay là Orissa. Kalinga tự hào với chủ quyền và nền dân chủ; với nền dân chủ kết hợp vua - nghị viện, khá là đặc biệt trong xứ Bharata cổ đại, vì nơi đó đã tồn tại khái niệm Rajdharma, nghĩa là nghĩa vụ của người cầm quyền, được đan xen đến mức như là bản chất của khái niệm về sự dũng cảm và Kshatriya dharma.
Nguyên nhân khởi đầu cuộc chiến tranh Kalinga (265 TCN hoặc 263 TCN) là không rõ ràng. Một trong những người anh của vua A-dục - và có lẽ là người ủng hộ Susima - có lẽ là bỏ chạy về phía Kalinga và chính thức lánh nạn ở nơi đó. Điều này đã làm A-dục nổi giận. Ông được khuyên bởi các quan đại thần nên tấn công Kalinga cho hành động phản bội đó. A-dục sau đó đã yêu cầu hoàng gia Kalinga đầu hàng. Khi họ coi thường tối hậu thư đó, A-dục gửi một trong các tướng lĩnh của mình đến Kalinga để buộc họ đầu hàng.
Tuy nhiên, vị tướng và các quân lính của ông ta đã bị đánh bật ra thông qua những chiến thuật tài tình của tổng tư lệnh xứ Kalinga. Vua A-dục, nổi đóa bởi sự thất bại này, đã tấn công với cuộc xâm lăng lớn nhất trong lịch sử Ấn Độ đã ghi lại cho đến lúc đó. Kalinga đã chống cự mãnh liệt, nhưng họ không phải là đối thủ của quân lực hùng hậu của A-dục với các vũ khí mạnh hơn cùng các tướng sĩ nhiều kinh nghiệm hơn. Toàn bộ Kalinga bị cưỡng đoạt và tiêu diệt: các khuyến dụ của A-dục này nói rằng khoảng 100.000 người thiệt mạng phía Kalinga và 10.000 từ quân đội của A-dục; hàng ngàn người bị trục xuất.
Quy y Tam bảo
Theo như truyền thuyết, một ngày sau khi cuộc chiến kết thúc vua A-dục cưỡi ngựa dạo quanh phía đông thành phố và tất cả những gì mà ông có thể thấy là những căn nhà cháy rụi và những xác người rải rác khắp nơi. Cảnh tượng này làm ông cảm thấy khó ở và ông thốt lên câu nói nổi tiếng, "Ta đã làm gì thế này? ". Sự tàn bạo của cuộc chinh phạt đã làm ông chuyển hóa sang Phật giáo và sử dụng vị trí của mình để truyền bá triết lý tương đối mới này lên đỉnh cao, đến mức như là La Mã cổ đại và Ai Cập.
Cũng theo truyền thuyết, cũng có một yếu tố khác đã dẫn dắt vua A-dục đến Phật giáo. Một công chúa Maurya - vợ của một trong những người anh trai của A-dục (đã bị ông xử tử) chạy trốn khỏi dinh thự với một tỳ nữ, lo sợ cho đứa con chưa ra đời. Trải qua một hành trình dài, công chúa đang mang thai ngã gục dưới một gốc cây trong rừng, và người tỳ nữ chạy đến ngôi đền gần đó để nhờ một thầy tu hay thầy thuốc đến giúp. Trong khi đó, dưới gốc cây, công chúa hạ sinh một người con trai. Hoàng tử trẻ tuổi được nuôi nấng và dạy dỗ bởi những Brahmin trong ngôi đền. Sau này, khi cậu khoảng mười ba tuổi, cậu tình cờ gặp A-dục, ông ngạc nhiên khi thấy một cậu bé nhỏ tuổi như vậy ăn mặc như một nhà hiền triết. Khi cậu bé bình thản tiết lộ thân thế của mình, có vẻ như là A-dục xúc động vì hối hận và lòng thương cảm, và cho dời cậu bé và mẹ cậu về lại hoàng cung.
