Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

Cổng thông tin:Phật giáo

hệ thống tôn giáo, triết học khởi nguồn từ Thích-ca Mâu-ni

Phật

Tranh vẽ Di-lặc

Di-lặc là một vị Phật hay bồ-tát của Phật giáo. Trong Phật giáo Tây Tạng, Di-lặc được thờ cúng rất rộng rãi. Trong Phật giáo Trung Hoa, từ thế kỷ 10, hòa thượng Bố Đại được xem là hiện thân của Di-lặc. Điều này dẫn đến rất nhiều hình tượng Di-lặc bị khắc họa là một ông già to béo đang cười.

Theo kinh điển Phật giáo, Di-lặc là vị bồ-tát sẽ xuất hiện trên Trái Đất, đạt được giác ngộ hoàn toàn, giảng dạy Phật pháp, giáo hóa chúng sinh, và chứng ngộ thành Phật. Phật Di-lặc sẽ là vị Phật kế tiếp Đức Phật lịch sử Thích-ca Mâu-ni. Cõi giáo hóa của bồ-tát hiện nay là nội viên của cõi trời Đâu-suất. Bồ-tát Di-lặc được tiên tri sẽ giáng sinh trong kiếp giảm của tiểu kiếp, khi nhân thọ là 80.000 năm trở đi vào 5 đại kiếp về sau, tức khoảng hơn 5 tỉ năm nữa theo năm Trái Đất, khi Phật pháp đã hoàn toàn bị loài người lãng quên. Sự tích về Phật Di-lặc được tìm thấy trong các tài liệu kinh điển của tất cả các truyền thống Phật giáo, và được chấp nhận bởi hầu hết các Phật tử như là một sự kiện sẽ diễn ra khi Phật pháp đã bị lãng quên trên Trái Đất, và Bồ-tát Di-lặc sẽ là bậc giác ngộ Pháp và thuyết lại cho chúng sinh, tương tự như những vị Phật lịch sử đã làm trong quá khứ.

Pháp

Tượng sư Kūya đang niệm Phật

Niệm Phật là pháp môn tu tập trọng tâm của Tịnh độ tông, nhưng bản thân pháp môn cũng không bị giới hạn trong riêng tông phái này. Trong bối cảnh tu tập của Tịnh độ tông, niệm Phật thường được thể hiện dưới dạng lặp lại danh hiệu của Phật A-di-đà trong một nghi lễ, mặc dù trong một số bối cảnh, nó có thể đề cập tới một thực hành thiền định. Niệm Phật là bản dịch của buddhānusmṛti trong tiếng Phạn, có nghĩa là "hồi ức về Đức Phật".

Niệm Phật giống như một phương pháp thực hành thiền-hình dung hơn là việc trì tụng những lời nói mang đặc tính giải thoát như những gì mà Tịnh độ tông đã thực hành. Trong hầu hết các truyền thống Tịnh độ còn tồn tại, việc niệm danh hiệu Phật A-di-đà một cách chánh niệm được xem là một phương pháp giúp một người được tái sinh vào cõi Tịnh độ Cực lạc của Phật A-di-đà. Những người tu tập cho rằng, hành động này sẽ giúp loại bỏ những ác nghiệp có thể cản trở bước tiến tới Phật quả của một người. Cực lạc là nơi mà người ta có thể giác ngộ mà không phải bị phân tâm bởi những đau khổ trong cuộc sống của mình.

Tăng

Đường Tăng, tranh vẽ trong Thạch thất Đôn Hoàng

Huyền Trang là một cao tăng Trung Quốc, một trong bốn dịch giả lớn nhất, chuyên dịch kinh sách tiếng Phạn ra tiếng Hán. Nhà sư cũng là người sáng lập Pháp tướng tông, một dạng của Duy thức tông tại Trung Quốc. Danh hiệu Tam Tạng được giới tăng sĩ tôn xưng để tôn vinh ông là người tinh thông cả Tam tạng Kinh điển Phật giáo.

