Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

Hecuba

Hecuba
Hoàng hậu thành Troy
Hecuba
Tên gọi khácHecabe, Dymantis
Nơi ngự trịPhrygia hoặc Thrace, sau này là thành Troy
Thông tin cá nhân
Cha mẹ(1) DymasEuagora hoặc Glaucippe hoặc Eunoë
(2) CisseusTelecleia
(3) Sangarius and Metope hoặc Euagora hoặc Glaucippe
Anh chị em(2) Theano
Phối ngẫu(i) Apollo
(ii) Priam
Hậu duệ(i) & (ii) TroilusHector
(ii) Paris, Cassandra, Helenus, Deiphobus, Laodice, Polyxena, Creusa, Polydorus, Polites, Antiphus, Pammon, HipponousIliona

Hecuba (/ˈhɛkjʊbə/; còn gọi là Hecabe; tiếng Hy Lạp cổ: Ἑκάβη, chuyển tự Hekábē, phát âm [hekábɛ:]) là một hoàng hậu trong thần thoại Hy Lạp, vợ của vua Priam thành Troy trong chiến tranh thành Troy.[1]

Gia đình

Cha mẹ

Các nguồn cổ đại đề cập về cha mẹ của Hecuba không giống nhau.[2] Theo Homer, Hecuba là con gái của vua Dymas thành Phrygia,[3] nhưng Euripides[4]Virgil[5] thì viết rằng bà là con gái của vua Cisseus thành Thrace. Nhà viết thần thoại Pseudo-Apollodorus lại đưa ra thêm thông tin: Cha mẹ của Hecuba có thể là thần sông SangariusMetope.[6][7]

Theo Suetonius, trong Tiểu sử 12 hoàng đế, hoàng đế Tiberius hay hỏi các nhà thông thái những câu hỏi khó về thần thoại cổ đại. Một trong những câu ông thích hỏi là: "Ai là mẹ của Hecuba?"[8]

Con cái

Hecuba có tất cả 19 người con. Một vài người trong số đó là các nhân vật chính trong Iliad của Homer, như chiến binh Hector, Paris, nữ tiên tri Cassandra. Hai người con Hector và Troilus[9] được đề cập rằng họ sinh ra bởi mối quan hệ của Hecuba với thần Apollo, do vậy Apollo là cha ruột của họ. Những người con khác của Hecuba sinh ra với vua Priam là Helenus, Deiphobus, Laodice, Polyxena, Creusa, Polydorus, Polites, Antiphus, Pammon, HipponousIliona.

Bảng so sánh về gia đình của Hecuba
Mối quan hệ Tên Nguồn
Hom. Euripides Diod. Virgil Ovid Apollod. Dictys
Iliad TW Hec. Aen. Met.
Cha mẹ Dymas
Cisseus
Sangarius và Metope
Phối ngẫu với Priam
Apollo
Anh chị em Asius
Con cái Hector
Deiphobus
Polyxena
Cassandra
Polydorus
Paris
Creusa
Laodice
Helenus
Pammon
Polites
Antiphus
Hipponous
Troilus

Thần thoại

Hecuba trong Iliad

Thi hài của Hector được đưa về thành Troy từ quân đội Hy Lạp, 180–200 SCN
Hecuba và Polyxena, tranh vẽ bởi Merry-Joseph Blondel

Hecuba xuất hiện tổng cộng sáu lần trong Iliad.

Hecuba trong các tác phẩm cổ đại khác

Pseudo-Apollodorus đề cập trong Bibliotheca rằng Hecuba có một người con trai tên là Troilus với vị thần Apollo. Một nhà tiên tri đã dự báo thành Troy sẽ không bị thất thủ nếu Troilus còn sống đến 20 tuổi. Troilus bị Achilles giết.

Hecuba còn là nhân vật chính trong hai vở kịch của Euripides: Những người phụ nữ thành TroyHecuba. Những người phụ nữ thành Troy nói về hậu quả sau việc thành Troy bị thất thủ, bao gồm cả việc Hecuba bị Odysseus bắt làm nô lệ. Nội dung trong vở kịch Hecuba cũng diễn ra ngay sau sự kiện đó. Polydorus, con trai út của Priam và Hecuba được gửi đến cho vua Polymestor để được bảo vệ an toàn khỏi cuộc chiến tranh. Nhưng khi thành Troy bị thất thủ, Polymestor đã giết Polydorus. Hecuba biết được điều này, và khi Polymestor đến thành Troy, Hecuba đã dùng thủ đoạn để làm mù mắt ông và giết chết hai người con trai của ông.[10]

Một câu chuyện khác kể rằng khi bà bị Odysseus bắt đi làm nô lệ, bà đã gầm gừ và nguyền rủa ông. Vì thế, các vị thần đã biến bà thành một con chó, cho phép bà được chạy trốn.

Hình ảnh

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Từ điển di sản tiếng Anh của người Mỹ, Tái bản lần thứ tư: "Hecuba" Lưu trữ 2012-03-23 tại Wayback Machine
  2. ^ Frazer's ghi chú số 21 trong Pseudo-Apollodorus, Bibliotheca, 3. 12. 5. In: Apollodorus, The Library, với bản dịch tiếng Anh của Sir James George Frazer, F.B.A., F.R.S. in 2 Volumes. Cambridge, Massachusetts, Nhà xuất bản Đại học Harvard; London, William Heinemann Ltd. 1921.
  3. ^ Iliad, 16. 715
  4. ^ Euripides, Hecuba, 3
  5. ^ Virgil, Aeneid 7. 320; 10. 705,
  6. ^ Pseudo-Apollodorus, Bibliotheca, 3. 12. 5
  7. ^ Hyginus, Fabulae, 91, 111, 249
  8. ^ Suetonius, Tiểu sử 12 hoàng đế, Chương 2 (Tiberius), đoạn thứ 72
  9. ^ Pseudo-Apollodorus, Bibliotheca 3. 12. 5 & E3. 32
  10. ^ "Hecuba", Đại học bang Washington

Tham khảo

Nguồn sơ cấp

Nguồn thứ cấp

  • Tsotakou-Karveli. Lexicon of Greek Mythology. Athens: Sokoli, 1990.

Liên kết ngoài

  •  “Hecuba” . Encyclopedia Americana. 1920.
Kembali kehalaman sebelumnya