Trong khi đó Hoàng phi Kavi, một người theo Phật giáo, và nuôi dạy các con theo tín ngưỡng đó, và rõ ràng là đã rời bỏ A-dục sau khi bà chứng kiến những việc tàn bạo xảy ra tại Kalinga. Vua A-dục đau khổ vì điều này, và được khuyên bởi người cháu của mình (người lớn lên trong đền thờ và mang tính thầy tu nhiều hơn là hoàng tử) quy thuận theo đạo pháp (dharma) và tránh xa chiến tranh. Hoàng tử Mahindra và công chúa Sanghamitra, con của Hoàng hậu Devi, chán ghét bạo lực và cảnh đổ máu, nhưng biết rằng chiến tranh trong hoàng gia sẽ là một phần của cuộc đời họ. Do đó họ xin phép A-dục gia nhập với các nhà sư Phật giáo, mà A-dục miễn cưỡng chấp nhận. Hai người này đã thiết lập Phật giáo ở Ceylon (bây giờ là Tích Lan).
Từ thời điểm đó vua A-dục, người đã từng được miêu tả như là "A-dục ác vương" (Chandashoka), bắt đầu được mô tả như là "A-dục sùng đạo" (Dharmashoka). Ông cho lan truyền trường phái Vibhajjvada của Phật giáo và thuyết pháp giáo lý trong vương quốc của mình cũng như ra khắp thế giới từ khoảng 250 TCN. A-dục vương do vậy được khẳng định là người có những cố gắng nghiêm túc đầu tiên để phát triển một chính sách Phật giáo.
Qua đời và di sản
Vua Ashoka trị vì xấp xỉ trong bốn mươi năm, và sau khi ông qua đời, triều đại
Maurya chỉ tồn tại thêm được năm mươi năm nữa. Ông có nhiều vợ và con, nhưng tên tuổi của phần lớn trong số họ đã bị quên lãng cùng năm tháng.
Mahindra (Ma-hi-đà) và Sanghamitta (Tăng-già-mật-đa) là 2 người con nổi tiếng nhất của ông, ngày nay vẫn còn được nhớ đến. Họ là cặp song sinh hạ sinh bởi người vợ thứ nhất của ông là Devi ở thành phố Ujjain. Ông đã cho họ xuất gia theo đạo Phật, và 2 người này đã góp công truyền đạo Phật đến khắp thế giới. Mahindra và Sanghamitra đã đi đến Sri Lanka và truyền đạo cho vua, hoàng hậu và người dân xứ đó theo đạo Phật. Mahindra có lẽ cũng là chủ tọa của Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ tư tại Sri Lanka.[8] Còn Tỳ-kheo-ni Sanghamitta (Tăng-già-mật-đa) thì đã mang theo 1 nhánh cây chiết từ Cội Bồ-đề (Phật Thích Ca đã ngồi dưới gốc cây bồ đề đó vào đêm ngài đạt tới giác ngộ) đem đến trồng ở Anuradhapura, sau này nhánh cây phát triển thành một cây to và người dân Sri Lanka gọi đây là "Cây Bồ Đề Vĩ Đại Cát Tường". Cho tới nay, trải qua gần 2.300 năm, Cây Bồ Đề Vĩ Đại vẫn sống tươi tốt và được người Sri Lanka coi là quốc bảo. Rất nhiều nhánh từ cây này đã được chiết để gửi đi trồng ở chùa chiền khắp nơi trên thế giới. Ngày nay vào ngày rằm tháng 11 âm lịch, Phật tử khắp nơi trong đảo quốc Sri Lanka vẫn hành lễ tưởng niệm công lao của Ma-hi-đà và Tăng-già-mật-đa[9]
Trong những năm tháng tuổi già, ông có vẻ chịu sự thao túng của người vợ trẻ nhất tên là Tishyaraksha. Người ta kể rằng bà ta đã làm cho hoàng tử Kunala, quan nhiếp chính ở Takshashila, bị mù bởi những âm mưu xảo trá.