Khoảng đầu thế kỉ 7, kinh sách Phật giáo của Trung Quốc gồm có vô số những bản dịch, văn bản chữ Hán; đại diện và làm nền tảng cho nhiều quan điểm đối chọi nhau. Tất cả đều tự nhận mình là "Phật giáo". Trên một chừng mức nhất định, Phật giáo Trung Quốc của thế kỉ thứ sáu có thể được xem là một trường tranh cãi giữa các trường phái của Duy thức tông, tức là giáo phái được ghi lại trong các tác phẩm của Vô Trước và Thế Thân. Thế nhưng, các điểm chi tiết của hệ thống này, cả về mặt cơ bản lẫn luận giải, là đối tượng của những cuộc tranh cãi triền miên. Mặc dù nhà vua cấm Huyền Trang ra đi, sư vẫn lên đường, trải qua nhiều gian khổ trên đường băng qua núi non và sa mạc, đối diện với đói khát và giặc cướp, và cuối cùng sau một năm, sư tới Ấn Độ. Huyền Trang ở lại Ấn Độ nhiều năm để học tập với những vị thầy danh tiếng nhất, chiêm bái các thánh tích và tham gia vào các cuộc tranh luận với những Phật tử và ngoại đạo, đả bại tất cả những đối thủ và trở nên nổi tiếng là một nhà tranh luận cứng rắn. Sau một loạt tranh luận với hai đại diện của Trung quán tông, sư viết một bài luận giải bằng tiếng Phạn với ba ngàn câu kệ nói về "Điểm không khác biệt giữa Trung quán và Duy thức" mà ngày nay không còn. Sau khi hứa với Giới Hiền, thầy dạy của sư tại đại học Nalanda, là sẽ trình bày lý luận của Dignāga tại Trung Quốc, sư trở về quê hương với hơn 600 bộ kinh luận viết bằng tiếng Phạn.

Hình ảnh

Tượng Phật Thích-ca đang giữ ấn Chuyển pháp luân tại Bảo tàng Sarnath
Ảnh: Tevaprapas

Kinh điển

Kim Quang Minh Kinh bằng Kanji

Kinh Kim Quang Minh là một kinh điển Phật giáo của phái Bắc Tông. Kim Quang Minh Kinh là bộ kinh phổ biến và được mệnh danh là bản kinh Hộ Quốc ở các nước Phật giáo theo truyền thống Đại Thừa như Trung Hoa, Triều Tiên, Việt Nam và đặc biệt là Nhật Bản.

Tông phái

Tịnh độ tông là một pháp môn quyền khai của Phật giáo, trường phái này được lưu hành rộng rãi tại Trung Quốc, Nhật BảnViệt Nam do cao tăng Trung Quốc Huệ Viễn sáng lập và được Hōnen phát triển tại Nhật. Mục đích của Tịnh độ tông là tu học nhằm được tái sinh tại cõi Cực lạc Tịnh độ của Phật A-di-đà.

Đặc tính của tông này là lòng tin nhiệt thành nơi Phật A-di-đà và sức mạnh cứu độ của vị Phật này, là vị đã thệ nguyện cứu độ mọi chúng sinh quán tưởng đến mình. Vì thế chủ trương tông phái này có khi được gọi là "tín tâm", thậm chí có người cho là "dễ dàng", vì chỉ trông cậy nơi một lực từ bên ngoài là Phật A-di-đà. Phép tu của Tịnh độ tông chủ yếu là niệm danh hiệu Phật A-di-đà và quán tưởng cực lạc. Ba bộ kinh quan trọng của Tịnh Độ tông là: Vô lượng thọ, A-di-đàQuán Vô Lượng Thọ.

Trích dẫn

« 一切有爲法, 如夢幻泡影, 如露亦如電, 應作如是觀 »

Bài viết

Borobudur

Borobudur là một ngôi đền Phật giáo có niên đại từ thế kỷ thứ 9 toạ lạc ở Magelang, miền trung Java, Indonesia, là một trong những ngôi đền cũng như di tích Phật giáo lớn nhất thế giới. Ngôi đền có chín tầng, xếp chồng lên nhau bao gồm sáu vuông, ba tròn và trên cùng là một mái tròn. Ngôi đền được trang trí bằng 2672 tấm phù điêu chạm khắc nổi và 504 pho tượng Phật. Mái vòm trên cùng được bao quanh bởi 72 pho tượng Phật, mỗi tượng được đặt trong một phù đồ.

Thư mục

Tông phái

Thuật ngữ

Nhân vật

Kinh điển

Thánh địa

Nội dung khác : Lịch sử Phật giáo, Âm nhạc Phật giáo (+), Nghệ thuật Phật giáo

Kembali kehalaman sebelumnya