Kanula được tha tội tử hình và trở thành một người hát rong đi cùng với
người vợ yêu của ông ta là Kanchanmala. Ở thành phố Pataliputra, vua Ashoka nghe lời hát của Kunala, và nhận ra rằng sự bất hạnh của Kunala có thể là sự trừng phạt của những tội lỗi trong quá khứ của nhà vua và kết tội chết Tishyaraksha, phục hồi Kunala về lại triều đình. Kunala được kế vị bởi con ông ta, Samprati. Nhưng triều đình của ông không kéo dài sau khi Ashoka qua đời.
Quốc huy của Ấn Độ là bản sao của cột đá Ashoka. Triều đại Maurya của vua Ashoka thể dễ dàng biến mất vào lịch sử với nhiều năm tháng trôi qua và có lẽ sẽ như vậy, nếu như ông đã không để lại chứng cứ về những thành công của ông. Những bằng chứng về vị vua khôn ngoan này đã được khám phá dưới dạng những cột đá được chạm khắc lộng lẫy và những tảng đá khắc những tranh vẽ và những lời răn dạy. Những gì Ashoka để lại là ngôn ngữ viết đầu tiên ở Ấn Độ kể từ thành phố cổ đại Harappa. Không hẳn là Sanskrit, ngôn ngữ dùng trong các bản khắc đá là dạng ngôn ngữ nói thời đó gọi là Prakrit.
Vào năm 185 TCN, khoảng năm mươi năm sau khi vua Ashoka qua đời, vị vua cuối cùng của Maurya, Brhadrata, bị giết hại một cách tàn bạo bởi tổng tư lệnh của quân đội Maurya, Pusyamitra Sunga, trong khi vua đang duyệt hàng quân danh dự. Pusyamitra Sunga thiết lập triều đại Sunga (185 TCN-78 TCN) và cai trị chỉ một phần của Đế chế Maurya. Đa phần lãnh thổ phía tây bắc của Đế chế Maurya (ngày nay là Iran, Afghanistan và Pakistan) trở thành Vương quốc Ấn-Hy Lạp (tiếng Anh: Indo-Greek Kingdom).
Khi Ấn Độ giành lại được độc lập từ Đế quốc Anh nước này đã mô phỏng quốc huy của Ashoka thành quốc huy chính thức, đặt Dharmachakra (Bánh xe của các Nghĩa vụ Chính nghĩa) trên nhiều cột đá trên lá cờ của quốc gia vừa giành được độc lập.
The Legend of King Asoka (1989) của John S. Strong.
Asoka (1923) của D.R. Bhandarkar.
Ashoka, The Great của B. K. Chaturvedi.
Asoka của Mookerji Radhakumud.
King Aśoka and Buddhism Historical And Literaray Studies của Anuradha Seneviratna.
To Uphold the World: The Message of Ashoka and Kautilya for the 21st Century (2008) của Bruce Rich.
Asoka and His Inscriptions của Beni Madhab Barua.
Asoka's Edicts (1956) của A. C. Sen.
Nguồn
Swearer, Donald. Buddhism and Society in Southeast Asia (Chambersburg, Pennsylvania: Anima Books, 1981) ISBN 0-89012-023-4
Thapar, Romila. Aśoka and the decline of the Mauryas (Delhi: Oxford: Oxford University Press, 1997, 1998 printing, c1961) ISBN 0-19-564445-X
Nilakanta Sastri, K. A. Age of the Nandas and Mauryas (Delhi: Motilal Banarsidass, [1967] c1952) ISBN 0-89684-167-7
Bongard-Levin, G. M. Mauryan India (Stosius Inc/Advent Books Division tháng 5 năm 1986) ISBN 0-86590-826-5
Govind Gokhale, Balkrishna. Asoka Maurya (Irvington Pub tháng 6 năm 1966) ISBN 0-8290-1735-6
Chand Chauhan, Gian. Origin and Growth of Feudalism in Early India: From the Mauryas to AD 650 (Munshiram Manoharlal tháng 1 năm 2004) ISBN 81-215-1028-7
Keay, John. India: A History (Grove Press; 1 Grove Pr edition 10 tháng 5 năm 2001) ISBN 0-8021-3797-0
Falk, Harry. Asokan Sites and Artefacts - A Source-book with Bibliography (Mainz: Philipp von Zabern, [2006]) ISBN 978-3-8053-3712-0
Ahir, D. C. (1995). Asoka the Great. Delhi: B. R. Publishing.
Bhandarkar, D.R. (1969). Aśoka (ấn bản thứ 4). Calcutta: Calcutta University Press.
Bongard-Levin, G. M. Mauryan India (Stosius Inc/Advent Books Division May 1986) ISBN 0-86590-826-5
Chauhan, Gian Chand (2004). Origin and Growth of Feudalism in Early India: From the Mauryas to AD 650. Munshiram Manoharlal, Delhi. ISBN 978-81-215-1028-8
Durant, Will (1935). Our Oriental Heritage. New York: Simon and Schuster.
Falk, Harry. Asokan Sites and Artefacts – A Source-book with Bibliography (Mainz: Philipp von Zabern, [2006]) ISBN 978-3-8053-3712-0
Gokhale, Balkrishna Govind (1996). Asoka Maurya (Twayne Publishers) ISBN 978-0-8290-1735-9
Hultzsch, Eugene (1914). The Date of Asoka, The Journal of the Royal Asiatic Society of Great Britain and Ireland (Oct. 1914), pp. 943–951. Article stable URL.
Keay, John. India: A History (Grove Press; 1 Grove Pr edition ngày 10 tháng 5 năm 2001) ISBN 0-8021-3797-0
Mookerji, Radhakumud (1962). Aśoka (ấn bản thứ 3). Delhi: Motilal Banarsidas.
Nikam, N. A.; McKeon, Richard (1959). The Edicts of Aśoka. Chicago: University of Chicago Press.
Sastri, K. A. Nilakanta (1967). Age of the Nandas and Mauryas. Reprint: 1996, Motilal Banarsidass, Delhi. ISBN 978-81-208-0466-1
Singh, Upinder (2012). "Governing the State and the Self: Political Philosophy and Practice in the Edicts of Aśoka," South Asian Studies, 28:2 (University of Delhi: 2012), pp. 131–145. Article stable URL.
Swearer, Donald. Buddhism and Society in Southeast Asia (Chambersburg, Pennsylvania: Anima Books, 1981) ISBN 0-89012-023-4
Thapar, Romila. (1973). Aśoka and the decline of the Mauryas. 2nd Edition. Oxford University Press, Reprint, 1980. SBN 19-660379 6.
von Hinüber, Oskar. (2010). "Did Hellenistic Kings Send Letters to Aśoka?" Journal of the American Oriental Society, 130:2 (Freiburg: 2010), pp. 261–266.
MacPhail, James Merry: "Asoka", Calcutta: The Associative Press; Luân Đôn: Oxford University Press 1918 PDF (5.9 MB)
The Biographical Scripture of King Aśoka, transl. Li Rongxi. Berkeley: Numata Buddhist Research Center, 1993.
Ahir, D. C. (1995). Asoka the Great. Delhi: B. R. Publishing.
Bhandarkar, D.R. (1969). Aśoka (ấn bản thứ 4). Calcutta: Calcutta University Press.
Bongard-Levin, G. M. Mauryan India (Stosius Inc/Advent Books Division May 1986) ISBN 0-86590-826-5
Chauhan, Gian Chand (2004). Origin and Growth of Feudalism in Early India: From the Mauryas to AD 650. Munshiram Manoharlal, Delhi. ISBN 978-81-215-1028-8
Durant, Will (1935). Our Oriental Heritage. New York: Simon and Schuster.
Falk, Harry. Asokan Sites and Artefacts – A Source-book with Bibliography (Mainz: Philipp von Zabern, [2006]) ISBN 978-3-8053-3712-0
Gokhale, Balkrishna Govind (1996). Asoka Maurya (Twayne Publishers) ISBN 978-0-8290-1735-9
Hultzsch, Eugene (1914). The Date of Asoka, The Journal of the Royal Asiatic Society of Great Britain and Ireland (Oct. 1914), pp. 943–951. Article stable URL.
Keay, John. India: A History (Grove Press; 1 Grove Pr edition ngày 10 tháng 5 năm 2001) ISBN 0-8021-3797-0
Mookerji, Radhakumud (1962). Aśoka (ấn bản thứ 3). Delhi: Motilal Banarsidas.
Nikam, N. A.; McKeon, Richard (1959). The Edicts of Aśoka. Chicago: University of Chicago Press.
Sastri, K. A. Nilakanta (1967). Age of the Nandas and Mauryas. Reprint: 1996, Motilal Banarsidass, Delhi. ISBN 978-81-208-0466-1
Singh, Upinder (2012). "Governing the State and the Self: Political Philosophy and Practice in the Edicts of Aśoka," South Asian Studies, 28:2 (University of Delhi: 2012), pp. 131–145. Article stable URL.
Swearer, Donald. Buddhism and Society in Southeast Asia (Chambersburg, Pennsylvania: Anima Books, 1981) ISBN 0-89012-023-4
Thapar, Romila. (1973). Aśoka and the decline of the Mauryas. 2nd Edition. Oxford University Press, Reprint, 1980. SBN 19-660379 6.
von Hinüber, Oskar. (2010). "Did Hellenistic Kings Send Letters to Aśoka?" Journal of the American Oriental Society, 130:2 (Freiburg: 2010), pp. 261–266.
MacPhail, James Merry: "Asoka", Calcutta: The Associative Press; Luân Đôn: Oxford University Press 1918 PDF (5.9 MB)
^ abJerry Bentley, Old World Encounters: Cross-Cultural Contacts and Exchanges in Pre-Modern Times (New York: Oxford University Press, 1993), 44.
^Jerry Bentley, Old World Encounters: Cross-Cultural Contacts and Exchanges in Pre-Modern Times (New York: Oxford University Press, 1993), 45.
^Jerry Bentley, Old World Encounters: Cross-Cultural Contacts and Exchanges in Pre-Modern Times (New York: Oxford University Press, 1993), 46. "Ashoka regarded Buddhism as a doctrine that could serve as a cultural foundation for political unity."
Mohamed Abdel-Shafy oleh Anna Nassi, 2018Informasi pribadiNama lengkap Mohamed Abdel-ShafyTanggal lahir 1 Juli 1985 (umur 38)Tempat lahir Kairo, MesirTinggi 171 cm (5 ft 7 in)Posisi bermain BekInformasi klubKlub saat ini Al AhlyNomor 13Karier senior*Tahun Tim Tampil (Gol)2015 – Al Ahly 35 (0)Tim nasional2009 – Mesir 55 (1) * Penampilan dan gol di klub senior hanya dihitung dari liga domestik Mohamed Abdel-Shafy (lahir 1 Juli 1985) adalah seorang pemain sepak bola berke...
BG Junction BG Junction adalah sebuah mal di kota Surabaya, Jawa Timur, Indonesia. Dahulu mal ini sebenarnya bernama Bubutan Golden Junction. Para developer dari tempat belanja ini adalah PT Sentral Supel Perkasa yang merupakan anak perusahaan dari Keppel Land Singapura. Mereka kemudian mengubah namanya menjadi BG Junction. Di lantai 9 mal ini juga terdapat Choice City Hotel yang dibuka pada tanggal 26 Maret 2018. Sejarah Setelah pusat perbelanjaan pada era 70an dan 80an bernama Wijaya terbak...
يفتقر محتوى هذه المقالة إلى الاستشهاد بمصادر. فضلاً، ساهم في تطوير هذه المقالة من خلال إضافة مصادر موثوق بها. أي معلومات غير موثقة يمكن التشكيك بها وإزالتها. (ديسمبر 2018) عذيقة - قرية - تقسيم إداري البلد اليمن المحافظة محافظة صنعاء المديرية مديرية الحصن السكان ا
American writer Holly Meade (b. Winchester, Massachusetts, September 14, 1956 - d. June 28, 2013) was an American artist best known for her woodblock prints and for her illustrations for children's picture books.[1][2] Meade's illustrations for Hush!: A Thai Lullaby (1996, Orchard Books,) by Minfong Ho won a 1997 Caldecott Honor for illustration.[3] John Willy and Freddy McGee (Marshall Cavendish, 1998,) which Meade both wrote and illustrated, was an honoree for the Ch...
هذه المقالة يتيمة إذ تصل إليها مقالات أخرى قليلة جدًا. فضلًا، ساعد بإضافة وصلة إليها في مقالات متعلقة بها. (يوليو 2019) فرناندا برانداو معلومات شخصية الميلاد 3 مايو 1983 (40 سنة)[1] بيلو هوريزونتي مواطنة البرازيل الحياة العملية المهنة مغنية مؤلفة، وراقصة، �...
Ця стаття не містить посилань на джерела. Ви можете допомогти поліпшити цю статтю, додавши посилання на надійні (авторитетні) джерела. Матеріал без джерел може бути піддано сумніву та вилучено. (січень 2019) Command Prompt (cmd.exe) Командний рядок у Windows 11 Консоль операційної систем...
German philosopher and Protestant theologian (1716-1775) Christian August Crusius Christian August Crusius (10 January 1715 – 18 October 1775) was a German philosopher and Protestant theologian. Biography Crusius was born in Leuna in the Electorate of Saxony. He was educated at the University of Leipzig, and became professor of theology there in 1750, and principal in 1773.[1] Crusius first came to notice as an opponent of the philosophy of Gottfried Leibniz and Christian Wolff ...
Statement of Iranian policy Ali Khamenei, Supreme Leader of Iran Part of a series on theNuclear program of Iran Timeline Facilities Arak Bushehr Darkhovin Fordow Natanz Isfahan Nuclear Technology/Research Center Karun atomic energy site Organizations Atomic Energy Organization of Iran Oghab 2 International Atomic Energy Agency P5+1 International agreements Non-Proliferation Treaty Additional Protocol 2013 interim agreement, Geneva 2015 prelim agreement, Lausanne 2015 final agreement, Vienna R...
Ukrainian artist Tetiana Protcheva is recognized as a Ukrainian master of embroidery. She has exhibited her masterpieces in the United States, Expo 2020 Dubai, EXPO 2005 Japan, EXPO 2010 Shanghai, Australia, Scotland, Israel, Japan, France, Brazil, Sweden and many other countries. In the summer of 2010, Tetiana represented Ukraine at EXPO 2010 in China.[1] Life and Work Protcheva was interested in embroidery since childhood. Her favorite colors and themes tell the ancient history of U...
Siempat NempuKecamatanKantor Kecamatan Siempat NempuPeta lokasi Kecamatan Siempat NempuNegara IndonesiaProvinsiSumatera UtaraKabupatenDairiPemerintahan • CamatMarhaban Kudadiri[1]Populasi (2021)[2] • Total20.241 jiwa • Kepadatan337/km2 (870/sq mi)Kode pos22261Kode Kemendagri12.11.04 Kode BPS1210070 Luas60,15 km²Desa/kelurahan13 desa Siempat Nempu adalah sebuah kecamatan yang berada di Kabupaten Dairi, provinsi Sumatera Utara,...
The Central Auditing Organization (Arabic: الجهاز المركزي للمحاسبات) is an independent auditing institution established in Egypt in 1942 as an instrument of public finance control. Originally created as the Divan of Accounting, its name was changed to Divan of Auditing in 1960, before acquiring its current designation in 1964. In 1995 it hosted XV INCOSAI, the fifteenth triennial convention of the International Organization of Supreme Audit Institutions.[1] Funct...
British catalogue retailer Argos LimitedFormerlyArgos Distributors Limited (1972–1999)[1]TypeSubsidiaryIndustryRetailFounded13 November 1972; 51 years ago (1972-11-13)FounderRichard TompkinsHeadquartersMilton Keynes, Buckinghamshire, EnglandNumber of locations883 (2019)[2]Area servedUnited KingdomKey peopleSimon Roberts (CEO)ProductsConsumer goodsRevenue £4.1 billion (2016)[2]Operating income £83.1 million (2016)[2]Number of employees29,76...
1985 American filmThe Sins of IlsaOriginal proposed movie posterDirected byRadley Metzger(as Stanley Paul)[1]Written byRadley Metzger(as Gene Borey);based on a novel by Iris Murdoch[1]Produced byRadley Metzger(as Peter Wolfe);Ava Leighton(as Idlewild Productions)[1]StarringHelga SvenSharon MoranEdited byJimmy McDonough[1]Distributed byAudubon Films (unreleased)Release dateMay 31, 1985 (US) (unreleaed)Running time96 minutes (US)CountryUnited StatesLanguageEnglis...
Church in Nicosia, CyprusChurch of the Holy CrossLocationNicosiaCountryCyprusDenominationRoman Catholic ChurchHistoryFounded1902 The Church of the Holy Cross[1] is a Roman Catholic parish located in the city of Nicosia in Cyprus.[2][3] The first church dedicated to the Holy Cross was built in 1642 and operated continuously until the late nineteenth century. In April 1900 a new church dedicated to the Holy Cross was financially supported in part by the Spanish Royal Fam...
Volume 14Album studio karya Koes PlusDirilisJanuari 1976 (1976-01)[1]Genre Pop rock Durasi29:45LabelRemacoKronologi Koes Plus Selalu di Hatiku(1975) Volume 14(1976) Pop Jawa Irama Melayu(1976) Volume 14 adalah album dari grup musik Koes Plus yang dirilis pada tahun 1976 di bawah label Remaco. Daftar lagu Sisi-ANo.JudulPenciptaPenyanyiDurasi1.Anak ManjaR. KoeswoyoTonny, Yon1:592.Nusantara VIIIYonTonny, Yok, Yon2:413.MaluYokTonny, Yon3:404.Penyanyi MudaMurryMurry, Tonny, Yon3:1...
كونتية برشلونة كونتية برشلونةComtat de Barcelona 801 – 1162 كونتية برشلونة في كتالونيا باللون الأحمر الفاتح والغامق في عهد ريموند برانجيه الرابع (آخر الكونتات قبل الانضمام إلى مملكة أراغون)، وتظهر باللون الأزرق مملكة أراغون، وباللون البرتقالي مملكة بلنسية ومملكة ميورقة. عاصمة ...
Former water pumping facility in Palatka, Florida United States historic placePalatka Water WorksU.S. National Register of Historic Places Show map of FloridaShow map of the United StatesLocation1101 Whitewater Dr Palatka, FloridaCoordinates29°38′59″N 81°37′47″W / 29.64972°N 81.62972°W / 29.64972; -81.62972NRHP reference No.100008739Added to NRHP13 March 2023[1] Palatka Water Works is a former water pumping facility in Palatka, Florida. Bu...
1998 compilation album by RosenstolzAlles GuteFront cover of original 1998 releaseCompilation album by RosenstolzReleasedApril 1998GenrePop, rock, chansonLength72:56LanguageGermanLabelPolydorRosenstolz chronology Raritäten(1997) Alles Gute(1998) Zucker(1999) Alternative coverFront cover of 2001 re-release Alles Gute (All the best) is a compilation album by German pop duo Rosenstolz, featuring a selection of songs from the early part of the band's career during the nineties. Following...
Canadian jazz pianist (1925–2007) For the U.S. Navy sailor and Medal of Honor recipient, see Oscar V. Peterson. For the American carver of fish decoys, see Oscar W. Peterson. Oscar PetersonCC CQ OOntIn Jazz at the Philharmonic with Norman Granz (1950s)Background informationBirth nameOscar Emmanuel PetersonBorn(1925-08-15)August 15, 1925Montreal, Quebec, CanadaDiedDecember 23, 2007(2007-12-23) (aged 82)Mississauga, Ontario, CanadaGenresJazzclassicalOccupation(s)MusiciancomposerInstrumen...
This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: Sultan-Khalil – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (July 2020) (Learn how and when to remove this template message) Sultan KhalilSultan Khalil in a miniature from the manuscript of Divan of Hidayat (1478)Sultan of the Aq QoyunluReign6 January 1478 – ...